Tại các xã vùng hạ thuộc huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Tân Trụ, khu vực có nhu cầu bức xúc nhất về nước sạch vùng nông thôn của tỉnh Long An, hàng nghìn hộ dân thường xuyên phải sống trong cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt nhiều năm nay. Nguồn nước chủ yếu được lấy từ các giếng khoan, trạm cấp nước tập trung và nguồn nước mưa không đảm bảo tiêu chuẩn.
Ông Nguyễn Hữu Lợi, ngụ xã Long Hựu Đông (huyện Cần Đước, Long An) cho biết: Bình thường gia đình ông vẫn sử dụng nước từ các trạm bơm của tư nhân ở trong xã với giá 10.000 đồng/m3. Nhưng nước thì lúc ngọt, lúc mặn, 1-2 ngày là đóng phèn vàng hết các xô, chậu trong nhà. Nước này chỉ dám dùng để tắm giặt, còn ăn uống vẫn phải mua nước đóng chai về dùng.
Không những phải sử dụng nước kém chất lượng, đến mùa khô, các nguồn nước ở khu vực này đều bị nhiễm mặn, nguồn nước ngọt cho người dân sử dụng trở nên khan hiếm. Đỉnh điểm trong đợt hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô năm 2016, các nguồn nước ngọt cạn kiệt, người dân phải mua nước từ các xà lan với giá cao ngất ngưởng hoặc trông chờ vào các xe cấp nước miễn phí của chính quyền. Do vậy, người dân ở đây phải sử dụng nước rất tiết kiệm. Một chậu nước nhiều khi vừa dùng để vo gạo nấu cơm, vừa dùng để rửa chén bát, vừa để tưới cây.
Bà Đào Bích Thủy, người dân xã Long Hựu Đông (huyện Cần Đước, Long An) cho biết: Đến mùa khô, người dân ở đây đều phải mua nước ở các xà lan để sử dụng. Còn ở phía mé sông thì phải mua nước quanh năm vì các cây nước đều bị nhiễm mặn. Có nhà mỗi tháng tốn cả triệu tiền nước.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hồng Chương, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cần Đước cho biết: Cần Đước là một trong những địa phương khó khăn nhất về nguồn nước của toàn tỉnh. Đặc biệt, khoảng 2.000 hộ dân sống ở các xã ven sông Vàm Cỏ. Tại khu vực này, nước thường xuyên bị nhiễm mặn, một số kênh rạch nguồn nước bị ô nhiễm nên người dân không thể sử dụng được. Riêng địa bàn hai xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây không có mạch nước ngầm nên không thể khai thác để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Theo khảo sát của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Long An, đến cuối năm 2016, toàn tỉnh chỉ có hơn 20% người dân vùng nông thôn được sử dụng nước sạch. Trên địa bàn có khoảng 1.400 trạm cấp nước tập trung, quy mô từ 30 – 200 hộ dân.
Tuy nhiên, phần lớn các trạm cấp nước này đều được phát triển tự phát từ các giếng khoan do UNICEF tài trợ từ năm 1982, đến nay đã quá lạc hậu, không có công nghệ xử lí nước hoặc là quá cũ kỹ, dẫn đến chất lượng nước không đạt quy chuẩn. Một số nơi chưa cung cấp đủ lượng nước tiêu chuẩn tối thiểu cho người dân sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt ở các xã vùng hạ và vùng dân cư sống phân tán thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, tình trạng thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh vẫn thường xuyên xảy ra.
Trước tình hình đó, tỉnh Long An nghiên cứu thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc về sử dụng nước sạch của người dân. Trong đó, tập trung đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn về nguồn nước ở vùng hạ các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và Tân Trụ. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh của toàn tỉnh đạt 98%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch là 45%, đảm bảo cung cấp nước sạch ổn định, bền vững nhằm đảm bảo sức khỏe, nâng cao mức sống cho cư dân vùng nông thôn.
Tuy nhiên, việc triển khai gặp phải nhiều khó khăn do chi phí đầu tư lớn, nhiều khu vực không có mạch nước ngầm để khai thác, một số nơi người dân sống phân tán… Do đó, tỉnh chủ trương kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước, đặc biệt ở hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước.
Đến nay, đã có nhiều nhà đầu tư bắt tay vào thực hiện các dự án quy mô lớn như: Dự án cấp nước cho huyện Cần Giuộc và Cần Đước; dự án án cấp nước cho hai xã Phước Lại, Long Hậu (huyện Cần Giuộc); dự án cấp nước cho 5 xã vùng hạ huyện Cần Giuộc; dự án cấp nước cho 4 xã vùng hạ huyện Cần Đước…
Các dự án này phần lớn là xây dựng đường ống tiếp nhận nguồn nước sạch từ Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) để phân phối đến các hộ dân, do trên địa bàn nguồn nước thường xuyên bị nhiễm mặn, một số nơi không có mạch nước ngầm. Riêng hai dự án cấp nước cho 4 xã vùng hạ huyện Cần Đước (Tân Lân, Phước Đông, Long Hựu Đông và Long Hựu Tây) và dự án cấp nước cho 5 xã vùng hạ huyện Cần Giuộc (Long Phụng, Đông Thạnh, Tân Tập, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây), chủ đầu tư sẽ đầu tư xây dựng hai nhà máy nước hoàn chỉnh với tổng công suất hơn 3.400 m3/ngày đêm. Các dự án này sẽ đưa nước từ nhà máy kết nối bán sỉ cho các đại lý để phân phối đến từng hộ dân trong khu vực.
Ông Hà Văn Thiệp, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Long An cho biết: Hiện nay, một số dự án trên đã hoàn thành một phần và đã tiến hành cấp nước cho người dân. Theo cam kết của các nhà đầu tư, đến năm 2018, toàn bộ các giai đoạn của các dự án trên sẽ hoàn thành.
Ở một số nơi khó khăn, ngân sách nhà nước sẽ đầu tư xây dựng các trạm tăng áp, đường ống để đảm bảo cho người dân được sử dụng nước sạch. Khi các dự án được hoàn thành, vấn đề mà người dân và chính quyền các huyện vùng hạ bức xúc lâu nay cơ bản được giải quyết.
Đối với các địa phương khác trong tỉnh, do địa bàn vùng nông thôn rộng, nhiều nơi người dân sống phân tán nên việc đầu tư xây dựng các trạm cấp nước tập trung gặp nhiều khó khăn do kinh phí quá lớn. Tỉnh Long An từng bước thay thế các trạm cấp nước quy mô nhỏ trước đây bằng các trạm cấp nước quy mô hoàn chỉnh hơn.
Hiện nay, tỉnh đang đầu tư xây dựng 27 danh mục công trình cấp nước tập trung ở các xã khó khăn từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa để cấp nước cho các xã đặc biệt khó khăn và xã nông thôn mới. Đồng thời, tăng cường quản lý các trạm cấp nước hiện hữu trên cơ sở đảm bảo chất lượng nước và các quy định của pháp luật về kỹ thuật, dịch vụ, giá nước nhằm bảo vệ sức khỏe người dân.
Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về nước sạch và nước hợp vệ sinh để đầu tư các hệ thống lọc nước, khử trùng…/.
Ông Nguyễn Hữu Lợi, ngụ xã Long Hựu Đông (huyện Cần Đước, Long An) cho biết: Bình thường gia đình ông vẫn sử dụng nước từ các trạm bơm của tư nhân ở trong xã với giá 10.000 đồng/m3. Nhưng nước thì lúc ngọt, lúc mặn, 1-2 ngày là đóng phèn vàng hết các xô, chậu trong nhà. Nước này chỉ dám dùng để tắm giặt, còn ăn uống vẫn phải mua nước đóng chai về dùng.
Một trạm cấp nước vừa được đầu tư xây dựng tại huyện Cần Giuộc nhằm cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn. Ảnh: Bùi Như Trường Giang-TTXVN |
Không những phải sử dụng nước kém chất lượng, đến mùa khô, các nguồn nước ở khu vực này đều bị nhiễm mặn, nguồn nước ngọt cho người dân sử dụng trở nên khan hiếm. Đỉnh điểm trong đợt hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô năm 2016, các nguồn nước ngọt cạn kiệt, người dân phải mua nước từ các xà lan với giá cao ngất ngưởng hoặc trông chờ vào các xe cấp nước miễn phí của chính quyền. Do vậy, người dân ở đây phải sử dụng nước rất tiết kiệm. Một chậu nước nhiều khi vừa dùng để vo gạo nấu cơm, vừa dùng để rửa chén bát, vừa để tưới cây.
Bà Đào Bích Thủy, người dân xã Long Hựu Đông (huyện Cần Đước, Long An) cho biết: Đến mùa khô, người dân ở đây đều phải mua nước ở các xà lan để sử dụng. Còn ở phía mé sông thì phải mua nước quanh năm vì các cây nước đều bị nhiễm mặn. Có nhà mỗi tháng tốn cả triệu tiền nước.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hồng Chương, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cần Đước cho biết: Cần Đước là một trong những địa phương khó khăn nhất về nguồn nước của toàn tỉnh. Đặc biệt, khoảng 2.000 hộ dân sống ở các xã ven sông Vàm Cỏ. Tại khu vực này, nước thường xuyên bị nhiễm mặn, một số kênh rạch nguồn nước bị ô nhiễm nên người dân không thể sử dụng được. Riêng địa bàn hai xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây không có mạch nước ngầm nên không thể khai thác để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Một trạm cấp nước lạc hậu, chất lượng nước không đạt quy chuẩn trên địa bàn. Ảnh: Bùi Như Trường Giang-TTXVN |
Theo khảo sát của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Long An, đến cuối năm 2016, toàn tỉnh chỉ có hơn 20% người dân vùng nông thôn được sử dụng nước sạch. Trên địa bàn có khoảng 1.400 trạm cấp nước tập trung, quy mô từ 30 – 200 hộ dân.
Tuy nhiên, phần lớn các trạm cấp nước này đều được phát triển tự phát từ các giếng khoan do UNICEF tài trợ từ năm 1982, đến nay đã quá lạc hậu, không có công nghệ xử lí nước hoặc là quá cũ kỹ, dẫn đến chất lượng nước không đạt quy chuẩn. Một số nơi chưa cung cấp đủ lượng nước tiêu chuẩn tối thiểu cho người dân sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt ở các xã vùng hạ và vùng dân cư sống phân tán thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, tình trạng thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh vẫn thường xuyên xảy ra.
Trước tình hình đó, tỉnh Long An nghiên cứu thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc về sử dụng nước sạch của người dân. Trong đó, tập trung đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn về nguồn nước ở vùng hạ các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và Tân Trụ. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh của toàn tỉnh đạt 98%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch là 45%, đảm bảo cung cấp nước sạch ổn định, bền vững nhằm đảm bảo sức khỏe, nâng cao mức sống cho cư dân vùng nông thôn.
Tuy nhiên, việc triển khai gặp phải nhiều khó khăn do chi phí đầu tư lớn, nhiều khu vực không có mạch nước ngầm để khai thác, một số nơi người dân sống phân tán… Do đó, tỉnh chủ trương kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước, đặc biệt ở hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước.
Đến nay, đã có nhiều nhà đầu tư bắt tay vào thực hiện các dự án quy mô lớn như: Dự án cấp nước cho huyện Cần Giuộc và Cần Đước; dự án án cấp nước cho hai xã Phước Lại, Long Hậu (huyện Cần Giuộc); dự án cấp nước cho 5 xã vùng hạ huyện Cần Giuộc; dự án cấp nước cho 4 xã vùng hạ huyện Cần Đước…
Các dự án này phần lớn là xây dựng đường ống tiếp nhận nguồn nước sạch từ Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) để phân phối đến các hộ dân, do trên địa bàn nguồn nước thường xuyên bị nhiễm mặn, một số nơi không có mạch nước ngầm. Riêng hai dự án cấp nước cho 4 xã vùng hạ huyện Cần Đước (Tân Lân, Phước Đông, Long Hựu Đông và Long Hựu Tây) và dự án cấp nước cho 5 xã vùng hạ huyện Cần Giuộc (Long Phụng, Đông Thạnh, Tân Tập, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây), chủ đầu tư sẽ đầu tư xây dựng hai nhà máy nước hoàn chỉnh với tổng công suất hơn 3.400 m3/ngày đêm. Các dự án này sẽ đưa nước từ nhà máy kết nối bán sỉ cho các đại lý để phân phối đến từng hộ dân trong khu vực.
Ông Hà Văn Thiệp, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Long An cho biết: Hiện nay, một số dự án trên đã hoàn thành một phần và đã tiến hành cấp nước cho người dân. Theo cam kết của các nhà đầu tư, đến năm 2018, toàn bộ các giai đoạn của các dự án trên sẽ hoàn thành.
Ở một số nơi khó khăn, ngân sách nhà nước sẽ đầu tư xây dựng các trạm tăng áp, đường ống để đảm bảo cho người dân được sử dụng nước sạch. Khi các dự án được hoàn thành, vấn đề mà người dân và chính quyền các huyện vùng hạ bức xúc lâu nay cơ bản được giải quyết.
Đối với các địa phương khác trong tỉnh, do địa bàn vùng nông thôn rộng, nhiều nơi người dân sống phân tán nên việc đầu tư xây dựng các trạm cấp nước tập trung gặp nhiều khó khăn do kinh phí quá lớn. Tỉnh Long An từng bước thay thế các trạm cấp nước quy mô nhỏ trước đây bằng các trạm cấp nước quy mô hoàn chỉnh hơn.
Hiện nay, tỉnh đang đầu tư xây dựng 27 danh mục công trình cấp nước tập trung ở các xã khó khăn từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa để cấp nước cho các xã đặc biệt khó khăn và xã nông thôn mới. Đồng thời, tăng cường quản lý các trạm cấp nước hiện hữu trên cơ sở đảm bảo chất lượng nước và các quy định của pháp luật về kỹ thuật, dịch vụ, giá nước nhằm bảo vệ sức khỏe người dân.
Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về nước sạch và nước hợp vệ sinh để đầu tư các hệ thống lọc nước, khử trùng…/.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN