Mỗi cán bộ, đảng viên đã tự giác thể hiện qua từng mô hình hay, cách làm tốt trên nhiều lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong toàn xã.
Theo chân người dân đến những nơi trước đây được xem là "khỉ ho, cò gáy", mới thấy sự đổi mới, khang trang của xã vùng Đồng Tháp Mười (xã trước đây hàng năm thường xuyên bị lũ lụt; đường xá đi lại khó khăn, chủ yếu bằng tàu, xuồng).
Tuyến đường dài hơn 3 km của ấp Đá Biên, xã Kiến Bình được bê tông hóa, cùng với việc lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng và camera an ninh, làm thay đổi đáng kể diện mạo của xã.
Anh Nguyễn Văn Huynh, người dân ấp Đá Biên, xã Kiến Bình cho biết: Từ ngày con đường đưa vào sử dụng đến nay, người dân trong ấp đều phấn khởi. Việc đi lại, vận chuyển hàng hóa rất thuận lợi, giá trị hàng hóa tăng lên, tình hình an ninh trật tự được giữ vững, giúp cuộc sống người dân luôn ổn định.
Xã Kiến Bình đã có những cách làm sáng tạo, những mô hình thiết thực, có sức lan tỏa như: Mô hình thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật của Hội Nông dân xã; Đoàn Thanh niên thực hiện mô hình tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - an ninh; Hội Phụ nữ thực hiện mô hình đường hoa; Mặt trận Tổ quốc vận động nhân dân mua bảo hiểm y tế…
Ông Trần Văn Mười, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiến Bình cho biết: Học tập làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ chí Minh, với vai trò là Chủ tịch Hội Nông dân xã, ông vận động hội viên đóng góp mua thùng phuy để gom bao bì vừa bảo vệ thực vật vừa bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cho bà con nông dân.
Ngoài ra, ông Mười còn vận động người dân xây dựng các tổ kinh tế hợp tác, tổ se nhang, tổ sản xuất cá giống, nuôi cá nhằm giúp Hội viên tăng thêm thu nhập, góp phần xây dựng thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ địa phương.
Ông Nguyễn Văn Thực, Bí thư Đảng ủy xã Kiến Bình, phấn khởi cho hay: "Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW gắn với Nghị quyết Trung ương 4, toàn xã đã triển khai được 26 công trình giao thông nông thôn, trong đó 10 công trình do nhân dân đóng góp, với kinh phí hơn 5 tỷ đồng; thu nhập bình quân của mỗi người dân đạt 33,4 triệu đồng/năm; công tác chính sách xã hội, bảo trợ xã hội được đặc biệt quan tâm; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo được tập trung thực hiện. Hiện tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm đáng kể, chỉ còn 5,01%.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Thực để đạt những kết quả trên, trước hết là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy không ngừng được phát huy. Lãnh đạo xã luôn tạo được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ. Đảng ủy xã thường xuyên kiểm tra, giám sát việc học tập của từng Chi bộ, đoàn thể, cơ quan gắn với Nghị quyết TW 4, trong giám sát, kiểm tra các Chi bộ và đảng viên. Từ đó, Đảng ủy Kiến Bình đã kịp thời phát hiện chi bộ nào có những thiếu sót, sai phạm nhưng chưa đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật thì đề nghị chi bộ khắc phục sửa chữa.
Đặc biệt, Đảng ủy xã Kiến Bình rất quan tâm đến mô hình "Nghe dân nói, nói dân nghe". Mô hình này gắn với phong trào Dân vận khéo của địa phương. Chính tiếng nói của người dân giúp củng cố, xây dựng Đảng, chính quyền.
Qua mô hình này, phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của người dân trong việc góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và đóng góp ý kiến vì sự phát triển, kịp thời giải quyết những bức xúc, vướng mắc trên địa bàn. Bên cạnh đó, qua góp ý của nhân dân, cán bộ tự nhận ra khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa.
Từ cách thực hiện các mô hình hay, cách làm hiệu quả, xã Kiến Bình đã tạo chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn xã hội. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, nhất là thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị.
Với những kết quả đạt được, trong 2 năm liền, xã Kiến Bình đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” và “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu”, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen việc về thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”./.
Mô hình nghe dân nói góp phần lan tỏa việc học tập và làm theo gương Bác. Nguồn: Báo Long An online |
Theo chân người dân đến những nơi trước đây được xem là "khỉ ho, cò gáy", mới thấy sự đổi mới, khang trang của xã vùng Đồng Tháp Mười (xã trước đây hàng năm thường xuyên bị lũ lụt; đường xá đi lại khó khăn, chủ yếu bằng tàu, xuồng).
Tuyến đường dài hơn 3 km của ấp Đá Biên, xã Kiến Bình được bê tông hóa, cùng với việc lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng và camera an ninh, làm thay đổi đáng kể diện mạo của xã.
Anh Nguyễn Văn Huynh, người dân ấp Đá Biên, xã Kiến Bình cho biết: Từ ngày con đường đưa vào sử dụng đến nay, người dân trong ấp đều phấn khởi. Việc đi lại, vận chuyển hàng hóa rất thuận lợi, giá trị hàng hóa tăng lên, tình hình an ninh trật tự được giữ vững, giúp cuộc sống người dân luôn ổn định.
Xã Kiến Bình đã có những cách làm sáng tạo, những mô hình thiết thực, có sức lan tỏa như: Mô hình thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật của Hội Nông dân xã; Đoàn Thanh niên thực hiện mô hình tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - an ninh; Hội Phụ nữ thực hiện mô hình đường hoa; Mặt trận Tổ quốc vận động nhân dân mua bảo hiểm y tế…
Ông Trần Văn Mười, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiến Bình cho biết: Học tập làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ chí Minh, với vai trò là Chủ tịch Hội Nông dân xã, ông vận động hội viên đóng góp mua thùng phuy để gom bao bì vừa bảo vệ thực vật vừa bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cho bà con nông dân.
Ngoài ra, ông Mười còn vận động người dân xây dựng các tổ kinh tế hợp tác, tổ se nhang, tổ sản xuất cá giống, nuôi cá nhằm giúp Hội viên tăng thêm thu nhập, góp phần xây dựng thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ địa phương.
Ông Nguyễn Văn Thực, Bí thư Đảng ủy xã Kiến Bình, phấn khởi cho hay: "Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW gắn với Nghị quyết Trung ương 4, toàn xã đã triển khai được 26 công trình giao thông nông thôn, trong đó 10 công trình do nhân dân đóng góp, với kinh phí hơn 5 tỷ đồng; thu nhập bình quân của mỗi người dân đạt 33,4 triệu đồng/năm; công tác chính sách xã hội, bảo trợ xã hội được đặc biệt quan tâm; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo được tập trung thực hiện. Hiện tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm đáng kể, chỉ còn 5,01%.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Thực để đạt những kết quả trên, trước hết là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy không ngừng được phát huy. Lãnh đạo xã luôn tạo được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ. Đảng ủy xã thường xuyên kiểm tra, giám sát việc học tập của từng Chi bộ, đoàn thể, cơ quan gắn với Nghị quyết TW 4, trong giám sát, kiểm tra các Chi bộ và đảng viên. Từ đó, Đảng ủy Kiến Bình đã kịp thời phát hiện chi bộ nào có những thiếu sót, sai phạm nhưng chưa đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật thì đề nghị chi bộ khắc phục sửa chữa.
Đặc biệt, Đảng ủy xã Kiến Bình rất quan tâm đến mô hình "Nghe dân nói, nói dân nghe". Mô hình này gắn với phong trào Dân vận khéo của địa phương. Chính tiếng nói của người dân giúp củng cố, xây dựng Đảng, chính quyền.
Qua mô hình này, phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của người dân trong việc góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và đóng góp ý kiến vì sự phát triển, kịp thời giải quyết những bức xúc, vướng mắc trên địa bàn. Bên cạnh đó, qua góp ý của nhân dân, cán bộ tự nhận ra khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa.
Từ cách thực hiện các mô hình hay, cách làm hiệu quả, xã Kiến Bình đã tạo chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tạo sự lan tỏa tích cực trong toàn xã hội. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, nhất là thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị.
Với những kết quả đạt được, trong 2 năm liền, xã Kiến Bình đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” và “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu”, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen việc về thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”./.
Thanh Bình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN