Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2: Mào Văn Hương bền bỉ với nghề điều dưỡng nơi vùng cao Tủa Chùa

Nhiệt tình, năng nổ và luôn tận tâm với nghề - đó là những nhận xét của đồng nghiệp khi nói về điều dưỡng Mào Văn Hương, Phó Trưởng Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ - Điều dưỡng, Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên). Anh là một trong những cá nhân của tỉnh Điện Biên được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trong năm 2023 vì có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2018 - 2022.

vna_potal_mao_van_huong__-_nguoi_dieu_duong_tan_tam_voi_nghe_7241953.jpg
Điều dưỡng Mào Văn Hương chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Mào Văn Hương là người dân tộc Thái, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất vùng cao huyện Tủa Chùa. Khi còn là học sinh, chứng kiến cảnh nhiều người dân tộc ăn lá ngón tự tử, ước mơ theo đuổi ngành Y để về chăm sóc, chữa bệnh cứu người trong anh càng thêm cháy bỏng. Năm 2006, sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Y tế tỉnh Điện Biên (nay là Trường Cao đẳng Y tế tỉnh), Mào Văn Hương về làm điều dưỡng viên tại Khoa Nội Nhi Lây, Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa.

Mào Văn Hương bộc bạch, trong suốt 18 năm công tác ở Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa, anh đã có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Một kỷ niệm không thể nào quên đó việc anh đã cứu sống một em bé người Mông sau khi ăn lá ngón để tự tử. Năm 2007, khi đang trực, nhận được tin báo có em bé ăn lá ngón tự tử, Hương nhanh chóng cùng ê kíp khẩn trương cấp cứu bệnh nhân.

Bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Y tế quá muộn, mọi chỉ số liên quan đến sự sống đã không còn. Kíp trực đã buông xuôi vì nghĩ bệnh nhân đã chết. Không bỏ cuộc, anh cố ở lại để cứu em bé bằng cách bóp bóng thở và liên tục ép tim bệnh nhân. “Lúc đó, nhìn bệnh nhân tím tái, tôi rất thương xót. Với suy nghĩ còn nước còn tát, tôi tiếp tục cấp cứu và cầu mong một phép màu sẽ đến với em ấy. Trong lúc tôi liên tục ép tim, em ấy bắt đầu thở và dần dần hồi phục trở lại. Em ấy đã được cứu sống, lúc ấy, tôi và mọi người đầy vui sướng”, Hương nhớ lại.

Sau kỷ niệm đáng nhớ ấy, Hương được nhiều đồng nghiệp mến mộ, tin yêu. Đặc biệt, Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa rất tin tưởng vào năng lực, sự tận tâm với nghề của anh nên đã cử anh đi học Cao đẳng, rồi lên Đại học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Không phụ lòng tin tưởng của lãnh đạo cơ quan, năm 2013, anh tốt nghiệp Đại học với bằng Cử nhân Điều dưỡng.

Với kiến thức có được, tại Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa, anh Hương đã tham mưu, giúp lãnh đạo, tổ chức triển khai và thực hiện tốt nội dung “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, tới cán bộ viên chức, người lao động trong toàn đơn vị. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới đã được áp dụng vào công tác chăm sóc bệnh nhân, giúp người bệnh bớt đau đớn, nhanh chóng bình phục mỗi khi đến điều trị tại Trung tâm. Hằng năm, anh còn tham mưu cho lãnh đạo mở các lớp tập huấn về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại Trung tâm, kỹ năng giao tiếp, triển khai các thông tư, văn bản của cấp trên tới các đồng nghiệp, tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo các mô hình bệnh từng khoa 1 lần/tháng; tổ chức báo cáo sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về thực hiện quy định điều lệ Hội điều dưỡng Việt Nam…

Theo anh Hương, một cán bộ y tế cần phải có tâm huyết, có đạo đức với nghề, thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức… có như vậy mới hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Phấn đấu vì sự hài lòng của người bệnh là mục tiêu xuyên suốt mà anh luôn đặt ra để thực hiện trong công việc của mình. Với anh, được chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh là trọng trách vô cùng lớn lao nhưng cũng là niềm vinh dự mà chỉ những người thầy thuốc mới có được. Chính vì lẽ đó, anh luôn nỗ lực hết mình, cố gắng làm thật tốt nhiệm vụ, tận tâm, tận lực để đem lại niềm vui cho người bệnh, coi đó chính là hạnh phúc của bản thân.

Bên cạnh công tác chuyên môn, điều dưỡng Mào Văn Hương còn tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học. Từ năm 2018 đến năm 2022, anh thực hiện 7 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Điển hình như Đề tài “Thực trạng dịch HIV/AIDS trên địa bàn huyện Tủa Chùa giai đoạn 2013-2015”, đã được Hội đồng khoa học Sở Y tế tỉnh Điện Biên thẩm định và công nhận đề tài cấp cơ sở năm 2016. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, anh Hương đã đưa ra được giải pháp quản lý giám sát đối tượng nhiễm HIV/AIDS một cách hữu hiệu, góp phần vào mục tiêu giảm lây truyền và giám sát phòng, chống HIV/AIDS. Đề tài “Thực trạng an toàn tiêm chủng tại các Trạm Y tế xã, Thị trấn huyện Tủa Chùa năm 2018” đã được Sở Y tế tỉnh Điện Biên công nhận kết quả nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm ngành Y tế năm 2018. Từ kết quả nghiên cứu, còn một số điểm tiêm chủng chưa đạt chuẩn, Hương đưa ra đề xuất với cấp chính quyền sửa chữa cho các điểm tiêm chủng đầy đủ về cơ sở vật chất như: xây dựng nhà các trạm y tế đã xuống cấp, xây dựng thêm phòng chờ, mua ghế ngồi chờ bệnh nhân, bồn rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay nhanh cho cán bộ y tế thực hiện tiêm chủng… để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng.

Trong quá trình công tác, với chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, anh được lãnh đạo cơ quan tin tưởng giao trọng trách Trưởng Phòng Điều dưỡng của Trung tâm. Anh đã tham mưu giúp Ban Giám đốc trong chỉ đạo, điều hành tổ chức triển khai các hoạt động chăm sóc người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn toàn Trung tâm, xây dựng và triển khai các hoạt động công tác chăm sóc người bệnh theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Điều dưỡng Việt Nam. Ngoài ra, anh còn trực tiếp hướng dẫn và chỉ đạo các cán bộ y tế của mình thay đổi từ mô hình phân công chăm sóc theo công việc, sang mô hình chăm sóc theo nhóm, người bệnh. Các bệnh nhân khi đến Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa đã được chăm sóc tận tình, được phục vụ chu đáo.

Là đồng nghiệp, bác sỹ Thào A Sùng luôn dành những tình cảm trân quý, sự kính trọng đối với điều dưỡng Mào Văn Hương, bởi lòng nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc của anh. Bác sỹ Sùng chia sẻ, anh Hương luôn dành thời gian nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ để triển khai đầy đủ, kịp thời cho hệ thống điều dưỡng của Trung tâm. Bên cạnh đó, anh luôn lắng nghe ý kiến từ cấp dưới để nắm bắt, chỉ đạo các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Qua 18 năm công tác trong ngành, anh Hương đã trải qua nhiều vị trí khác nhau, từ nhân viên điều dưỡng, rồi Trưởng Phòng Điều dưỡng, trước khi được cấp trên tin tưởng giao đảm nhiệm chức Phó Trưởng Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ - Điều dưỡng, từ tháng 7/2023 đến nay. Dù ở cương vị nào, anh đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Anh Hương đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở 7 năm liên tục từ năm 2016 đến năm 2022. Đặc biệt, năm 2023, anh được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác từ năm 2018 đến năm 2022 và Bằng khen của Bộ Y tế, Bằng khen, Giấy khen của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Y tế tỉnh Điện Biên.

Nhận xét về điều dưỡng Mào Văn Hương, bác sỹ Điêu Chính Thanh, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa khẳng định, điều dưỡng Hương là một người có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và rất tâm huyết với nghề. Trong nhiều năm qua, dù được phân công ở vị trí, nhiệm vụ nào, anh cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; tấm gương sáng về sự phấn đấu không ngừng nghỉ của Mào Văn Hương xứng đáng để bạn bè, đồng nghiệp noi theo...

Phan Quân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ vùng cao Pá Ma Pha Khinh xóa đói giảm nghèo

Phụ nữ vùng cao Pá Ma Pha Khinh xóa đói giảm nghèo

Nhờ mạnh dạn vay vốn đầu tư vào chăn nuôi gia súc, thủy sản, chị Lường Thị Tấc, dân tộc Thái, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Khoang, xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã vượt khó vươn lên, giúp đỡ nhiều chị em phát triển kinh tế; tích cực tham gia các phong trào tại địa phương.

