Nông nghiệp An Giang với tư duy phát triển xanh được biết đến với những cánh đồng lúa đạt chuẩn SRP (tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững) xuất khẩu đi châu Âu ở Thoại Sơn, Châu Thành hay lúa hữu cơ ở Tri Tôn, An Phú, Tân Châu, Long Xuyên… đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Chuyển đổi tư duy "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp" thích ứng với biến đổi khí hậu và xu thế thị trường là tiền đề giúp An Giang hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2024 tỉnh Đồng Tháp liên kết tiêu thụ gần 100.000 ha lúa. Kết quả liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất truyền thống. Giá thành sản xuất lúa từ 3.721 - 3.841 đồng/kg; lợi nhuận từ 28 - 31 triệu đồng/ha, tăng từ 3,6 - 7 triệu đồng/ha so với cùng kỳ năm 2023.
Từ ngày 2 đến 4/10, tại Trường Đại học Tây Bắc (Sơn La), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup phối hợp tổ chức bàn giao hỗ trợ và tập huấn dự án hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững.
Bình Phước có quỹ đất nông nghiệp dồi dào với gần 425.000 ha để phát triển vùng nguyên liệu trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn, trong đó, cây cao su (chiếm 26%) cây điều (chiếm 50,6%) và cây hồ tiêu (chiếm 10,7%) diện tích cả nước. Lĩnh vực chăn nuôi đã thu hút được nhiều tập đoàn chăn nuôi lớn với khoảng 480 trang trại (tỷ lệ trang trại chuồng kín, lạnh chiếm 66%). Do vậy, việc liên kết, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp đang được địa phương đẩy mạnh thực hiện nhằm tạo điều kiện cho nhiều nông dân cải thiện thu nhập, hướng tới sản xuất nông nghiệp mang tính ổn định, bền vững.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2024, tỉnh tập trung nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực và sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nước.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Đồng Nai triển khai mô hình liên kết theo chuỗi giá trị. Thực tế cho thấy, việc liên kết mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp và nhà nước, giúp hình thành nền sản xuất lớn, đạt tiêu chuẩn an toàn. Tuy nhiên, để liên kết thực sự thành hướng đi bền vững của nền nông nghiệp thì các bên trong chuỗi cũng cần nâng cao trách nhiệm, vai trò của mình.
Ngày 22/9, tại Cần Thơ, UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị xúc tiến hợp tác liên kết phát triển du lịch Lâm Đồng - Đồng Tháp - Cần Thơ. Đây là dịp để các doanh nghiệp du lịch hai địa phương kết nối, thiết kế các chương trình hợp tác dựa trên thế mạnh đặc thù của hai bên, gia tăng sự hài lòng trong trải nghiệm cho du khách.
Sầu riêng đang là cây trồng mang lại giá trị cao đối với người dân canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Việc thực hiện canh tác bài bản theo theo tiêu chuẩn GAP, quản lý bằng mã số vùng trồng và liên kết theo chuỗi sản phẩm để xuất khẩu nông sản, đang là những cách làm mà người nông dân trồng sầu riêng tại Bình Phước thực hiện.
Ngày 10/12, tại Đà Nẵng, Sở Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị "Giới thiệu, quảng bá du lịch Nghệ An tại Đà Nẵng năm 2022". Tham dự hội nghị có Lãnh đạo Tổng cục Du lịch, đại diện các Vụ thuộc Tổng cục Du lịch, Lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Việt Nam; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch…
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Ninh Thuận, trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh, số lượng khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh ước tính đạt trên 35.000 lượt, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó khách quốc tế ước đạt 500 lượt; công suất phòng đạt từ 60 - 95%; thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt khoảng 27 tỷ đồng. Mọi hoạt động du lịch đều diễn ra an toàn, đảm bảo an ninh.
Khi dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, các tỉnh ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu đã khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng trong trạng thái bình thường. Lượng khách du lịch đến với các địa phương trong gần nửa đầu năm nay không ngừng tăng cao cho thấy tốc độ phục hồi mạnh mẽ của ngành Du lịch.
Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu là ba tỉnh ven biển sở hữu hàng trăm km đường bờ biển với rất nhiều vịnh, đảo và hàng loạt các bãi biển đẹp cùng nguồn tài nguyên đa dạng sinh học biển cực kỳ phong phú. Nhìn nhận thế mạnh, chọn lọc, định vị sản phẩm đặc sắc cũng như đẩy mạnh liên kết trong và ngoài vùng để làm gia tăng giá trị điểm đến là những giải pháp đang được các địa phương thống nhất, đẩy mạnh triển khai thực hiện. Phóng viên TTXVN phản ánh nội dung này qua ba bài viết với chủ đề "Liên kết phát triển du lịch bền vững".
Trước đây, việc sản xuất của đồng bào dân tộc và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đắk Tô (Kon Tum) thiếu tính tổ chức. Nông sản làm ra “thuận mua vừa bán” nên hiệu quả kinh tế thấp. Vài năm gần đây, nhằm nâng cao giá trị nông sản, Đắk Tô phát triển mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, góp phần từng bước thay đổi tư duy sản xuất, cải thiện thu nhập cho đồng bào dân tộc...
Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều doanh nghiệp liên kết với nông dân tiêu thụ lúa 11.000 ha lúa Hè Thu năm 2021. Kết quả liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất truyền thống.
Trong vụ Đông Xuân 2020 – 2021, nông dân tỉnh Tiền Giang đã xuống giống được 48.350 ha, đạt gần 94% kế hoạch; trong đó, các huyện phía Tây xuống giống được 26.072 ha và các huyện phía Đông xuống giống được 22.278 ha. Trà lúa chủ yếu đang ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh và làm đòng.
Do có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng phát triển nông nghiệp nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khoảng 3 năm trở lại đây, tỉnh Gia Lai đã tập trung phát triển các mô hình liên kết sản xuất chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực nhằm nâng cao chất lượng cũng như tăng giá trị vốn có của các sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Điều kiện tự nhiên, khí hậu khô nóng đã tạo điều kiện cho tỉnh Ninh Thuận phát triển nhiều loại vật nuôi có lợi thế so sánh như cừu, dê, bò. Để nâng cao giá trị gia tăng, tỉnh đang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng liên kết, tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm của thị trường.
Liên kết sản xuất nho theo chuỗi giá trị, các thành viên cùng tham gia quản lý chất lượng, sản lượng và được lựa chọn phương thức bán sản phẩm là mô hình hoạt động của Hợp tác xã Nho Evergreen Ninh Thuận (thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) triển khai, nhằm tạo sinh kế bền vững cho người nông dân.
Là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, du lịch đang từng bước vượt qua khó khăn để hồi phục. Sau một thời gian đình trệ, giờ đây thị trường du lịch đang mở ra những xu hướng mới buộc các tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải chuyển động để thích ứng. Sự sàng lọc khiến doanh nghiệp phải năng động hơn lên. Cánh cửa đón khách quốc tế vẫn đang đóng, buộc doanh nghiệp phải tìm lối đi phù hợp. Nhu cầu du lịch an toàn của du khách và khám phá sản phẩm độc đáo buộc các địa phương, doanh nghiệp, điểm đến cùng liên kết thu hút khách, xây dựng sản phẩm mới.
Tập hợp, thúc đẩy liên kết các đơn vị, cơ sở sản xuất, nhà nông, trang trại, các dịch vụ liên quan, nhà phân phối sản phẩm nông nghiệp sạch và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là mục tiêu hoạt động của Hội Sản phẩm Nông nghiệp sạch Thành phố Hồ Chí Minh vừa được thành lập và tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2018 - 2023 vào ngày 24/12.
Nhằm kết nối cung cầu, tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn, ngày 18/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Hỗ trợ đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa doanh nghiệp - hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
Song song với xây dựng các chính sách hỗ trợ, cần chọn ra sản phẩm thế mạnh cũng như tạo liên kết để xây dựng thương hiệu, qua đó tăng khả năng cạnh tranh cũng giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam.