Theo đó, Long An xác định nông sản chủ lực của tỉnh bao gồm: lúa gạo, cây ăn quả (thanh long, chanh,...) rau thực phẩm, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn, gia cầm, tôm và cá tra giống.
Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng giá trị sản xuất/ha đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 đạt 131 triệu đồng/ha, năm 2030 đạt 225 triệu đồng/ha.
Cùng đó, tổ chức lại sản xuất để đến năm 2020, mỗi ngành hàng chủ lực ở mỗi huyện, thành lập ít nhất 01 hợp tác xã làm đại diện để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.
Tỉnh Long An cũng phân chia thành 4 vùng phát triển nông, lâm ngư nghiệp để đầu tư kết cấu hạ tầng, bao gồm: Vùng I bao gồm toàn bộ thị xã Kiến Tường, các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và 3 xã phía Tây huyện Thạnh Hóa định hướng phát triển lúa gạo chất lượng cao xuất khẩu, trồng cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gà, cá tra giống.
Vùng II bao gồm toàn bộ huyện Đức Huệ, phần phía Bắc kênh Thủ Thừa - huyện Thủ Thừa, 3 xã phía Tây sông Vàm Cỏ Đông, huyện Bến Lức và các xã còn lại của huyện Thạnh Hóa, định hướng phát triển là vùng chanh, một số cây đặc sản, phát triển lúa chất lượng cao ở những nơi có điều kiện thích hợp, nuôi trâu thịt.
Vùng III bao gồm toàn bộ thành phố Tân An, huyện Tân Trụ, Châu Thành, các xã phía Nam kênh Thủ Thừa, phía Tây sông Vàm Cỏ Tây huyện Thủ Thừa, định hướng phát triển phát triển bền vững ngành hàng thanh long xuất khẩu, chuyên canh rau an toàn.
Vùng IV bao gồm toàn bộ huyện Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc và các xã phía Đông sông Vàm Cỏ Đông huyện Bến Lức, định hướng hình thành vùng rau an toàn phát triển theo hướng GAP, phát triển đàn bò sữa, nuôi bò thịt, trâu thịt, chăn nuôi gà công nghiệp…
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho nông, lâm, ngư nghiệp thời kỳ 2018 - 2030 là gần 72.000 tỷ đồng, bình quân trên 5.100 tỷ đồng/năm và 233 triệu đồng/ha đất nông nghiệp; trong đó, vốn ngân gần 8.600 tỷ đồng (chiếm 12%); vốn tín dụng hơn 28.600 tỷ đồng (chiếm 40%); vốn tự có của doanh nghiệp, nông hộ, chủ trang trại, kinh tế hợp tác hơn 28.600 tỷ đồng.
Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Long An còn thông qua 17 nghị quyết quan trọng khác nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh, cấp bách, đáp ứng công tác quản lý nhà nước tại địa phương như: Nghị quyết về bổ sung danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang mục đích khác và danh mục dự án cần thu hồi đất trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết về bổ sung danh mục kêu gọi xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường năm 2018…
Phát biểu tại kỳ họp, ông Phạm Văn Rạnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An đề nghị, ngay sau kỳ họp này, UBND tỉnh và các ngành liên quan sớm có kế hoạch cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết đảm bảo đúng quy định; cân đối nguồn lực hợp lý, tích cực huy động thêm các nguồn lực khác ngoài ngân sách để cùng thực hiện; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận và lan tỏa trong nhân dân và các đối tượng có liên quan cùng góp phần thực hiện nghị quyết, nhất là các vấn đề liên quan đến bãi bỏ, điều chỉnh, bổ sung chính sách…/.
Thu hoạch thanh long tại Huyện Châu Thành (Long An). Ảnh: Bùi Giang - TTXVN |
Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng giá trị sản xuất/ha đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 đạt 131 triệu đồng/ha, năm 2030 đạt 225 triệu đồng/ha.
Cùng đó, tổ chức lại sản xuất để đến năm 2020, mỗi ngành hàng chủ lực ở mỗi huyện, thành lập ít nhất 01 hợp tác xã làm đại diện để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.
Tỉnh Long An cũng phân chia thành 4 vùng phát triển nông, lâm ngư nghiệp để đầu tư kết cấu hạ tầng, bao gồm: Vùng I bao gồm toàn bộ thị xã Kiến Tường, các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và 3 xã phía Tây huyện Thạnh Hóa định hướng phát triển lúa gạo chất lượng cao xuất khẩu, trồng cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gà, cá tra giống.
Vùng II bao gồm toàn bộ huyện Đức Huệ, phần phía Bắc kênh Thủ Thừa - huyện Thủ Thừa, 3 xã phía Tây sông Vàm Cỏ Đông, huyện Bến Lức và các xã còn lại của huyện Thạnh Hóa, định hướng phát triển là vùng chanh, một số cây đặc sản, phát triển lúa chất lượng cao ở những nơi có điều kiện thích hợp, nuôi trâu thịt.
Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết. Nguồn: Báo Long An online |
Vùng III bao gồm toàn bộ thành phố Tân An, huyện Tân Trụ, Châu Thành, các xã phía Nam kênh Thủ Thừa, phía Tây sông Vàm Cỏ Tây huyện Thủ Thừa, định hướng phát triển phát triển bền vững ngành hàng thanh long xuất khẩu, chuyên canh rau an toàn.
Vùng IV bao gồm toàn bộ huyện Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc và các xã phía Đông sông Vàm Cỏ Đông huyện Bến Lức, định hướng hình thành vùng rau an toàn phát triển theo hướng GAP, phát triển đàn bò sữa, nuôi bò thịt, trâu thịt, chăn nuôi gà công nghiệp…
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho nông, lâm, ngư nghiệp thời kỳ 2018 - 2030 là gần 72.000 tỷ đồng, bình quân trên 5.100 tỷ đồng/năm và 233 triệu đồng/ha đất nông nghiệp; trong đó, vốn ngân gần 8.600 tỷ đồng (chiếm 12%); vốn tín dụng hơn 28.600 tỷ đồng (chiếm 40%); vốn tự có của doanh nghiệp, nông hộ, chủ trang trại, kinh tế hợp tác hơn 28.600 tỷ đồng.
Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Long An còn thông qua 17 nghị quyết quan trọng khác nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh, cấp bách, đáp ứng công tác quản lý nhà nước tại địa phương như: Nghị quyết về bổ sung danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang mục đích khác và danh mục dự án cần thu hồi đất trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết về bổ sung danh mục kêu gọi xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường năm 2018…
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh – Phạm Văn Rạnh yêu cầu, ngay sau kỳ họp này, UBND tỉnh và các ngành liên quan sớm có kế hoạch cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết bảo đảm đúng quy định. Nguồn: Báo Long An online |
Phát biểu tại kỳ họp, ông Phạm Văn Rạnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An đề nghị, ngay sau kỳ họp này, UBND tỉnh và các ngành liên quan sớm có kế hoạch cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết đảm bảo đúng quy định; cân đối nguồn lực hợp lý, tích cực huy động thêm các nguồn lực khác ngoài ngân sách để cùng thực hiện; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận và lan tỏa trong nhân dân và các đối tượng có liên quan cùng góp phần thực hiện nghị quyết, nhất là các vấn đề liên quan đến bãi bỏ, điều chỉnh, bổ sung chính sách…/.
Bùi Giang
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN