Tái định cư cho đồng bào vùng tâm điểm sạt lở núi Nam Trà My

Tái định cư cho đồng bào vùng tâm điểm sạt lở núi Nam Trà My

Cùng với huyện Phước Sơn, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) được xem là vùng tâm điểm sạt lở núi vào mùa mưa lũ trong nhiều năm qua. Để ổn định chỗ ở và sản xuất cho đồng bào, huyện đã lồng ghép nguồn vốn từ nhiều chương trình, trong đó có Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số để đầu tư xây dựng các khu tái định cư tập trung, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác sắp xếp dân cư, ổn định cuộc sống và tạo sinh kế cho người dân.

Trang phục của người Xê Đăng trong các hoạt động lễ hội và múa cồng chiêng. Ảnh: Đoàn Hữu Trung - TTXVN

Khôi phục trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau hơn một năm sưu tầm, phục hồi, phục dựng trang phục, trang sức, dựa trên cơ sở đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn, nghệ nhân, già làng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã ra mắt bộ trang phục truyền thống của đồng bào 3 dân tộc chính trên địa bàn gồm: Ca Dong, Xê Đăng và M’nông. Đây là một trong những nỗ lực của địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, góp phần phát triển du lịch cộng đồng.

Phát triển kinh tế số tại huyện miền núi Nam Trà My

Phát triển kinh tế số tại huyện miền núi Nam Trà My

Chiều 1/4, Sàn thương mại điện tử sâm, dược liệu và hàng nông sản Nam Trà My chính thức khai trương với tên miền https://phienchosam.quangnam.gov.vn. Đây là bước đi mang tính bước ngoặt, nền tảng nhằm cụ thể hóa chủ trương về phát triển kinh tế số tại huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Nhiều nhà dân ở xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh bị ngập sâu trong nước. Ảnh: Phước Tuệ - TTXVN

Quảng Nam: Mưa lũ làm nhiều nơi bị ngập úng

Do mưa lớn kéo dài liên tục từ chiều tối 22/10 đến trưa 23/10 đã khiến nước lũ dâng cao, gây ngập sâu trên tuyến Quốc lộ 1A (đoạn qua địa phận xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam); trong đó, có điểm ngập 60cm, kéo dài hơn 100m.
Quảng Nam nỗ lực hài hòa giữa sinh kế của con người và sinh cảnh của động vật quý hiếm

Quảng Nam nỗ lực hài hòa giữa sinh kế của con người và sinh cảnh của động vật quý hiếm

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam Trần Văn Thu cho biết: Chà vá chân xám là loài thú linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, chúng chỉ phân bố ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Ở Quảng Nam, loài này có phân bố tại các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Phú Ninh, Núi Thành, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Nam Giang, Phước Sơn. Quần thể có quy mô lớn nhất khoảng 200 cá thể tại Hòn Mỏ thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi, huyện Nông Sơn.
Tích cực tìm kiếm các nạn nhân còn lại. Ảnh: Đoàn Hữu Trung - TTXVN

Vụ sạt lở ở Nam Trà My - Quảng Nam: Nỗ lực tìm kiếm nạn nhân trước khi bão số 10 tràn vào

Sau 3 ngày nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân trong vụ sạt lở núi kinh hoàng tại xã tỉnh Quảng Nam), lực lượng cứu hộ đã phát hiện 8 thi thể bị vùi lấp. Lực lượng cứu hộ với nòng cốt là cán bộ, chiến sĩ Quân khu 5 đã được tăng cường nhiều phương tiện, thiết bị, chạy đua với thời gian trước khi bão số 10 đổ bộ vào đất liền.
Lực lượng tìn kiếm tại chỗ Trà Leng tại khu vực sạt lở. Ảnh: TTXVN phát

Vụ sạt lở tại Nam Trà My - Quảng Nam: Tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích

Ông Hồ Quảng Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết: Đến sáng 30/10, lực lượng chức năng đã mở thông hoàn toàn tuyến đường từ trung tâm xã Trà Leng (huyện Nam Trà My) vào Thôn 1 của xã, nơi có vụ sạt sở đất làm nhiều người dân bị vùi lấp và bị thương. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đang tiếp tục công tác tìm kiếm bằng các phương tiện kỹ thuật, trong đó có cả cho nghiệp vụ của quân đội tham gia.
Vụ sạt lở tại Nam Trà My - Quảng Nam: Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đến Bắc Trà My trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm, cứu nạn

Vụ sạt lở tại Nam Trà My - Quảng Nam: Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đến Bắc Trà My trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm, cứu nạn

Ngay sau khi nhận thông tin 53 người bị núi lở vùi lấp trong đêm 28/10 tại Thôn 1 (xã Trà Leng) và Thôn 1 (xã Trà Vân) thuộc huyện Nam Trà My, sáng 29/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Đoàn công tác của Chính phủ cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã cấp tốc đến huyện Bắc Trà My, gần hiện trường vụ sạt lở, để trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn - cứu hộ.
Vụ sạt lở tại Nam Trà My - Quảng Nam: Đã tìm thấy 16 thi thể nạn nhân, nỗ lực mở đường vào cứu hộ 43 người ở xã Trà Leng

Vụ sạt lở tại Nam Trà My - Quảng Nam: Đã tìm thấy 16 thi thể nạn nhân, nỗ lực mở đường vào cứu hộ 43 người ở xã Trà Leng

Tính đến 9 giờ 30 phút ngày 29/10, lực lượng chức năng đã tìm thấy 16 thi thể trong hai vụ sạt lở nghiêm trọng khiến 53 người mất tích tại huyện Nam Trà My (Quảng Nam), trong đó có 8 nạn nhân là người ở xã Trà Vân và 8 nạn nhân ở xã Trà Leng. Các lực lượng chức năng đang nỗ lực thông đường vào hiện trường xã Trà Leng để tiếp tục tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Quảng Nam: 53 người mất tích do sạt lở đất ở huyện Nam Trà My

Quảng Nam: 53 người mất tích do sạt lở đất ở huyện Nam Trà My

Hồi 22 giờ đêm 28/10, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường; Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh; lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các ngành liên quan đã họp khẩn về vụ sạt lở nghiêm trọng tại xã Trà Leng (Nam Trà My) vùi lấp nhiều người.
Quảng Nam nâng cao nhận thức của người dân, thực hiện nghiêm chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên

Quảng Nam nâng cao nhận thức của người dân, thực hiện nghiêm chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên

Tỉnh Quảng Nam có chủ trương đóng cửa rừng từ năm 2002. Tuy nhiên, tình trạng người dân ở các huyện miền núi của tỉnh vào rừng để khai thác gỗ tự nhiên về làm nhà ở vẫn diễn ra phổ biến với nhiều lý do khác nhau, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong quản lý, xử lý những trường hợp này.
Lễ hội lúa kho của người Xê -đăng

Lễ hội lúa kho của người Xê -đăng

Sống dưới chân núi Ngọc Linh, Quảng Nam, người Xê- đăng rất quý hạt lúa. Kết thúc vụ mùa, từng nhà, từng làng làm nghi lễ cúng thần lúa và lễ hội lúa kho. Lúa thu hoạch được đưa vào kho, kho cách xa nhà, xa làng nhưng không bao giờ bị mất dù không có người canh giữ.
Tượng cổng làng của người Xê đăng

Tượng cổng làng của người Xê đăng

Tượng cổng làng không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật mang âm hưởng của hồn thiêng sông núi, mà nó còn đánh thức sức sống của đồng bào Xê đăng, tạo thêm niềm tin yêu cháy bỏng về một cuộc sống an lành và hạnh phúc đã gắn bó với người Xê đăng Trà My (Quảng Nam) từ bao đời.
Những chi hội phụ nữ trên vùng núi Ngọc Linh

Những chi hội phụ nữ trên vùng núi Ngọc Linh

Đó là những Chi hội phụ nữ thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Trà Linh, huyện vùng cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trà Linh là xã cao nhất trên đỉnh núi Ngọc Linh hùng vĩ, nơi đây có sản phẩm quốc gia mang thương hiệu Sâm Ngọc Linh hay còn gọi Sâm Việt Nam. Từ những cây sâm quý, phụ nữ người Xê Đăng nơi đây đã đóng góp, vun trồng để có nguồn kinh phí sinh hoạt tại các chi hội.
Phát triển và tạo dựng thương hiệu quế Trà My

Phát triển và tạo dựng thương hiệu quế Trà My

Cây quế Trà My là loài cây được trồng tập trung ở 4 huyện: Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, với diện tích khoảng 4.560 ha. Trong đó thôn 2 xã Trà Vân, huyện Nam Trà My là một trong những địa phương có nghề trồng quế nổi tiếng nhất của tỉnh.
Phát triển vùng chuyên canh quế ở Quảng Nam

Phát triển vùng chuyên canh quế ở Quảng Nam

Từ bao đời nay, quế là cây trồng truyền thống đem lại nguồn thu nhập chính cho đồng bào Xê-đăng, M’nông… ở các huyện phía Tây - Nam tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, cây quế còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, đồng thời giúp nhiều hộ đồng bào xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Ổn định đời sống người dân vùng cao Quảng Nam

Ổn định đời sống người dân vùng cao Quảng Nam

Nam Trà My là huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Nam được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Hiện địa phương này đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, trong đó tập trung sắp xếp lại các khu dân cư, vận động đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên những sườn núi cao chuyển xuống định cư ở những vị trí thuận lợi về giao thông. 
Quảng Nam vài nét tổng quan

Quảng Nam vài nét tổng quan

Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An) và 16 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh).