Tại hội nghị, các doanh nghiệp Nhật Bản đã trình bày những thuận lợi, khó khăn khi đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Theo các doanh nghiệp Nhật Bản, tỉnh Long An có quỹ đất lớn, kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc khá hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp, bảo đảm cho các dự án đầu tư công nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia. Tỉnh cũng củng cố các cơ sở giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tay nghề đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng nêu một số vướng mắc xung quanh các vấn đề như: trật tự an toàn giao thông, chợ tự phát, các mức phí về nước sinh hoạt, xử lý chất thải, thủ tục xuất nhập khẩu, thông quan hàng hoá tại khu, cụm công nghiệp...
Cụ thể, Công ty TNHH Takazono Việt Nam đặt tại huyện Cần Giuộc, phản ánh tình trạng chợ tự phát tại Khu công nghiệp Long Hậu, làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông; Công ty Tango Candy (huyện Đức Hòa) bày tỏ mong muốn các ngành chức năng tại tỉnh Long An giải quyết tranh chấp giá nước giữa các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Tân Đức với Công ty Cổ phần đầu tư khai thác sản xuất và cung cấp nước sạch ITA (ITA Water) hay Công ty Veco tại huyện Bến Lức phản ánh mức phí đường bộ Khu công nghiệp Phú An Thạnh quá cao...
Các doanh nghiệp đã được lãnh đạo tỉnh, các ban ngành chức năng lắng nghe ý kiến vướng mắc trong quá trình kinh doanh, sản xuất trên địa bàn; đồng thời, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp. Từ đó, Long An tiếp tục cải tiến, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung về thủ tục hành chính, nhằm tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng để doanh nghiệp hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Được, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An ghi nhận và đánh giá cao các nội dung trả lời, giải đáp của các sở ngành, địa phương đối với các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp Nhật Bản; đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản còn khó khăn, vướng mắc, tiếp tục kiến nghị bằng văn bản hoặc gửi qua email đến lãnh đạo tỉnh để chỉ đạo, xử lý.
Long An hiện có hơn 140 dự án của các nhà đầu tư Nhật Bản, đứng thứ 4 về số dự án và thứ 5 về vốn đầu tư với gần 510 triệu USD. Phần lớn các dự án của doanh nghiệp Nhật Bản tập trung chủ yếu tại các huyện trọng điểm của tỉnh như Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Giuộc… với các ngành nghề về sản xuất ván gỗ nhân tạo; các sản phẩm từ gỗ, cơ khí; sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử, gia công cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản./.
Ông Nguyễn Văn Được (áo sáng), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An trao đổi với các doanh nghiệp Nhật Bản. Ảnh: Thanh Bình - TTXVN |
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng nêu một số vướng mắc xung quanh các vấn đề như: trật tự an toàn giao thông, chợ tự phát, các mức phí về nước sinh hoạt, xử lý chất thải, thủ tục xuất nhập khẩu, thông quan hàng hoá tại khu, cụm công nghiệp...
Lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Long An tham dự hội nghị và trả lời những thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản. Ảnh: Thanh Bình - TTXVN |
Các doanh nghiệp đã được lãnh đạo tỉnh, các ban ngành chức năng lắng nghe ý kiến vướng mắc trong quá trình kinh doanh, sản xuất trên địa bàn; đồng thời, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp. Từ đó, Long An tiếp tục cải tiến, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung về thủ tục hành chính, nhằm tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng để doanh nghiệp hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Được (áo sáng), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An trao đổi với các doanh nghiệp Nhật Bản. Ảnh: Thanh Bình - TTXVN |
Long An hiện có hơn 140 dự án của các nhà đầu tư Nhật Bản, đứng thứ 4 về số dự án và thứ 5 về vốn đầu tư với gần 510 triệu USD. Phần lớn các dự án của doanh nghiệp Nhật Bản tập trung chủ yếu tại các huyện trọng điểm của tỉnh như Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Giuộc… với các ngành nghề về sản xuất ván gỗ nhân tạo; các sản phẩm từ gỗ, cơ khí; sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử, gia công cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản./.
Thanh Bình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN