Một nghiên cứu công bố trong tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ ngày 13/1 đã mô tả sinh vật sống có thể lập trình này là một cỗ máy sinh học hoàn toàn mới mẻ được siêu máy tính thiết kế và sau đó được các nhà sinh học chế tạo bằng cách cấy ghép tế bào sống.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Vermont đã thực hiện một thuật toán tiến hóa trên siêu máy tính, để tạo ra một mẫu thiết kế bao gồm một tấm da ếch và các tế bào tim. Tiếp đó, các nhà khoa học thuộc Đại học Tufts đã "thổi hồn" vào một thiết kế silico với các tế bào gốc được lấy từ phôi của ếch châu Phi. Họ đã sử dụng dụng cụ kẹp siêu nhỏ và điện cực để lắp ráp các tế bào đơn thành một khối gần đúng với thiết kế máy tính.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các tế bào da hình thành một cấu trúc thụ động hơn, trong khi các cơn co thắt ngẫu nhiên một lần của các tế bào cơ tim được đưa vào hoạt động tạo ra chuyển động có trật tự, cho phép các robot tự di chuyển.
Theo các nghiên cứu, những cơ thể có thể tái cấu trúc rộng tính bằng milimet này đã được chứng minh là có thể di chuyển và khám phá môi trường nước của chúng trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Chúng có thể di chuyển xung quanh theo vòng tròn, cùng nhau đẩy các viên thuốc vào một vị trí trung tâm.
Chuyên gia máy tính Joshua Bongard thuộc Đại học Vermont khẳng định: "Đây là một bước tiến tới việc sử dụng các cơ thể thiết kế trên máy tính này để đưa thuốc vào cơ thể người bệnh một cách thông minh. Chúng tôi đã gần như cắt đôi con robot và quan sát thấy chúng tự nối liền lại và tiếp tục hoạt động".
Trong khi đó, chuyên gia Michael Levin thuộc Đại học Tufts cho biết: "Chúng ta có thể tưởng tượng nhiều ứng dụng hữu ích của những robot cấu tạo từ tế bào sinh vật sống mà các máy móc khác không thể làm được như tìm kiếm các hợp chất khó chịu hoặc ô nhiễm phóng xạ, thu thập nhựa siêu nhỏ trong đại dương, di chuyển trong các động mạch để cạo sạch mảng bám".
Các nhà khoa học thuộc Đại học Vermont đã thực hiện một thuật toán tiến hóa trên siêu máy tính, để tạo ra một mẫu thiết kế bao gồm một tấm da ếch và các tế bào tim. Tiếp đó, các nhà khoa học thuộc Đại học Tufts đã "thổi hồn" vào một thiết kế silico với các tế bào gốc được lấy từ phôi của ếch châu Phi. Họ đã sử dụng dụng cụ kẹp siêu nhỏ và điện cực để lắp ráp các tế bào đơn thành một khối gần đúng với thiết kế máy tính.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các tế bào da hình thành một cấu trúc thụ động hơn, trong khi các cơn co thắt ngẫu nhiên một lần của các tế bào cơ tim được đưa vào hoạt động tạo ra chuyển động có trật tự, cho phép các robot tự di chuyển.
Theo các nghiên cứu, những cơ thể có thể tái cấu trúc rộng tính bằng milimet này đã được chứng minh là có thể di chuyển và khám phá môi trường nước của chúng trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Chúng có thể di chuyển xung quanh theo vòng tròn, cùng nhau đẩy các viên thuốc vào một vị trí trung tâm.
Chuyên gia máy tính Joshua Bongard thuộc Đại học Vermont khẳng định: "Đây là một bước tiến tới việc sử dụng các cơ thể thiết kế trên máy tính này để đưa thuốc vào cơ thể người bệnh một cách thông minh. Chúng tôi đã gần như cắt đôi con robot và quan sát thấy chúng tự nối liền lại và tiếp tục hoạt động".
Trong khi đó, chuyên gia Michael Levin thuộc Đại học Tufts cho biết: "Chúng ta có thể tưởng tượng nhiều ứng dụng hữu ích của những robot cấu tạo từ tế bào sinh vật sống mà các máy móc khác không thể làm được như tìm kiếm các hợp chất khó chịu hoặc ô nhiễm phóng xạ, thu thập nhựa siêu nhỏ trong đại dương, di chuyển trong các động mạch để cạo sạch mảng bám".
Thanh Phương