Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 6 giờ đến 18 giờ 30 phút ngày 26/7, nước ta có thêm 5.174 ca mắc mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 5.155 ca ghi nhận trong nước. Trong đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 4.283 ca, tiếp theo là Bình Dương 326 ca, Đồng Nai 134 ca, Đồng Tháp 116 ca, Hà Nội 81 ca, Cần Thơ 36, Đà Nẵng 34, Bình Thuận 25, Phú Yên 20, Bến Tre 18 ca, Đắk Lắk 13 ca, Trà Vinh 13 ca, Vĩnh Phúc 10 ca, Bình Định và Quảng Nam cùng ghi nhận 8 ca, Lâm Đồng và Ninh Thuận cùng có 7 ca, Quảng Ngãi 4 ca, Gia Lai 3 ca, Bạc Liêu và Nghệ An đều có 2 ca, Tuyên Quang, Cà Mau, Hòa Bình, Đắk Nông,Thừa Thiên- Huế, mỗi địa phương đều ghi nhận 1 ca mắc mới. Có 380 ca trong cộng đồng.
Như vậy là trong ngày 26/7, nước ta ghi nhận 7.882 ca mắc mới, trong đó 23 ca nhập cảnh và 7.859 ca ghi nhận trong nước tại Thành phố Hồ Chí Minh 5.997 ca, Bình Dương 733 ca, Đồng Nai 259 ca, Tiền Giang 201 ca, Đồng Tháp 135 ca, Hà Nội 81 ca, Đà Nẵng 61 ca, Vĩnh Long 49 ca, Bình Thuận 48 ca, Phú Yên 46 ca, Cần Thơ 43 ca, Bến Tre 37 ca, Đắk Lắk 29 ca, Bình Định 27 ca, An Giang 25 ca, Trà Vinh 13 ca, Khánh Hoà 12 ca, Vĩnh Phúc 10 ca, Lâm Đồng 9 ca, Quảng Nam 8 , Hậu Giang 7, Ninh Thuận 7, Đắk Nông 6, Quảng Ngãi 4, Gia Lai 3 ca, Bạc Liêu- Nghệ An cùng ghi nhận 2 ca, Hưng Yên, Tuyên Quang, Cà Mau, Hòa Bình và Thừa Thiên- Huế cùng ghi nhận 1 ca; trong đó có 887 ca trong cộng đồng.
Tính đến chiều 26/7, Việt Nam có tổng 106.347 ca mắc COVID-19, trong đó có 2.201 ca nhập cảnh và 104.146 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ ngày 27/4 đến nay là 102.576 ca, trong đó có 18.570 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 7 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới gồm Yên Bái, Quảng Trị, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh và Bắc Kạn.
Có 10 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Nam Định, Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình và Tuyên Quang.
Trong ngày 26/7 có 2.006 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi bệnh COVID-19 ở nước ta lên 21.344 trường hợp. Trong số những người đang điều trị ở các cơ sở y tế, có 126 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU và 15 người nguy kịch đang điều trị ECMO.
Trong 24 giờ qua, ngành y tế đã thực hiện 102.182 xét nghiệm cho 446.460 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ ngày 27/4 đến nay đã thực hiện 5.364.440 mẫu cho 15.428.538 lượt người.
Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 4.613.491 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.223.628 liều, tiêm mũi 2 là 389.863 liều.
Ngày 26/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành công văn số 8850/QLD-KD việc đảm bảo cung ứng, bình ổn giá thuốc phòng, chống COVID-19 gửi các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Cơ sở sản xuất, nhnhập khẩu thuốc để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện mục tiêu kép, đảm bảo nhu cầu thuốc phòng chống dịch, thuốc điều trị các bệnh khác, bình ổn giá thuốc và thị trường thuốc trong nước.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 6006/BYT-TT-KT về việc tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị thuộc và trực thuộc của Bộ Y tế; các đơn vị y tế Bộ ngành nhằm tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19.
Với quan điểm thông tin "Kịp thời – Minh bạch – Chính xác - Tin cậy", công tác truyền thông y tế luôn có vai trò trong việc cập nhật thông tin, phổ biến kiến thức, định hướng, lan tỏa thông tin tạo sự đồng thuận của các đơn vị trong và ngoài ngành, cơ quan truyền thông báo chí, các tổ chức và người dân cùng ngành y tế chung tay đẩy lùi dịch COVID-19.
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xây dựng nội dung bản tin tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp. Các đơn vị chức năng thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin y tế thường xuyên và liên tục giữa đơn vị với các cơ quan Ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan báo chí trung ương, địa phương. Trong điều kiện đặc thù cần xây dựng quy chế làm việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, trong đó, có công tác phối hợp thông tin y tế.
Thông tin cung cấp cho báo chí bảo đảm ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, khái quát về số liệu, không đưa số liệu "thô" mà không phân tích, giải thích; cần tách biệt trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác điều hành với cung cấp thông tin cho báo chí; chỉ đạo tổ chức tốt công tác thông tin cho báo chí một cách bàn bản, phản ánh chính xác quan điểm, chủ trương của các cấp trong hoạt động phòng, chống dịch.
Các bên liên quan cần đẩy mạnh truyền thông, giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịch, tập trung truyền thông các chủ trương, chính sách, quy định thông qua các hình thức truyền thông khác nhau, phổ biến kiến thức, biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.
PV