Nhà rông văn hóa của làng Mới. Ảnh: Cao Nguyên - TTXVN

Người Xê-Đăng chung sức xây dựng nông thôn mới

Mường Hoong là một trong những xã khó khăn, nghèo nhất không chỉ ở huyện Đăk Glei mà cả tỉnh Kon Tum. Tại xã vùng III này, thôn Làng Mới được xem “vùng trũng”. Tuy nhiên, nhờ quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh Kon Tum, người Xê-Đăng ở Làng Mới đã dần thoát khỏi tư duy, lối mòn trong sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Người Xê Đăng tận dụng cây Đùng Đình để dẫn nước về ruộng nước. Ảnh: Cao Nguyên – TTXVN

Kon Tum: Người Xê Đăng ấm no nhờ biết làm thủy lợi

Khi các địa phương của tỉnh Kon Tum phải áp dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm nước tưới trong sản xuất, tại xã vùng sâu Ngọk Yêu của huyện Tu Mơ Rông, diện tích lúa nước vẫn chủ động được nguồn tưới. Đây là thành quả của sự cần cù, chịu khó, không cam chịu đói nghèo của người Xê Đăng ở vùng sâu Ngọk Yêu. Nhờ đó, hàng loạt công trình thủy lợi được thi công nhằm thích ứng với địa lý, khí hậu, thời tiết, giúp người dân nơi đây khắc phục khó khăn, cuộc sống thay đổi từng ngày.
Người Xê Đăng ở Kon Tum chung tay xây dựng nông thôn mới

Người Xê Đăng ở Kon Tum chung tay xây dựng nông thôn mới

Kon Plông là huyện vùng III của tỉnh Kon Tum. Toàn huyện có trên 27.000 người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới hơn 94% và cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Thời gian qua, chính quyền và người dân nơi đây đã nỗ lực khắc phục khó khăn, cùng nhau chung tay xây dựng nông thôn mới. Đến nay, huyện Kon Plông đã có 3 xã vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới.
Toàn cảnh diện mạo nông thôn huyện Đăk Tô (Kon Tum) . Ảnh: Văn Phương

Người Xê Đăng xây dựng nông thôn mới

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, tích cực tham gia của đồng bào Xê-đăng, diện mạo nông thôn huyện Đăk Tô (Kon Tum) ngày một khởi sắc...
Lễ hội lúa kho của người Xê -đăng

Lễ hội lúa kho của người Xê -đăng

Sống dưới chân núi Ngọc Linh, Quảng Nam, người Xê- đăng rất quý hạt lúa. Kết thúc vụ mùa, từng nhà, từng làng làm nghi lễ cúng thần lúa và lễ hội lúa kho. Lúa thu hoạch được đưa vào kho, kho cách xa nhà, xa làng nhưng không bao giờ bị mất dù không có người canh giữ.
Tượng cổng làng của người Xê đăng

Tượng cổng làng của người Xê đăng

Tượng cổng làng không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật mang âm hưởng của hồn thiêng sông núi, mà nó còn đánh thức sức sống của đồng bào Xê đăng, tạo thêm niềm tin yêu cháy bỏng về một cuộc sống an lành và hạnh phúc đã gắn bó với người Xê đăng Trà My (Quảng Nam) từ bao đời.
Người Xê Đăng trồng ngô trên cánh đồng mẫu lớn

Người Xê Đăng trồng ngô trên cánh đồng mẫu lớn

Từ đầu năm 2017 đến nay, các hộ dân người dân tộc thiểu số Xê Đăng ở huyện Kon Plông và Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) đã cùng nhau liên kết các diện tích trồng sắn (mỳ) trước đây để trồng ngô bán lại cho doanh nghiệp trong tỉnh.
Ổn định đời sống người dân vùng cao Quảng Nam

Ổn định đời sống người dân vùng cao Quảng Nam

Nam Trà My là huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Nam được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Hiện địa phương này đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, trong đó tập trung sắp xếp lại các khu dân cư, vận động đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên những sườn núi cao chuyển xuống định cư ở những vị trí thuận lợi về giao thông. 
Văn hóa của người Xê Đăng ở Kon Tum

Văn hóa của người Xê Đăng ở Kon Tum

Từ thị trấn Sa Thầy (Kon Tum) vào xã Rờ Kơi khoảng chừng 15km nhưng đường rất khó đi. Vất vả lắm, tôi với cô bạn đồng nghiệp mới “bò” được hết quãng đường để đến với xã nghèo Rờ Kơi, nơi có tộc người Xê Đăng sinh sống với những nét văn hóa đặc trưng.

Khám phá tục "xoe" của người Xê Đăng

Khi mua bất cứ tài sản có giá trị, được mùa hoặc nhân ngày con tròn 1 tuổi, thậm chí thi đậu một khóa học…, bà con dân tộc Xê Đăng tại tỉnh Kon Tum lại tổ chức “xoe”.