Hội thảo có sự tham gia của đại diện một số bộ, ngành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao, các nhà nghiên cứu. Ý kiến tại hội thảo sẽ đóng góp thêm căn cứ khoa học, kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ đạo, triển khai thực hiện xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xây dựng hương ước, quy ước ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Theo báo cáo của Cục Văn hóa cơ sở: Công tác xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước có vị trí, vai trò quan trọng trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những năm qua, công tác này luôn nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, bước đầu đã đạt được kết quả nhất định, góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của mỗi địa phương và cả nước.
Tuy nhiên, công tác xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, công tác xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước vẫn còn hạn chế. Xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa không đồng đều ở các khu vực, vùng miền; kết quả đạt được còn thiếu bền vững; triển khai đăng ký, bình xét, công nhận chưa chặt chẽ. Việc bình xét danh hiệu trên ở một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc theo đúng trình tự, thủ tục tại Thông tư 12/2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Có nơi thiếu công khai, dân chủ trong quá trình xét duyệt và vẫn còn tình trạng nể nang trong việc bình bầu. Các tỉnh, thành phố đều báo cáo số lượng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa đạt tỷ lệ rất cao, hầu hết là từ 80% trở lên, có địa phương đạt 100% gia đình văn hóa... Số lượng hộ gia đình văn hóa, khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa tăng song chất lượng văn hóa chưa cao. Từ đó công tác xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa chưa phát huy hiệu quả để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
Việc xây dựng hương ước, quy ước ở một số nơi còn hình thức, coi việc này chỉ để đảm bảo đủ các tiêu chí bình xét thi đua, khen thưởng, không xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương. Nội dung nhiều bản hương ước, quy ước còn sơ sài, sao chép bản mẫu và các quy định của luật pháp, chưa bám sát vào yêu cầu, điều kiện cụ thể của từng thôn, làng…
Phát biểu tại hội thảo, nhiều đại biểu cho biết: Việc đăng ký, bình chọn danh hiệu “Gia đình văn hóa” ở nhiều khu dân cư còn có biểu hiện dễ dãi, có gia đình không đăng ký nhưng cuối năm vẫn được bình xét, tặng danh hiệu. Vẫn còn diễn ra tình trạng nể nang trong bình chọn. Việc làm này đã khiến nhiều gia đình từ chối đăng ký danh hiệu “Gia đình văn hóa” bởi họ không cảm thấy được tôn vinh với danh hiệu này vì nhà nào cũng được công nhận. Hiện nay còn có nhiều đơn vị, tổ chức khác cũng đưa ra, tặng các danh hiệu như “Gia đình nông dân văn hóa”, “Làng văn hóa sức khỏe”…
Việc xây dựng quy ước, hương ước ở nhiều nơi chỉ “làm cho có”, không xuất phát từ thực tiễn nhu cầu của người dân địa phương. Có nơi, hương ước, quy ước không có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân nên người dân không hay biết về quy ước, hương ước của địa phương để thực hiện. Nhiều nơi không bổ sung thêm các yêu cầu mới vào hương ước, quy ước của địa phương cho phù hợp với thực tế phát triển kinh tế, xã hội…
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chủ trì xây dựng Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”, trong đó đưa ra những tiêu chú cụ thể để định lượng, đánh giá để công nhận các danh hiệu. Trong Nghị định mới cũng sẽ bổ sung tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường vào tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Khu dân cư văn hóa”. Việc xét tặng danh hiệu cũng sẽ được quy định rõ ràng, đảm bảo minh bạch, công khai và thực chất để tránh tình trạng chạy theo thành tích, xét tặng ồ ạt, hình thức, làm ảnh hưởng đến giá trị của danh hiệu. Do đó, những ý kiến xác đáng tại hội thảo lần này cũng được xem xét, bổ sung vào nội dung Nghị định.
Theo báo cáo của Cục Văn hóa cơ sở: Công tác xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước có vị trí, vai trò quan trọng trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những năm qua, công tác này luôn nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, bước đầu đã đạt được kết quả nhất định, góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của mỗi địa phương và cả nước.
Tuy nhiên, công tác xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, công tác xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước vẫn còn hạn chế. Xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa không đồng đều ở các khu vực, vùng miền; kết quả đạt được còn thiếu bền vững; triển khai đăng ký, bình xét, công nhận chưa chặt chẽ. Việc bình xét danh hiệu trên ở một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc theo đúng trình tự, thủ tục tại Thông tư 12/2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương. Có nơi thiếu công khai, dân chủ trong quá trình xét duyệt và vẫn còn tình trạng nể nang trong việc bình bầu. Các tỉnh, thành phố đều báo cáo số lượng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa đạt tỷ lệ rất cao, hầu hết là từ 80% trở lên, có địa phương đạt 100% gia đình văn hóa... Số lượng hộ gia đình văn hóa, khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa tăng song chất lượng văn hóa chưa cao. Từ đó công tác xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa chưa phát huy hiệu quả để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
Việc xây dựng hương ước, quy ước ở một số nơi còn hình thức, coi việc này chỉ để đảm bảo đủ các tiêu chí bình xét thi đua, khen thưởng, không xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương. Nội dung nhiều bản hương ước, quy ước còn sơ sài, sao chép bản mẫu và các quy định của luật pháp, chưa bám sát vào yêu cầu, điều kiện cụ thể của từng thôn, làng…
Phát biểu tại hội thảo, nhiều đại biểu cho biết: Việc đăng ký, bình chọn danh hiệu “Gia đình văn hóa” ở nhiều khu dân cư còn có biểu hiện dễ dãi, có gia đình không đăng ký nhưng cuối năm vẫn được bình xét, tặng danh hiệu. Vẫn còn diễn ra tình trạng nể nang trong bình chọn. Việc làm này đã khiến nhiều gia đình từ chối đăng ký danh hiệu “Gia đình văn hóa” bởi họ không cảm thấy được tôn vinh với danh hiệu này vì nhà nào cũng được công nhận. Hiện nay còn có nhiều đơn vị, tổ chức khác cũng đưa ra, tặng các danh hiệu như “Gia đình nông dân văn hóa”, “Làng văn hóa sức khỏe”…
Việc xây dựng quy ước, hương ước ở nhiều nơi chỉ “làm cho có”, không xuất phát từ thực tiễn nhu cầu của người dân địa phương. Có nơi, hương ước, quy ước không có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân nên người dân không hay biết về quy ước, hương ước của địa phương để thực hiện. Nhiều nơi không bổ sung thêm các yêu cầu mới vào hương ước, quy ước của địa phương cho phù hợp với thực tế phát triển kinh tế, xã hội…
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chủ trì xây dựng Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”, trong đó đưa ra những tiêu chú cụ thể để định lượng, đánh giá để công nhận các danh hiệu. Trong Nghị định mới cũng sẽ bổ sung tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường vào tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Khu dân cư văn hóa”. Việc xét tặng danh hiệu cũng sẽ được quy định rõ ràng, đảm bảo minh bạch, công khai và thực chất để tránh tình trạng chạy theo thành tích, xét tặng ồ ạt, hình thức, làm ảnh hưởng đến giá trị của danh hiệu. Do đó, những ý kiến xác đáng tại hội thảo lần này cũng được xem xét, bổ sung vào nội dung Nghị định.
Thanh Giang
TTXVN