Nghệ An xây dựng những điểm nhấn phát triển nông thôn mới

Sau 14 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Khắp các vùng quê, hình ảnh về những bản làng đẹp, nhà kiên cố, vườn đẹp, giao thông thuận lợi cùng những trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang… đã làm thay đổi căn bản diện mạo nhiều vùng nông thôn. Đời sống người nông dân và gắn liền với nền nông nghiệp ngày càng hiện đại.

potal-vua-rau-lon-nhat-nghe-an-vao-vu-tet-2025-7820946.jpg
Cánh đồng chuyên canh rau rộng hơn 400ha mang lại thu nhập ổn định cho hơn 2.000 hộ dân xã Minh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: TTXVN phát

Tại huyện Nam Đàn, cả hệ thống chính trị và người dân đang đồng lòng, quyết tâm xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hoá gắn với du lịch nhằm tạo ra nhiều điểm nhấn trong hành trình tham quan của du lịch trên địa bàn. Để đạt được mục tiêu trên, thời gian qua, các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện được quan tâm bảo tồn, trùng tu và phát huy hiệu quả, nhất là các di tích Quốc gia đặc biệt như: Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Khu di tích Cụ Phan Bội Châu, Đình Hoành Sơn; xây dựng, hoàn thiện công trình Đền Chung Sơn, cụm di tích Vua Mai Hắc Đế, Chùa Đại Tuệ... tạo ra nhiều điểm nhấn trong hành trình tham quan du lịch.

Trên địa bàn huyện đã hình thành được một số mô hình du lịch cộng đồng, trải nghiệm nông thôn như: mô hình vườn thực nghiệm sinh thái tại xã Nam Giang; trang trại hoa gắn du lịch trải nghiệm tại xã Kim Liên; mô hình du lịch sinh thái, trải nghiệm tại xã Nam Nghĩa; mô hình du lịch vườn đồi xã Nam Anh; mô hình sinh thái trải nghiệm tại xã Nam Cát...

Ông Nguyễn Quang Lộc - Chủ tịch UBND xã Kim Liên cho biết: Việc huy động được nhiều nguồn lực và tất cả mọi người dân tham gia là nhân tố quyết định thành công chương trình “Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu”, nên cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt chú trọng tuyên truyền, vận động người dân, nhằm phát huy nội lực và thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới.

Thời gian tới, Kim Liên tiếp tục đầu tư xây dựng những điểm nhấn trong khu dân cư như: kè các dãy ao sen, xây dựng xóm sáng - xanh - sạch - đẹp, đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển một số mô hình du lịch trải nghiệm, tham quan, học tập cộng đồng để thu hút du khách. Qua đó, góp phần đưa Kim Liên trở thành miền quê đáng sống và xứng đáng là quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đến nay, huyện Nam Đàn đã hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao. Huyện cũng đã đạt 40/42 nội dung của 5 tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu về “phát triển văn hóa gắn với du lịch”. Không riêng huyện Nam Đàn mà chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai hơn 1 thập kỷ qua trên địa bàn đã thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn tỉnh, được cả hệ thống chính trị vào cuộc và đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, tích cực tham gia; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng; diện mạo nông thôn ngày càng khang trang sạch đẹp.

Cùng với nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn tỉnh hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn lồng ghép từ nhiều chương trình, dự án và huy động các nguồn lực khác, địa phương đã xây dựng, nâng cấp gần 12.000 km đường giao thông với tổng kinh phí gần 15.000 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Lương – Chi cục Trưởng Chi cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Nghệ An, Phó Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Nghệ An cho biết: Từ quá trình xây dựng nông thôn mới cho thấy, mấu chốt vẫn là nhận thức và sự tham gia của người dân. Minh chứng cho vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới đó là tổng huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong năm 2021-2023 của tỉnh Nghệ An đạt trên 39.000 tỷ đồng; trong đó, có phần rất lớn từ sự đóng góp về ngày công, hiến đất làm đường và đóng góp kinh phí trong phong trào xây dựng nông thôn mới của người dân.

Với cách làm sáng tạo và huy động được sức dân, tính đến cuối năm 2024, tỉnh Nghệ An có 320/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 77,86%); trong đó có 103 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 10 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới: thành phố Vinh, Thị xã Thái Hoà, Nam Đàn, Yên Thành, Nghi Lộc, thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Diễn Châu, Hưng Nguyên. Bình quân tiêu chí cả tỉnh là 17,21 tiêu chí/xã. Toàn tỉnh cũng có gần 700 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP như: nước mắm, mật ong, bánh đa, kẹo cu đơ, các sản phẩm từ sen....

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã thổi làn gió mới làm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của tỉnh Nghệ An đến hết năm 2024 đạt 47,07 triệu đồng/người/năm; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1-1,5%; tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 93%; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 89,5%.

Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Qua đó, nông thôn mới cũng đã và đang hiện thực hóa “giấc mơ” tạo dựng nên những làng quê đáng sống với kinh tế phát triển, văn hóa truyền thống được bảo tồn song song với việc bồi đắp các giá trị văn hóa mới. Đời sống người dân được cải thiện và tinh thần làm chủ được phát huy.

Trịnh Duy Hưng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

nắng nóng, Hà Nội, thời tiết 18/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Thời tiết ngày 18/4/2025: Hà Nội có nơi nắng nóng trên 35 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 18/4, nhiều khu vực trong cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Riêng thủ đô Hà Nội có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Thanh niên - Lực lượng nòng cốt xây dựng nông thôn mới 4.0

Thanh niên - Lực lượng nòng cốt xây dựng nông thôn mới 4.0

Ngày 17/4, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và đề xuất giai đoạn 2026-2030.

Học sinh tại các xóm Săng Bờ, xóm Nưa, xóm Tham, xóm Lau Bai... thường phải dậy từ 5 giờ sángvà bắt đầu hành trình bằng thuyền để đến trường vì khoảng cách di chuyển rất xa. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Vùng cao Đà Bắc vượt khó, nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, ngành Giáo dục huyện Đà Bắc từng bước vượt khó mạnh mẽ, đạt được những kết quả đáng ghi nhận khi có 29/47 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó tất cả các trường tiểu học đều đạt chuẩn. Điều này đã và đang tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Hòa Bình.

Đẩy nhanh tiến độ 2 dự án thủy lợi trọng điểm tại Đắk Nông

Đẩy nhanh tiến độ 2 dự án thủy lợi trọng điểm tại Đắk Nông

Theo Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông, hiện tỉnh đang triển khai 2 dự án thủy lợi trọng điểm với tổng kinh phí gần 1.350 tỷ đồng. Đây là 2 dự án được triển khai tại 2 huyện Đắk Mil và Krông Nô, nơi tình trạng khô hạn có xu hướng ngày càng gay gắt trong các năm gần đây.

Giá xăng dầu tiếp tục giảm 2 phiên liên tiếp

Giá xăng dầu tiếp tục giảm 2 phiên liên tiếp

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4. Theo đó, giá các loại nhiên liệu gồm xăng RON95, E5RON92, dầu điêzen, dầu hoả tiếp tục giảm, riêng dầu madút tăng nhẹ.

Chống khô hạn, không để người dân Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước

Chống khô hạn, không để người dân Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước

Tình trạng khô hạn, thiếu nước đang diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm, từ tháng 4 -7, tình hình nắng nóng, khô hạn có khả năng xảy ra tại nhiều khu vưc, đặc biệt là khu vực phía Tây Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu...) và các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận, Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk.

Thanh Nưa - điểm sáng vùng biên sau chiến tranh

Thanh Nưa - điểm sáng vùng biên sau chiến tranh

Nằm trên tuyến Quộc lộ 12, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là địa danh lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ với Di tích đồi Độc Lập. Trải qua 71 năm, sau ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, từ mảnh đất chịu nhiều vết thương chiến tranh, Thanh Nưa nay đã “thay da đổi thịt” với nhiều khởi sắc, minh chứng cho sự đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây.

Từ tháng 5-7, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông

Từ tháng 5-7, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông

Nhận định xu thế thời tiết từ tháng 5 - 7, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm trên Biển Đông là 3,2 cơn, đổ bộ vào đất liền là 0,3 cơn).

Hà Nam ngăn chặn đám cháy rừng Ba Sao không để lan rộng

Hà Nam ngăn chặn đám cháy rừng Ba Sao không để lan rộng

Sáng 17/4, ông Nguyễn Thành Thăng, Chủ tịch UBND thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cho biết, đến khoảng 1h30 ngày 17/4, đám cháy rừng tại khu vực phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng đã tắt, không lan rộng sang các khu vực xung quanh. Do đám cháy xảy ra trên núi cao nên đến thời điểm này vẫn chưa thống kê đầy đủ diện tích đám cháy.

Thời tiết ngày 15/4: Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thời tiết ngày 17/4/2025: Vùng núi phía Tây Trung Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 17/4, nhiều khu vực có nắng, có nơi nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt trên 37 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đắk Nông tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án tại huyện Đắk Glong

Đắk Nông tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án tại huyện Đắk Glong

Việc đẩy nhanh tiến độ các dự án, từ đầu tư công cho tới các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, nổi bật là chồng lấn quy hoạch mỏ khoáng sản bô xít Đắk Nông và thực trạng huyện chưa có mỏ đất san lấp nào được cấp phép khai thác.

Xanh hóa “vùng đất khát” Ninh Thuận

Xanh hóa “vùng đất khát” Ninh Thuận

Nói đến Ninh Thuận thì hầu như ai cũng đều biết đến, đó là địa phương của “nắng và gió” với đặc trưng “gió như phang, nắng như rang”. Nắng chói chang từ trên trời đổ xuống, nắng từ đất bạc khô cằn hắt lên… đã làm cho Ninh Thuận gặp nhiều khó khăn về nguồn nước. Những năm về trước, mùa hạn đến là Ninh Thuận lại phải "gồng mình" tìm nguồn nước để cứu khát cho người dân ở một số địa phương, rất vất vả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao

Sáng 16/4, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa XIII do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề 1, trong đó nêu rõ tại Hội nghị Trung ương 11 các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng được bổ sung, hoàn thiện nội dung theo hướng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao, ngắn gọn, súc tích, có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời bảo đảm tính khái quát cao của Văn kiện Đại hội Đảng.

Vụ cháy rừng tại Vĩnh Phúc: Thiệt hại 20 ha rừng bạch đàn ở núi Ngang

Vụ cháy rừng tại Vĩnh Phúc: Thiệt hại 20 ha rừng bạch đàn ở núi Ngang

Liên quan đến vụ cháy rừng ở núi Ngang, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lưu Xuân Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Đạo Trù cho hay, chính quyền địa phương và ngành chức năng đã xác định ban đầu có 20ha rừng bạch đàn chủ yếu ở xã Đạo Trù (một phần ở xã Bồ Lý - Tam Đảo) bị thiệt hại.

Những vùng “đất thép” ở Ninh Thuận vươn mình mạnh mẽ

Những vùng “đất thép” ở Ninh Thuận vươn mình mạnh mẽ

50 năm sau Ngày giải phóng Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2025) và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận luôn phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Những vùng “đất thép” trong kháng chiến giờ đây đã khoác lên mình diện mạo mới, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Vẹn nguyên khát vọng thống nhất non sông ở vùng giới tuyến

Vẹn nguyên khát vọng thống nhất non sông ở vùng giới tuyến

Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) là giới tuyến chia cắt đất nước đằng đẵng suốt 21 năm (1954-1975), đã trở thành biểu tượng cho khát vọng thống nhất non sông. Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải ngày nay thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, là nơi giáp ranh giữa hai huyện Gio Linh ở bờ Nam và Vĩnh Linh ở bờ Bắc, tỉnh Quảng Trị.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 16/4/2025: Nắng bao trùm nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 16/4, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón Tết Chôl Chnăm Thmây trong niềm vui ấm áp

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón Tết Chôl Chnăm Thmây trong niềm vui ấm áp

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với trên 360 ngàn người, chiếm hơn 31% dân số của tỉnh. Những năm qua, với sự quan tâm và những chính sách hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng, đời sống của đồng bào Khmer Sóc Trăng đã thay đổi nhanh chóng, không ngừng nâng lên cả vật chất lẫn tinh thần.

Tầm nhìn quốc gia đặt trên “tâm tư tỉnh nhà”

Tầm nhìn quốc gia đặt trên “tâm tư tỉnh nhà”

Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo, nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu

Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo, nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu

Trên cơ sở định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại các Kết luận số 127-KL/TW, 130-KL/TW, 137-KL/TW và Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chính phủ đã nghiên cứu, hoàn thiện kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới, từ đó đề xuất các nguyên tắc tổ chức sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm xã, phường và đặc khu (không còn loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn).

Thắm tình quân – dân ở biên giới Kon Tum với chương trình xóa nhà tạm

Thắm tình quân – dân ở biên giới Kon Tum với chương trình xóa nhà tạm

Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, gần một năm qua, các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã chung sức, phối hợp cùng chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan xây dựng được 9 căn nhà cho người dân tuyến biên giới, giúp bà con ổn định nơi ở, tập trung phát triển kinh tế, đời sống gia đình; củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân - dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.