Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 6h đến 19h ngày 27/7 có 5.149 ca ghi nhận trong nước. Trong đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh là 4.469 ca, Đồng Nai 120 ca, Long An 75 ca, Bình Dương 79 ca, Đồng Tháp 154 ca, Cần Thơ 54 ca, Bình Thuận 45 ca, Đà Nẵng 26 ca, Phú Yên 23 ca, Sóc Trăng 22 ca, Hà Nội 19 ca, Ninh Thuận 13 ca, Vĩnh Phúc 11 ca, Gia Lai, Đắk Nông mỗi địa phương 5 ca, Bình Định, Thừa Thiên - Huế mỗi địa phương 4 ca, Quảng Nam, Hậu Giang, Quảng Ngãi, mỗi địa phương 3 ca, Kon Tum, Lạng Sơn, Kiên Giang, mỗi địa phương 2 ca, Thái Nguyên, Bạc Liêu, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, mỗi địa phương 1 ca. Trong số này có 525 ca lây nhiễm cộng đồng.
Như vậy, trong ngày 27/7 Việt Nam ghi nhận 7.913 ca mắc mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 7.911 ca ghi nhận trong nước - tại Thành phố Hồ Chí Minh: 6.318 ca, Đồng Tháp: 303 ca, Đồng Nai: 239 ca, Bình Dương: 166 ca, Tây Ninh: 144 ca, Long An: 75 ca, Vĩnh Long: 73 ca, Cần Thơ: 71 ca, Tiền Giang: 63 ca, Bến Tre, Phú Yên, mỗi địa phương: 60 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu: 52 ca, Bình Thuận: 45 ca, An Giang: 43 ca, Khánh Hoà, Đà Nẵng, mỗi địa phương: 26 ca, Hà Nội: 23 ca, Sóc Trăng: 22 ca, Kiên Giang, Ninh Thuận: 13 ca, Đắk Lắk: 12 ca, Vĩnh Phúc 11 ca, Hậu Giang: 10 ca, Bình Định: 8 ca, Thừa Thiên - Huế: 6 ca, Gia Lai, Đắk Nông, mỗi địa phương: 5 ca, Trà Vinh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, mỗi địa phương: 3 ca, Kon Tum, Lạng Sơn, mỗi địa phương: 2 ca, Cà Mau, Thái Nguyên, Bạc Liêu, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Hà Tĩnh, mỗi địa phương: 1 ca. Có 1.063 ca trong cộng đồng.
Tính đến chiều 27/7, Việt Nam có tổng 114.260 ca mắc, trong đó có 2.203 ca nhập cảnh và 112.057 ca mắc trong nước. Trong đó có 110.487 ca mắc kể từ ngày 27/4 đến nay; 20.172 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Cả nước có 7 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới gồm Yên Bái, Quảng Trị, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nam Định.
Có 10 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn là Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
Trong ngày hôm nay có 1.602 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên con số 22.946.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 211 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (phương pháp oxy hóa màng ngoài cơ thể) là 17 ca.
Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 107.978 xét nghiệm cho 419.491 lượt người; từ ngày 27/4/đến nay, cả nước đã thực hiện 5.472.418 mẫu cho 15.848.029 lượt người.
Đã có 4.746.642 liều vaccine đượctiêm, trong đó tiêm 1 mũi là 4.323.571 liều, tiêm mũi 2 là 423.071 liều.
Đến thời điểm này, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức tiếp nhận 2 đợt chi viện nhân lực với tổng số 3.969 người, trong đó: 700 bác sĩ, 1.553 điều dưỡng, 78 kỹ thuật viên, 9 nhân viên y tế khác và 1.629 sinh viên.
Trong đó, đợt 1 thành phố đã tiếp nhận 3.671 người, gồm 612 bác sĩ, 1362 điều dưỡng, 68 kĩ thuật viên và 1.629 sinh viên.
Đợt 2, thành phố tiêp nhận 289 người, gồm 88 bác sĩ, 191 điều dưỡng và 10 kĩ thuật viên.
Thành phố Hồ Chí Minh đã phân bổ số nhân lực này về các cơ sở y tế tùy theo cấp độ chuyên môn phù hợp với tính chất công việc như: điều trị bệnh nhân COVID nặng, các bệnh viện thu dung dã chiến và các địa phương phục vụ công tác truy quét, xét nghiệm nhằm bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Ngoài lực lượng chi viện trên, vẫn còn nhiều đoàn đã đăng ký và đang chờ lệnh, sẵn sàng có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh sớm nhất có thể.
Đến thời điểm này, số người đăng ký tham gia tình nguyện hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng ứng lời kêu gọi của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, đã lên tới 2.154 người. Lực lượng này cũng đang được Sở Y tế Thành phố kịp thời sắp xếp, phân bổ về các địa phương có nhu cầu để cấp tốc hỗ trợ các quận, huyện trong hoạt động phòng, chống dịch.
Như vậy, đến hôm nay Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận hơn 6.000 nhân lực hỗ trợ công tác chống dịch cho toàn địa bàn. Con số chi viện này sẽ còn tiếp tục tăng và thành phố vẫn rất cần sự hỗ trợ về nhân lực và vật lực trong thời gian tới.
PV