Một số biện pháp kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm hại hồ tiêu

Thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để kịp thời phát hiện bệnh hại tiêu. Ảnh: Hồ Cầu
Thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để kịp thời phát hiện bệnh hại tiêu. Ảnh: Hồ Cầu

1. Phòng bệnh cho vườn tiêu:

a/ Giống tiêu:

- Trồng mới: Chọn trồng các giống tiêu có năng suất cao, ít nhiễm bệnh như giống tiêu trung lá lớn, tiêu trung lá vừa, tiêu sẻ lá lớn.

b/ Biện pháp canh tác:

- Đất trồng và thoát nước trong mùa mưa:

+ Chọn đất trồng có khả năng thoát nước tốt trong mùa mưa.

+ Đào hệ thống thoát nước theo ô bàn cờ, độ sâu 40 cm - 50 cm; nếu đất có độ dốc cao thì đào theo hình xương cá; đào rãnh thoát nước chính sâu trên 50 cm xung quanh vườn.

+ Tiêu trồng lại trên đất vườn đã bị bệnh chết nhanh, chết chậm cần được xử lý đất bằng vôi bột và thuốc bảo vệ thực vật trừ tuyến trùng; trước khi trồng bón chế phẩm sinh học Trichoderma để hạn chế nguồn nấm bệnh trong đất.

- Trồng trụ sống: Trồng cây keo dậu, muồng... thay thế trụ bê tông hoặc trụ gỗ.

- Lưới che nắng: Sử dụng lưới đen khổ rộng 1 m căng trên đầu trụ theo chiều dài hàng tiêu, cố định bằng dây cước…

Một số biện pháp kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm hại hồ tiêu ảnh 1Các hộ trồng tiêu cần chủ động tìm nguồn nước, triển khai tưới tiêu nhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển. Ảnh: Hồ Cầu

2. Xử lý vườn tiêu bị bệnh:

a/ Áp dụng chung cho vườn tiêu: Bón phân làm nhiều lần trong năm, tập trung từ đầu mùa mưa (tháng 5) đến khi chắc quả (tháng 9); sử dụng các loại phân hòa tan để tưới vào đất vùng rễ hồ tiêu.

b/ Xử lý trụ tiêu bị bệnh:

- Trụ tiêu bị bệnh chết nhanh:

+ Trụ tiêu bị bệnh nhẹ và các trụ liền kề trụ tiêu bị bệnh: Xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất Fosetyl-aluminium, Phosphorous acid… Liều lượng và cách sử dụng thuốc theo khuyến cáo ghi trên bao bì.

+ Trụ tiêu bị bệnh nặng và cây tiêu đã chết: Thu gom, tiêu hủy cây bệnh và vệ sinh đồng ruộng; xử lý hố trồng bằng chế phẩm sinh học trước khi trồng lại.

- Trụ tiêu bị bệnh chết chậm:

+ Trụ tiêu bị bệnh nhẹ

- trung bình và các trụ liền kề: Trụ tiêu bị bệnh nhẹ biểu hiện lá vàng và xoăn nhẹ; rụng lá nhưng chưa rụng đốt; rễ có nốt sưng nhưng rễ tơ còn nhiều, năng suất giảm không đáng kể.

+ Trụ tiêu bị bệnh trung bình: biểu hiện lá vàng và xoăn nhẹ; rụng lá và đốt nhưng dưới 50% (so với cây bình thường trong vườn); rễ có nhiều nốt sưng, rễ tơ ít nhưng trục rễ chính vẫn còn sống, năng suất giảm nhưng chưa nghiêm trọng.

Một số biện pháp kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm hại hồ tiêu ảnh 2Thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để kịp thời phát hiện bệnh hại tiêu. Ảnh: Hồ Cầu

* Biện pháp xử lý: Trừ tuyến trùng bằng thuốc chứa hoạt chất Chitosan, Carbosulfan…; trừ nấm gây bệnh bằng thuốc có hoạt chất Fosetyl-aluminium, Dimethomorph... Xử lý vào đầu hoặc giữa mùa mưa, liều lượng và cách sử dụng thuốc theo khuyến cáo ghi trên bao bì.

+ Trụ tiêu bị bệnh nặng: Lá bị rụng trên 50%, đốt rụng nhiều; bộ rễ bị hại nặng; năng suất không đáng kể (2 năm liền chỉ thu được dưới 1 kg/trụ/năm).

* Biện pháp xử lý: Thu gom, tiêu hủy cây bệnh hoặc cây chết, vệ sinh đồng ruộng; xử lý hố trồng bằng chế phẩm sinh học tối thiểu 30 ngày trước khi trồng lại…

TTKNQG - Hồ Cầu

DTMN

Có thể bạn quan tâm