Trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện theo tiến độ đã cam kết, Sở Xây dựng và các ngành sẽ tham mưu UBND tỉnh có chế tài cụ thể với từng dự án. Sở cũng kiến nghị UBND tỉnh lập danh sách các nhà đầu tư có dự án tái định cư chậm tiến độ, gây bức xúc trong nhân dân trên địa bàn tỉnh đăng công khai trên trang web của UBND tỉnh và các sở, ngành để nắm bắt và giám sát.
Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành liên quan không tiến hành các thỏa thuận mở rộng hoặc đầu tư mới đối với các dự án sinh lợi trên địa bàn tỉnh của các chủ đầu tư; kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho các lô nền thương mại trong các dự án dân cư xen lẫn tái định cư; kiểm soát tình trạng pháp lý và một số hạn chế về quyền khai thác dự án trong trường hợp chủ đầu tư chưa hoàn tất nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước nhằm hạn chế rủi ro trong quan hệ tín dụng hoặc các giao dịch khác; UBND cấp huyện cử lãnh đạo huyện theo dõi trực tiếp quá trình thực hiện…
Riêng đối với hạ tầng xã hội, để đảm bảo cuộc sống người dân có đầy đủ các điều kiện hạ tầng theo quy định, kiến nghị UBND tỉnh có chủ trương khi dân cư lấp đầy trên 30% mà nhà đầu tư vẫn không thực hiện các hạ tầng xã hội hoặc nhà đầu tư có nguyện vọng thì chuyển giao quỹ đất này cho địa phương để kêu gọi đầu tư hoặc đầu tư để phục vụ người dân trong dự án.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Sở Xây dựng đã thành lập Đoàn công tác phối hợp với các địa phương như: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước… tiến hành kiểm tra một số dự án tái định cư đang gây bức xúc trong nhân dân. Theo đó, hầu hết các dự án được kiểm tra đều chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được phê duyệt như: đường chưa láng nhựa, vỉa hè, cây xanh, hệ thống cấp điện, cấp nước, chiếu sáng...; chưa đảm bảo đầy đủ và cũng chưa thực hiện đúng quy chế quản lý kiến trúc.
Cụ thể, Khu dân cư - tái định cư của Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Thành Hiếu (huyện Cần Giuộc) đã kéo dài trên 10 năm, nhưng hạ tầng kỹ thuật mới thực hiện được khoảng 80%; hệ thống thoát nước mưa, nước thải chưa hoàn thiện; hệ thống cấp nước, hệ thống điện, trạm xử lý nước thải; hệ thống cây xanh, hệ thống thông tin liên lạc chưa triển khai thi công.
Thực tế, tại thời điểm kiểm tra công trình đã tạm ngừng thi công, cây bụi mọc hoang dày đặc trên các lô nền không xây dựng; hệ thống giao thông và thoát nước đã xuống cấp. Đây là dự án khiến người dân rất bức xúc, được đưa vào danh sách kiểm soát của các Khu Tái định cư để đôn đốc và kiểm soát việc đầu tư hạ tầng, sớm hoàn thiện cho người dân.
Hay như giai đoạn hai dự án Khu tái định cư của Cụm công nghiệp Hải Sơn (huyện Đức Hòa) của Công ty TNHH Hải Sơn có diện tích 112 ha, hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn chỉnh, chỉ có hệ thống đường giao thông và hệ thống thoát nước mưa đạt 70%; Khu dân cư của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông Hồng Lĩnh (huyện Cần Giuộc), một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật mới được thi công từ 60 - 90% khối lượng; hệ thống điện, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cây xanh, hệ thống thông tin liên lạc chưa triển khai thi công...
Được biết, hệ thống hạ tầng xã hội ở các dự án hầu hết chưa được đầu tư là do tỷ lệ người dân vào ở thấp, nhu cầu thực tế chưa cao, khả năng thu lợi từ các công trình xã hội không cao... nên chủ đầu tư chưa mạnh dạn triển khai./.
Nhiều khu tái định cư trên địa bàn chậm tiến độ. (Ảnh chụp khu tái định cư tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc). Ảnh: Báo Long An online |
Riêng đối với hạ tầng xã hội, để đảm bảo cuộc sống người dân có đầy đủ các điều kiện hạ tầng theo quy định, kiến nghị UBND tỉnh có chủ trương khi dân cư lấp đầy trên 30% mà nhà đầu tư vẫn không thực hiện các hạ tầng xã hội hoặc nhà đầu tư có nguyện vọng thì chuyển giao quỹ đất này cho địa phương để kêu gọi đầu tư hoặc đầu tư để phục vụ người dân trong dự án.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Sở Xây dựng đã thành lập Đoàn công tác phối hợp với các địa phương như: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước… tiến hành kiểm tra một số dự án tái định cư đang gây bức xúc trong nhân dân. Theo đó, hầu hết các dự án được kiểm tra đều chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được phê duyệt như: đường chưa láng nhựa, vỉa hè, cây xanh, hệ thống cấp điện, cấp nước, chiếu sáng...; chưa đảm bảo đầy đủ và cũng chưa thực hiện đúng quy chế quản lý kiến trúc.
Cụ thể, Khu dân cư - tái định cư của Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Thành Hiếu (huyện Cần Giuộc) đã kéo dài trên 10 năm, nhưng hạ tầng kỹ thuật mới thực hiện được khoảng 80%; hệ thống thoát nước mưa, nước thải chưa hoàn thiện; hệ thống cấp nước, hệ thống điện, trạm xử lý nước thải; hệ thống cây xanh, hệ thống thông tin liên lạc chưa triển khai thi công.
Thực tế, tại thời điểm kiểm tra công trình đã tạm ngừng thi công, cây bụi mọc hoang dày đặc trên các lô nền không xây dựng; hệ thống giao thông và thoát nước đã xuống cấp. Đây là dự án khiến người dân rất bức xúc, được đưa vào danh sách kiểm soát của các Khu Tái định cư để đôn đốc và kiểm soát việc đầu tư hạ tầng, sớm hoàn thiện cho người dân.
Hay như giai đoạn hai dự án Khu tái định cư của Cụm công nghiệp Hải Sơn (huyện Đức Hòa) của Công ty TNHH Hải Sơn có diện tích 112 ha, hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn chỉnh, chỉ có hệ thống đường giao thông và hệ thống thoát nước mưa đạt 70%; Khu dân cư của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông Hồng Lĩnh (huyện Cần Giuộc), một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật mới được thi công từ 60 - 90% khối lượng; hệ thống điện, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cây xanh, hệ thống thông tin liên lạc chưa triển khai thi công...
Được biết, hệ thống hạ tầng xã hội ở các dự án hầu hết chưa được đầu tư là do tỷ lệ người dân vào ở thấp, nhu cầu thực tế chưa cao, khả năng thu lợi từ các công trình xã hội không cao... nên chủ đầu tư chưa mạnh dạn triển khai./.
Bùi Giang
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN