Long An trả dứt điểm kinh phí hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản trong năm 2018
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân chưa nhận được kinh phí hỗ trợ nuôi thủy sản với tổng số tiền gần 28,9 tỷ đồng. Do đó, Ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND tỉnh Long An đề nghị UBND tỉnh cân đối ngân sách để chi trả dứt điểm trong năm 2018 và có báo cáo cụ thể với Thường trực HĐND tỉnh.
Nông dân vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh chưa nhận được tiền hỗ trợ từ chính sách khuyến khích phát triển nuôi thủy sản của tỉnh. Nguồn: Báo Long An online
Chính sách khuyến khích phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An được đánh giá là đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nuôi thủy sản của vùng, hoàn thành mục tiêu chính sách đề ra.
Theo UBND tỉnh Long An, chính sách khuyến khích phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn các huyện vùng Đồng Tháp Mười theo Nghị quyết số 54/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND tỉnh, được thực hiện từ năm 2014 – 2017 với các nội dung hỗ trợ như: Hỗ trợ 50% kinh phí mua giống cá bố mẹ lần đầu, kinh phí mua con giống mới, giống có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ 25% chi phí đầu tư xây dựng ao nuôi, ….
Qua hơn 4 năm triển khai, Nghị quyết này đã tạo được bước phát triển mới trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh, góp phần phát triển diện tích nuôi thủy sản của toàn tỉnh từ 8.929 ha (năm 2012) lên 9.170 ha (năm 2017), tăng sản lượng từ gần 21,6 nghìn tấn (2012) lên gần 35 nghìn tấn (2017).
Đến nay, ý thức của doanh nghiệp, người dân đã dần được thay đổi, hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung, nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã được thành lập. Đồng thời, tại các địa phương người dân đã tích cực quan tâm, tham gia các lớp đào tạo nghề nuôi thủy sản.
Ngoài tăng về diện tích, sản lượng, chính sách đã góp phần đa dạng, phong phú đối tượng nuôi, hình thức nuôi. Nhiều cá nhân, tổ chức đã mạnh dạn tự đầu tư sản xuất, đa dạng về hình thức và thành phần loài; trong đó, đã phát triển vượt bậc tình hình ương cá tra giống, bước đầu mang lại lợi nhuận khá cao, đạt từ 300 - 400 triệu đồng/ha (tổng diện tích ao ương cá tra toàn tỉnh hiện nay khoảng 1.310 ha).
Về kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, trong giai đoạn đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An đã rà soát, thẩm định để hỗ trợ cho 5.041 hồ sơ, với tổng số tiền hơn 54 tỷ đồng. Tỉnh đã giải ngân được hơn 20,6 tỷ đồng, chưa giải ngân số tiền gần 33,4 tỷ đồng.
Hiện tại, số tiền hỗ trợ đang giữ tại ngân sách huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng và Thạnh Hóa hơn 4,5 tỷ đồng, do khó khăn trong việc cân đối nên ngân sách vẫn còn thiếu gần 28,9 tỷ đồng./.
Ngày 29/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo với chủ đề ‘‘Nâng cao hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức cho các Liên hiệp Hội khu vực miền Tây Nam Bộ.
Chương trình hỗ trợ nhà Mái ấm Công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng triển khai đã và đang trở thành hoạt động xã hội có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đồng tình hưởng ứng.
Chiều 12/5, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển điện mặt trời với Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng mặt trời Bách Khoa, Công ty cổ phần Giải pháp sinh thái Việt Nam (VES) và Công ty cổ phần Năng lượng TTC.
Ngày 11/5, Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận một bệnh nhân mắc COVID-19 từ tỉnh Bạc Liêu chuyển lên do tình hình bệnh nhân chuyển xấu, viêm phổi và suy hô hấp.
Ngày 07/05/2020, tại xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre phối hợp Công ty Cổ phần Green Speed (TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã tổ chức chương trình tặng bồn trữ nước, khắc phục hạn mặn cho người dân vùng ven biển tỉnh Bến Tre.
