Theo đó, tỉnh Long An xác định, phải chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo thực hiện các giải pháp có hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tỉnh Long An ưu tiên nguồn vốn đầu tư hơn 40 công trình ở những vùng dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu gồm, công trình cấp nước sinh hoạt cho 4 xã vùng hạ không có nước ngầm ở huyện Cần Đước và 4 xã vùng hạ ở huyện Cần Giuộc của tỉnh; đầu tư thực hiện dự án đê kè phục vụ sản xuất, dân sinh dọc sông rạch Dừa, rạch Giồng, Rạch Dơi, thị trấn Cần Giuộc huyện Cần Giuộc; dự án kè sông Vàm Cỏ Tây đoạn Thành phố Tân An (tỉnh Long An); dự án xây dựng hệ thống đê kè dọc sông Soài Rạp, Vàm Cỏ nhằm ứng phó nước biển dâng tại hai xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây, huyện Cần Đước; xây dựng và thực hiện các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước từ các hồ do khai thác đất xây dựng cụm tuyến dân cư vùng Đồng Tháp Mười phục vụ cho việc trữ nước sản xuất và sinh hoạt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Tỉnh khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung, tích hợp vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng vào quy hoạch, kế hoạch và dự án của ngành, địa phương; đồng thời, chuẩn bị các phương án, điều kiện phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, vùng dễ bị tổn thương, đảm bảo sản xuất, đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. Qua đó, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tỉnh lồng ghép và đưa các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu vào kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững và giảm thiểu rủi ro; đồng thời, biến thích ứng biến đổi khí hậu trở thành một phần không thể thiếu của các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Hiện nay, tình trạng xâm nhập mặn ở tỉnh Long An diễn ra khá phức tạp, một phần địa phận huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hóa chịu ảnh hưởng của ranh giới mặn 3‰. Các huyện Đức Hòa, Thủ Thừa, Bến Lức, thành phố Tân An, Cần Giuộc chịu ảnh hưởng ranh giới mặn từ 5 đến 10‰; riêng các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước có nơi lên đến hơn 15‰.
Do nước biển dâng, đồng thời với nước lũ dâng cao ở thượng nguồn sông Mê Kông làm phần lớn các huyện vùng Đồng Tháp Mười như: Tân Hưng, Thạnh Hóa, một phần các huyện giáp với sông Vàm Cỏ, khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây bị ngập lụt.
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Long An, hệ thống thủy lợi đã phát triển tương đối; hệ thống kênh trục, kênh cấp 1 được nạo vét thường xuyên giúp việc cung cấp nước tưới và tiêu thoát lũ cho bà con nông dân địa phương.
Hệ thống đê bao bảo vệ thị trấn thị tứ, các khu dân cư đã được xây dựng và kết hợp làm đường giao thông và đang được tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh, với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng./.
Thời tiết bất thường khiến hàng chục nghìn ha lúa Hè Thu của vùng Đồng Tháp Mười chuẩn bị thu hoạch bị nước lũ về sớm đe doạ. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Long An khẩn trương thực hiện giải pháp để bảo vệ diện tích lúa, giảm thiệt hại cho nông dân xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng đang phải vất vả để thu hoạch lúa đang bị ngập sâu dưới nước vào cuối tháng 7/2017. Ảnh: Bùi Như Trường Giang – TTXVN |
Tỉnh Long An ưu tiên nguồn vốn đầu tư hơn 40 công trình ở những vùng dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu gồm, công trình cấp nước sinh hoạt cho 4 xã vùng hạ không có nước ngầm ở huyện Cần Đước và 4 xã vùng hạ ở huyện Cần Giuộc của tỉnh; đầu tư thực hiện dự án đê kè phục vụ sản xuất, dân sinh dọc sông rạch Dừa, rạch Giồng, Rạch Dơi, thị trấn Cần Giuộc huyện Cần Giuộc; dự án kè sông Vàm Cỏ Tây đoạn Thành phố Tân An (tỉnh Long An); dự án xây dựng hệ thống đê kè dọc sông Soài Rạp, Vàm Cỏ nhằm ứng phó nước biển dâng tại hai xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây, huyện Cần Đước; xây dựng và thực hiện các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước từ các hồ do khai thác đất xây dựng cụm tuyến dân cư vùng Đồng Tháp Mười phục vụ cho việc trữ nước sản xuất và sinh hoạt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Tỉnh khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung, tích hợp vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng vào quy hoạch, kế hoạch và dự án của ngành, địa phương; đồng thời, chuẩn bị các phương án, điều kiện phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, vùng dễ bị tổn thương, đảm bảo sản xuất, đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. Qua đó, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tỉnh lồng ghép và đưa các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu vào kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững và giảm thiểu rủi ro; đồng thời, biến thích ứng biến đổi khí hậu trở thành một phần không thể thiếu của các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Hiện nay, tình trạng xâm nhập mặn ở tỉnh Long An diễn ra khá phức tạp, một phần địa phận huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hóa chịu ảnh hưởng của ranh giới mặn 3‰. Các huyện Đức Hòa, Thủ Thừa, Bến Lức, thành phố Tân An, Cần Giuộc chịu ảnh hưởng ranh giới mặn từ 5 đến 10‰; riêng các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước có nơi lên đến hơn 15‰.
Do nước biển dâng, đồng thời với nước lũ dâng cao ở thượng nguồn sông Mê Kông làm phần lớn các huyện vùng Đồng Tháp Mười như: Tân Hưng, Thạnh Hóa, một phần các huyện giáp với sông Vàm Cỏ, khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây bị ngập lụt.
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Long An, hệ thống thủy lợi đã phát triển tương đối; hệ thống kênh trục, kênh cấp 1 được nạo vét thường xuyên giúp việc cung cấp nước tưới và tiêu thoát lũ cho bà con nông dân địa phương.
Hệ thống đê bao bảo vệ thị trấn thị tứ, các khu dân cư đã được xây dựng và kết hợp làm đường giao thông và đang được tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh, với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN