Ổn định đời sống người dân vùng cao Quảng Nam

Ổn định đời sống người dân vùng cao Quảng Nam
Chủ trương này nhận được sự ủng hộ của người dân, góp phần làm thay đổi diện mạo dân cư nơi đây.
 
Anh Hồ Văn Trang ở thôn 5, xã Trà Nam, huyện Nam Trà My di chuyển nhà từ vùng núi cao về vị trí mới có đường giao thông đi lại thuận lợi.
Anh Hồ Văn Trang ở thôn 5, xã Trà Nam, huyện Nam Trà My di chuyển nhà từ vùng núi cao về vị trí mới có đường giao thông đi lại thuận lợi.

Thôn 5, xã Trà Nam, huyện Nam Trà My có gần hai chục hộ dân là người đồng bào dân tộc Xê Đăng. Sau thời gian đi tìm vị trí mới, người dân ở thôn 5 đã quyết định  từ làng cũ trên núi cao chuyển xuống phía dưới chân núi theo chủ trương của huyện. Những ngôi nhà gỗ vững chắc, lợp mái tôn của người dân thôn 5 được bố trí nằm dọc hai bên ven đường bê tông liên xã. Từ hai tháng qua, các hộ dân trong thôn đã đổi ngày công cho nhau để tháo dỡ những khung nhà bằng cột gỗ, vận chuyển xuống nơi ở mới để dựng lại. Mỗi hộ dân khi di chuyển nhà về nơi ở mới được UBND huyện Nam Trà My hỗ trợ kinh phí san ủi mặt bằng, chi phí vật tư làm nhà. 
 

Ở thôn mới, một ngôi trường mẫu giáo khang trang cũng đang dần được hoàn thiện. Anh Hồ Văn Trang, ở thôn 5, xã Trà Nam, cho biết: Việc chuyển về nơi ở mới do người dân trong thôn bàn bạc, lựa chọn vị trí sau khi đã đi khảo sát thực tế ở một số địa điểm. Về ở thôn mới có nhiều thuận lợi so với trước đây, nhà nào cũng có điện, nước sinh hoạt kéo từ trên suối chảy về cũng mạnh hơn, trẻ em trong thôn đi học gần trường nên chăm chỉ học tập. Giao thông đi lại thuận lợi, người dân cũng dễ dàng đưa nông sản xuống trung tâm huyện tiêu thụ. 

Khác với nhiều huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, khi triển khai sắp xếp các khu dân cư thường tiến hành san ủi tạo mặt bằng lớn để người dân làm nhà. Còn ở các khu dân cư mới của huyện Nam Trà My, nhà người dân được bố trí ở cạnh đường giao thông theo từng nhóm nhỏ, hạn chế việc san ủi lớn phá vỡ kết cấu tự nhiên, tránh nguy cơ sạt lở đất. Các tuyến giao thông kết nối khu dân cư với các trục đường giao thông chính của huyện sẽ do ngân sách Nhà nước đầu tư. Còn các tuyến đường giao thông nội bộ trong khu dân cư thực hiện theo hình thức Nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân góp công xây dựng. Hiện nay, Đoàn thanh niên huyện Nam Trà My đã thành lập nhiều đội xung kích ở các xã tham gia cùng với người dân để làm những con đường bê tông ở các khu dân cư. 
 
Người dân thôn 5, xã Trà Nam, huyện Nam Trà My di chuyển nhà từ núi cao về vị trí mới có đường giao thông đi lại thuận lợi. Ảnh: Đỗ Văn Trưởng -TTXVN
Người dân thôn 5, xã Trà Nam, huyện Nam Trà My di chuyển nhà từ núi cao về vị trí mới có đường giao thông đi lại thuận lợi. Ảnh: Đỗ Văn Trưởng -TTXVN

Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Trần Văn Mẫn cho biết: Huyện có 224 điểm dân cư ở 10 xã, nằm phân tán trên địa hình đồi núi cao có độ dốc lớn. Nếu thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở tất cả các điểm dân cư này sẽ rất khó khăn do chi phí đầu tư quá lớn. Vì vậy, chủ trương của huyện là sắp xếp lại các khu dân cư chỉ còn 115 khu vào năm 2025 để tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định lâu dài đời sống cho người dân. Về đất sản xuất, huyện sẽ bố trí theo số lao động thực tế của từng hộ gia đình và quỹ đất tại mỗi địa phương. Hạn mức đất sản xuất bình quân khoảng từ 0,5 đến 1 héc ta/hộ, khuyến khích các hộ dân tự khai hoang đất sản xuất theo quy hoạch. Huyện Nam Trà My đang dần hoàn thiện xây dựng 14 khu dân cư mới đầu tiên và sẽ tổ chức rút kinh nghiệm để đẩy mạnh triển khai trong những năm tiếp theo./. 
Đỗ Trưởng 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.