Sáng 7/5 (tức ngày 15/4 Âm lịch), tại Việt Nam Quốc Tự (Thành phố Hồ Chí Minh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564 (dương lịch 2020).
Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh vừa thực hiện ca đại phẫu “3 trong 1” kết hợp nhiều chuyên khoa khác nhau nhằm hạn chế số lần phẫu thuật, giảm bớt đau đớn cho một bệnh nhân ung thư dạ dày. Thông tin được Tiến sỹ, bác sỹ Lâm Việt Trung, Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa - Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ chiều 5/5.
Sáng 5/5, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố và triển khai ứng dụng đánh giá tính an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tại website: https://antoandn.tphcm.gov.vn và ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Để việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử đạt hiệu quả cao không thể tách rời các hoạt động quảng bá, giáo dục truyền thống gắn với phát triển du lịch, đưa du khách về thăm những địa danh lịch sử, tìm hiểu giá trị của từng di tích. Đây cũng chính là loại hình du lịch được nhiều địa phương coi trọng phát triển bằng nhiều biện pháp đồng bộ, hợp lý.
Trải qua các giai đoạn lịch sử hào hùng, vùng đất Nam Bộ hôm nay còn lưu giữ hệ thống các di tích khắc ghi tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông đã có công khai mở, gìn giữ, chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nam Bộ thành đồng là nơi diễn ra nhiều chiến công vang dội góp phần làm nên thắng lợi, thống nhất non sông.
Cách đây 45 năm, đúng 11 giờ 30, ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng cắm trên nóc Dinh Độc Lập đã chính thức báo hiệu Sài Gòn, miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Chặng đường 45 năm sau ngày giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố mang tên Bác đã không ngừng vươn lên, nỗ lực “cùng cả nước, vì cả nước”, xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” đúng như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Khối lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định giới thiệu chương trình du lịch “Theo dấu chân biệt động Sài Gòn” đến du khách trong và ngoài nước tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/4.
Với việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phái đoàn quân sự của ta tại Trại Davis hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt hoạt động. Đã 45 năm trôi qua, những ký ức của cán bộ, chiến sĩ ta trong lòng địch vẫn lưu mãi. Trại Davis đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, như một sự khẳng định về vai trò của quân ta trong Cách mạng. Những người từng tham gia Phái đoàn đang mong ngóng từng ngày Trại Davis được phục dựng lại, như một minh chứng hào hùng của cuộc đấu tranh cách mạng giữa lòng địch, với nhiều cam go, gian khổ nhưng kiên cường bất khuất của những người chiến sĩ cách mạng.
Những năm tháng trong Trại Davis của phái đoàn ta luôn đối mặt với khó khăn, thách thức đầy cam go. Địch thường xuyên gây áp lực, đe dọa, trấn áp tinh thần đến dụ dỗ... Nhưng lý tưởng cách mạng sáng ngời đã giúp cán bộ, chiến sĩ ta giữ vững niềm tin chiến thắng ngay giữa đầu não địch. Những bông hoa đua nở, những mối tình giữa cán bộ ta trong Trại Davis và vùng căn cứ đơm hoa, kết trái trong những tháng ngày ác liệt nhất...
Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), Ban Tổ chức các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước”. Triển lãm diễn ra từ nay đến ngày 5/5, tại ba điểm: Phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi và khu vực đối diện Công viên Chi Lăng.
Những ngày sống và đấu tranh công khai ngay tại lòng địch đã mang lại những kết quả quan trọng cho thành công chung của cách mạng. Những thành viên của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn “giương cao” ngọn cờ cách mạng và đặc biệt, trong sáng 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã được cắm lên ngay trong sân bay Tân Sơn Nhất và khoảnh khắc “bất diệt” đó được ghi lại bởi Nhiếp ảnh gia Phùng Bất Diệt.
Từ ngày 28/1/1973 đến ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, tại Trại Davis (Trại Đa-vít) trong sân bay Tân Sơn Nhất, nơi đặt trụ sở của phái đoàn liên hợp quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đoàn A) và chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (đoàn B), gần một nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ ta đã trải qua 823 ngày đêm dũng cảm, mưu trí, kiên cường đấu tranh với kẻ thù để thực thi hiệp định Paris ngay giữa trung tâm đầu não của Việt Nam Cộng hòa.
Không “xông pha” ở nơi tuyến đầu điều trị cho người bệnh, cũng không trực tiếp tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm nhưng họ lại miệt mài bên trong những phòng thí nghiệm để “truy tìm” virus SARS-CoV-2, tác nhân gây nên đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Hơn chín mươi ngày đêm chống dịch cũng là hơn 90 ngày đêm phòng xét nghiệm ở Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh sáng đèn.
Thanh tra Bộ Y tế vừa công bố kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định về khám, chữa bệnh tại 11 cơ sở bệnh viện, phòng khám tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Thanh tra Bộ Y tế quyết định xử phạt vi phạm hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân.
Là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ quy trình chống dịch COVID-19, ngoài nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu người bệnh, trong mùa dịch COVID-19, Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh kiêm luôn nhiệm vụ vận chuyển người mắc bệnh và người nghi ngờ mắc bệnh đến các khu điều trị.
Nếu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan đầu não, phụ trách toàn bộ hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh, nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế quận, huyện và Trạm Y tế phường, xã lại là những “chân rết” góp phần vào thành công khống chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Được ví như những “cánh tay nối dài”, họ trở thành phòng tuyến vững chắc của hệ thống y tế dự phòng.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất cả nước khi kết thúc giai đoạn 2 với 54 trường hợp. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ngành Y tế và sự chung tay từ cộng đồng, dịch COVID-19 đã được chặn đứng khi 17 ngày liên tiếp thành phố không ghi nhận ca mắc mới. Hơn 90 ngày cân não với đại dịch COVID-19 cũng là ngần ấy thời gian những cán bộ y tế dự phòng, cấp cứu 115, kỹ thuật viên xét nghiệm… căng mình chống dịch.
Vừa qua, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện Báo cáo đánh giá tác động và đề xuất giải pháp ứng phó, phát triển ngành Du lịch trong điều kiện dịch COVID-19. Theo đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương đánh giá tình hình thiệt hại của doanh nghiệp, cũng như dự báo thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động cho bước phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sau dịch COVID-19.
Với diễn biến mới và ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, song song với thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngành Du lịch Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang nghiên cứu các kịch bản kịp thời để chuẩn bị khôi phục du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và có những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Trong đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch ổn định hoạt động, tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn nhân lực... để phục vụ du khách trong và ngoài nước sau dịch COVID-19.
Võ thuật Việt Nam gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhiều từ võ thuật Trung Hoa nhưng võ thuật Việt Nam vẫn đậm sắc dân tộc Việt trên từng môn phái khác nhau của võ cổ truyền Việt Nam. Trong số này, không thể không nói đến môn phái Thiếu lâm Long Phi ở thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương), một minh chứng cho sự hòa quyện của võ học Việt-Hoa.
Với khẩu hiệu “Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”, mô hình phát gạo tự động cho người nghèo lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ góp phần chia sẻ khó khăn với người lao động nghèo trên địa bàn, mà còn lan tỏa yêu thương, nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước giữa mùa dịch bệnh Covid-19.
Quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên trên địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với các tình huống xảy ra, với nỗ lực, quyết tâm cao “vì người dân thành phố, vì cả nước, cùng cả nước”, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Là cửa ngõ đón rất nhiều người Việt Nam từ nước ngoài trở về trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai tổ chức các địa điểm cách ly tập trung với những điều kiện tốt nhất có thể.
"Không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau" đã trở thành phương châm hành động, một quyết sách để thực thi, hơn thế là một đạo lý sống và hành xử của cả hệ thống chính trị, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng cả nước ứng phó với đại dịch COVID-19, với phương châm “không quyết liệt, có lỗi với cả nước, nhân dân”, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chung tay, chung sức, đoàn kết một lòng để tham gia phòng chống dịch COVID-19 một cách hiệu quả nhất.