Tại nhiều chợ trên địa bàn tỉnh Long An, hệ thống điện xuống cấp, luôn bị quá tải, câu mắc tùy tiện; một số chợ xây dựng đã lâu, việc nâng cấp, cải tạo, sửa chữa không phù hợp với quy định, tiêu chuẩn hiện hành; chưa trang bị hệ thống báo cháy tự động, không có các biện pháp ngăn cháy, chống lan; khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy, nguồn nước không đảm bảo…, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do ý thức chấp hành về an toàn phòng cháy, chữa cháy của một bộ phận cán bộ, người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là; có lúc, có nơi công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ còn chưa được quan tâm đúng mức, xem đây là nhiệm vụ riêng của ngành Công an.
Người đứng đầu cơ sở, doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy, nhất là chưa thể hiện trách nhiệm tự kiểm tra việc đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Việc chấp hành pháp luật của các cơ sở vi phạm quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy chưa nghiêm, có trường hợp bị xử lý tạm đình chỉ, đình chỉ nhưng vẫn tiếp tục hoạt động, không khắc phục những kiến nghị của cơ quan chức năng.
Mạng lưới lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực chưa ngang tầm, địa bàn quản lý rộng nên khi có cháy xảy ra hiệu quả chữa cháy bị hạn chế….
Trước thực trạng trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đề ra một số giải pháp thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Theo đó, tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, chú trọng tuyên truyền về ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình.
Cùng với đó, nâng cao hiệu lực, hiệu qủa công tác quản lý của Nhà nước, nhất là trong phê duyệt dự án, cấp phép đầu tư xây dựng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm duyệt về phòng cháy, kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót để khắc phục; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm .
Tỉnh cũng củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các cấp; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực hoạt động cho lực lượng cơ sở nhằm kịp thời ngăn chặn các vụ cháy, nổ xảy ra.
Năm 2017, tỉnh Long An xảy ra 12 vụ cháy, nổ làm bị thương 1 người, thiệt hại tài sản 37 tỷ đồng. Từ đầu năm 2018 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy, làm thiệt hại tài sản gần 800 triệu đồng.
Các vụ cháy lớn đều xảy ra tại doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở không có giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ không phát huy tác dụng và khi xảy ra cháy không phát hiện kịp thời./.
Hệ thống điện tại chợ bách hóa Huyện Vĩnh Hưng (Long An) xuống cấp nghiêm trọng rất dễ chạm, chập gây cháy. Ảnh: Báo Long An online |
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do ý thức chấp hành về an toàn phòng cháy, chữa cháy của một bộ phận cán bộ, người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là; có lúc, có nơi công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ còn chưa được quan tâm đúng mức, xem đây là nhiệm vụ riêng của ngành Công an.
Người đứng đầu cơ sở, doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy, nhất là chưa thể hiện trách nhiệm tự kiểm tra việc đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Việc chấp hành pháp luật của các cơ sở vi phạm quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy chưa nghiêm, có trường hợp bị xử lý tạm đình chỉ, đình chỉ nhưng vẫn tiếp tục hoạt động, không khắc phục những kiến nghị của cơ quan chức năng.
Mạng lưới lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực chưa ngang tầm, địa bàn quản lý rộng nên khi có cháy xảy ra hiệu quả chữa cháy bị hạn chế….
Trước thực trạng trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đề ra một số giải pháp thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Theo đó, tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, chú trọng tuyên truyền về ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình.
Cùng với đó, nâng cao hiệu lực, hiệu qủa công tác quản lý của Nhà nước, nhất là trong phê duyệt dự án, cấp phép đầu tư xây dựng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm duyệt về phòng cháy, kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót để khắc phục; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm .
Tỉnh cũng củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các cấp; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực hoạt động cho lực lượng cơ sở nhằm kịp thời ngăn chặn các vụ cháy, nổ xảy ra.
Năm 2017, tỉnh Long An xảy ra 12 vụ cháy, nổ làm bị thương 1 người, thiệt hại tài sản 37 tỷ đồng. Từ đầu năm 2018 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy, làm thiệt hại tài sản gần 800 triệu đồng.
Các vụ cháy lớn đều xảy ra tại doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở không có giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ không phát huy tác dụng và khi xảy ra cháy không phát hiện kịp thời./.
Thanh Bình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN