Ứng dụng thành công kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh gây thối gốc rễ cây hồ tiêu

Ứng dụng thành công kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh gây thối gốc rễ cây hồ tiêu
Tiêu chết hàng loạt khiến người dân điêu đứng ở Bình Phước. Ảnh: K GỬIH -TTXVN
Tiêu chết hàng loạt khiến người dân điêu đứng ở Bình Phước.
Ảnh: K GỬIH -TTXVN
Trước thực trạng đó, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Tường, Trưởng bộ môn Bảo vệ thực vật thuộc Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế cùng cộng sự đã nghiên cứu thành công đề tài “Kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh Phytophthora gây bệnh thối gốc rễ hồ tiêu trong đất”, nhằm phân lập và theo dõi nguồn bệnh bảo tồn ở trong đất, phục vụ sản xuất của người trồng tiêu trong việc quản lý bệnh thối gốc rễ hồ tiêu một cách hiệu quả. Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Tường, bệnh thối gốc rễ hồ tiêu đã làm giảm hiệu suất  kinh tế của người dân. Bệnh rất khó phát hiện sớm, chỉ khi nào cây biểu hiện triệu chứng điển hình người trồng mới nhận ra được bệnh. Bởi nguyên nhân gây bệnh được xác định là do Phytophthora capsici (tác nhân gây bệnh thối gốc rễ cây hồ tiêu trong đất), đây cũng là một vấn đề khó khăn của người trồng tiêu do không thể phát hiện nguồn bệnh sớm. Trước thực trạng đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển ý tưởng sử dụng bẫy nấm lá tiêu trong phân lập Phytophthora capsici để theo dõi nguồn bệnh thối gốc rễ của hồ tiêu và áp dụng trong phòng trừ bệnh hại. Đây là một kỹ thuật mới hoàn toàn sử dụng để theo dõi nguồn bệnh Phytophthora capsici trong đất ở điều kiện của nước ta, giúp người dân theo dõi được nguồn bệnh và tiến hành xử lý kịp thời. Không chỉ có giúp người trồng tiêu, cán bộ kỹ thuật mà còn giúp cho các công ty cũng quan tâm đến kỹ thuật bẫy nấm bằng lá hồ tiêu, để hướng dẫn cho các khách hàng mua thuốc của họ và sử dụng hợp lý để phòng trừ bệnh.
Để đánh giá chính xác nguồn bệnh trong vườn nặng hay nhẹ thì mỗi vườn có thể tiến hành bẫy 100-200 cốc và cứ 15 ngày bẫy một lần. Ảnh: tin247.com
 Để đánh giá chính xác nguồn bệnh trong vườn nặng hay nhẹ thì mỗi vườn có thể tiến hành bẫy 100-200 cốc và cứ 15 ngày bẫy một lần. Ảnh: tin247.com
Kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh Phytophthora gây bệnh thối rễ cây hồ tiêu ở trong đất là biện pháp sử dụng lá tiêu để bẫy nấm Phytophthora capsici trong đất, phân lập và theo dõi nguồn bệnh bảo tồn ở trong đất đơn giản, chính xác. Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị, việc áp dụng kỹ thuật bẫy nấm bằng lá tiêu đã xác định được nguồn bệnh trong đất và dự báo được bệnh hại, có kế hoạch phòng trừ chủ động, hiệu quả phòng trừ bệnh cao hơn so với đối chứng không thực hiện bẫy lá tiêu. Sử dụng kỹ thuật bẫy nấm và theo dõi nguồn bệnh Phytophthora gây bệnh thối gốc rễ hồ tiêu cũng giúp người trồng tiêu quản lý bệnh dễ dàng hơn, hiệu quả phòng trừ đạt 90%, thiệt hại do bệnh gây nên giảm từ 75% đến 95%, chi phí phòng trừ giảm 15% đến 20% so với đối chứng không thực hiện bẫy lá tiêu và theo dõi nguồn bệnh. Trước khi kỹ thuật này ra đời, người trồng hồ tiêu sử dụng thuốc trừ bệnh khi phát hiện cây bệnh với triệu chứng héo chết nhanh, ở giai đoạn này tất cả các loại thuốc không còn có tác dụng phòng trừ bệnh. Kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh Phytophthora gây bệnh thối gốc rễ hồ tiêu là giải pháp mới, giúp phát hiện sớm về khả năng phát sinh bệnh thối gốc rễ hồ tiêu trước khi dịch bệnh xảy ra. Với thành công được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn, đề tài nghiên cứu “Kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh Phytophthora gây bệnh thối gốc rễ hồ tiêu trong đất” của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Trường cùng cộng sự được trao giải Ba tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015; giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 13 năm 2015-2016.
Lý Thanh Hương

Có thể bạn quan tâm