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Hoàng Hoa Thám là một xã miền núi nằm ở phía đông bắc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây có nhiều tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp; địa hình, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng nên nguồn tài nguyên về hệ thực vật, động vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại làm cây thuốc. Sản xuất cây dược liệu tại địa phương là đang là hướng đi mới phù hợp với bà con sinh sống tại đây, vừa có thể mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với việc tái cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất trồng có hiệu quả hơn…

Điểu Kem - Người con của dân tộc S'tiêng với những cống hiến thầm lặng

Điểu Kem - Người con của dân tộc S'tiêng với những cống hiến thầm lặng

Trong những con người thầm lặng cống hiến cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, hình ảnh ông Điểu Kem, một người con của đồng bào dân tộc S'tiêng tại huyện Phú Riềng đã trở thành một tấm gương sáng, lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Những “cây” sáng kiến ở Điện Biên

Những “cây” sáng kiến ở Điện Biên

Năm 2025, tỉnh Điện Biên vinh dự có ba cá nhân được vinh danh ở Giải thưởng Lý Tự Trọng. Họ đều là những cán bộ xuất sắc được ghi nhận, đánh giá cao với nhiều sáng kiến trong rèn luyện, xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Đại úy Đinh Trung Khiếu được Chủ tịch nước tặng Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba năm 2021. Ảnh: Lê Phước Ngọc - TTXVN

Tấm gương thanh niên tiêu biểu nơi vùng cao Bình Định

Đại úy Đinh Trung Khiếu (sinh năm 1990, dân tộc Bahnar, trú xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định), Trợ lý Ban Chính trị, Bí thư Chi đoàn Quân sự huyện Vĩnh Thạnh là tấm gương thanh niên tiêu biểu vùng cao. Với những cống hiến cho công tác Đoàn, hoạt động của đơn vị, anh vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Trung ương Đoàn tặng Bằng khen.

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Những năm qua, chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đã được các cấp bộ Đoàn tỉnh Sơn La triển khai sâu rộng tới đoàn viên, thanh niên. Qua đó, chương trình giúp tạo lập môi trường thuận lợi hỗ trợ, cổ vũ, thúc đẩy đoàn viên, thanh niên thi đua lập thân, lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương; góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương.

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Với 75 năm tuổi đời, 46 năm tuổi Đảng, ông Quàng Văn Khóa, dân tộc Thái ở bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nhiều năm qua đã dành hết tâm huyết để dạy chữ và tiếng Thái cho bà con dân bản nhằm bảo tồn và giữ gìn tiếng nói và chữ viết riêng mà nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam không có.

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Với mong ước làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Quốc Huy ở thị trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi trồng các loại nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Nhiều đảng viên trẻ ở vùng cao Lai Châu đã và đang hiện thực hóa ý tưởng, khát khao làm giàu bằng những mô hình khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương, khẳng định vai trò đảng viên tiên phong, gương mẫu tích cực làm kinh tế, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.

Nữ bác sĩ tận tâm chữa bệnh, cứu người

Nữ bác sĩ tận tâm chữa bệnh, cứu người

Gần 15 năm công tác tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Đà Nẵng, nữ bác sĩ Nguyễn Thị Minh Chí (sinh năm 1979, trú tại Đà Nẵng), Trưởng khoa Tuyến vú không chỉ làm tốt chuyên môn, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân mà bác sĩ Chí còn là điểm tựa tin cậy, luôn đồng hành, chia sẻ nỗi đau, giúp bệnh nhân có cảm giác an tâm, vượt qua khó khăn trong quá trình điều trị.

 Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Mông, thổ cẩm truyền thống là hồn cốt dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thổ cẩm gắn bó với mỗi cộng đồng trong suốt vòng đời, từ lúc sinh ra, lập gia đình và những lúc cuối đời. Với mong muốn gìn giữ, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, nghệ nhân vẽ sáp ong Lý Thị Ninh (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải) đã kết nối, mang thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông vươn ra thế giới và trở thành người "giữ hồn" thổ cẩm dân tộc.

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Bằng niềm đam mê với nghề cói xâu truyền thống, chị Trương Thị Hân – Giám đốc Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ cói xâu Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã vượt qua nhiều gian nan, thử thách để đưa những sản phẩm từ nguyên liệu quê hương ra thế giới. Các sản phẩm như túi, khay, giỏ đan bằng cói đã mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động.

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung nỗ lực thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em người dân tộc thiểu số

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung nỗ lực thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em người dân tộc thiểu số

“Bén duyên” với công tác phụ nữ chưa lâu, nhưng với vai trò là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), chị Nguyễn Thị Kim Nhung luôn gương mẫu, trách nhiệm, hết lòng vì phong trào Hội và được cán bộ, hội viên mến phục, tin yêu.

Trưởng thôn Lò Thị Phương gieo niềm tin, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Trưởng thôn Lò Thị Phương gieo niềm tin, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Nhắc đến chị Lò Thị Phương, Trưởng thôn Làng Un (xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang), người dân trong thôn ai cũng yêu mến gọi chị là “bông hoa lạ”. Chị được coi là “cánh chim đầu đàn” giúp đồng bào các dân tộc tại địa phương nâng cao nhận thức, phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững.

Bà Trần Thị Thu, Bí thư Chi bộ ấp Xéo Lá là cầu nối hỗ trợ gia đình ông Ngô Văn Ban vay vốn thực hiện mô hình nuôi chồn thành công, khôi phục và phát triển kinh tế gia đình. Ảnh:Trúc Linh

Bí thư Chi bộ tận tâm giúp dân thoát nghèo

Tại ấp Xẻo Lá, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), bà Trần Thị Thu là Bí thư Chi bộ ấp nhiệt tình, trách nhiệm, luôn chăm lo, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế, chung sức xây dựng làng quê khang trang.

Bác sĩ Trần Hồng Vinh say mê nghiên cứu khoa học để áp dụng cứu chữa bệnh nhân

Bác sĩ Trần Hồng Vinh say mê nghiên cứu khoa học để áp dụng cứu chữa bệnh nhân

Hơn 30 năm gắn bó với nghề, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hồng Vinh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La luôn say mê nghiên cứu khoa học để áp dụng vào thực tế cứu chữa bệnh nhân. Ghi nhận những cống hiến đó, năm 2022, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hồng Vinh được Chủ tịch nước tặng danh hiệu cao quý Thầy thuốc Ưu tú. Đây không chỉ là vinh dự mà còn là động lực để bác sĩ Trần Hồng Vinh tiếp tục vững bước trên hành trình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Điều dưỡng Nguyễn Văn Thanh đến từng nhà để khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho đồng bào Ca Dong. Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Tận tụy, tâm huyết vì đồng bào Ca Dong

Trải qua hàng chục năm công tác, gắn bó với đồng bào Ca Dong, huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, điều dưỡng Nguyễn Văn Thanh và y sĩ Đinh Thị Thơ luôn tận tụy, tâm huyết với nghề, hết lòng vì người bệnh, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và sự tin yêu của bà con.

Y sỹ Y Bun Toản Niê - Người con áo blouse trắng của buôn làng

Y sỹ Y Bun Toản Niê - Người con áo blouse trắng của buôn làng

Những năm trước đây, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk từng là điểm nóng về bệnh sốt rét với hàng chục ca mắc mỗi năm, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, trong hai năm 2023 và 2024, địa phương này không ghi nhận trường hợp mắc sốt rét nào. Thành công ấy là kết quả của sự vào cuộc quyết liệt của ngành Y tế, chính quyền và nhân dân, trong đó có sự đóng góp thầm lặng nhưng bền bỉ của y sỹ Y Bun Toản Niê - một người con của buôn làng luôn hết mình vì sức khỏe cộng đồng.

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Hành trình của vợ chồng chị Rơ Châm Awưnh và anh Siu Sắt tại Gia Lai không chỉ là câu chuyện về một thương hiệu cà phê sạch, mà còn là sự đổi thay trong nhận thức của đồng bào Jrai về phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững. Từ những vườn cà phê truyền thống, họ đã tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị nông sản, tạo sinh kế ổn định cho cộng đồng.

Nguyễn Thị Thu Hiền - Nữ sinh vùng khó hai lần “chạm đỉnh” kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Nguyễn Thị Thu Hiền - Nữ sinh vùng khó hai lần “chạm đỉnh” kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Sinh ra ở vùng quê nghèo Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Nguyễn Thị Thu Hiền (hiện đang là học sinh lớp 12 Địa, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Hà Tĩnh) đã không ngừng nỗ lực vươn lên, “chạm đỉnh” vinh quang 2 năm liên tiếp tại Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, trở thành niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè.

Anh Nguyễn Văn Luân làm giàu từ cây lúa

Anh Nguyễn Văn Luân làm giàu từ cây lúa

Thay vì tìm những công việc bớt “chân lấm, tay bùn”, anh Nguyễn Văn Luân (sinh năm 1988, xã Trang Bảo Xá, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) lại lựa chọn khởi nghiệp từ nông nghiệp vốn nhiều khó khăn. Với khát vọng vươn lên, làm giàu từ những cánh đồng lúa quê hương, anh Luân đã bước đầu thành công trên hành trình đưa thương hiệu gạo Thái Bình vươn xa. Năm 2024, anh là một trong hai đại diện tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng toàn quốc tôn vinh nhà nông trẻ xuất sắc - Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX.