Theo Ban tổ chức, Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ III, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 2017 có chủ đề “Phát huy bản sắc văn hóa-Hội nhập phát triển” sẽ diễn ra trong 7 ngày, từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2017 tại nhiều địa điểm trong thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Lễ hội gồm chuỗi các hoạt động liên kết như: Giải đua ghe Ngo, lễ cúng trăng, Hội thi thả đèn nước và phục dựng ghe Cà Hâu, lễ hội đường phố, triển lãm ảnh nghệ thuật; Hội chợ Thương mại, triển lãm, du lịch và liên hoan ẩm thực với gần 200 đơn vị tham gia và gần 500 gian hàng hóa trưng bày bán, triển lãm, giới thiệu đa dạng các vùng miền.
Ngoài ra, trong tuần lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi giải trí khác như: Hội thao dân tộc với các môn thi tài như bóng đá, bóng chuyền, bi sắt, cờ ốc, trò chơi dân gian đẩy gậy, kéo co...; các chương trình ca múa nhạc tổng hợp và biểu diễn nghệ thuật sân khấu Dù kê; Hội thảo khoa học “Du lịch Sóc Trăng-Tiềm năng và giải pháp phát triển”…
Tâm điểm của tuần Lễ hội là 2 ngày 2-3/11 khi Giải đua ghe Ngo diễn ra với sự tham gia tranh tài của 62 đội ghe (50 đội ghe nam và 12 đội ghe nữ), trong đó tỉnh Sóc Trăng có 50 đội và 12 đội đến từ các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang.
Các đội thi đấu ở hai nội dung: Bơi 1.200m (đối với đội ghe nam) và 1.000m dành cho đội ghe nữ. Về giá trị giải thưởng, đội ghe nam vô địch sẽ nhận thưởng 150 triệu đồng, đội ghe nữ vô địch là 100 triệu đồng. Ngoài ra còn có các giải nhì, ba, khuyến khích và nhiều giải phụ của các nhà tài trợ khác.
Hiện công tác chuẩn bị và đảm bảo an ninh trật tự trong dịp lễ hội đã cơ bản hoàn tất, Ban tổ chức lễ hội cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các phóng viên, cơ quan báo chí tác nghiệp được thuận tiện, góp phần quảng bá nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Nam bộ và nền văn hóa phong phú đậm đà bản sắc các dân tộc tại Sóc Trăng…/.
Ban tổ chức Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng lần thứ III, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 2017 tổ chức họp báo, thông tin về các hoạt động diễn ra trong lễ hội. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN |
Lễ hội gồm chuỗi các hoạt động liên kết như: Giải đua ghe Ngo, lễ cúng trăng, Hội thi thả đèn nước và phục dựng ghe Cà Hâu, lễ hội đường phố, triển lãm ảnh nghệ thuật; Hội chợ Thương mại, triển lãm, du lịch và liên hoan ẩm thực với gần 200 đơn vị tham gia và gần 500 gian hàng hóa trưng bày bán, triển lãm, giới thiệu đa dạng các vùng miền.
Ngoài ra, trong tuần lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi giải trí khác như: Hội thao dân tộc với các môn thi tài như bóng đá, bóng chuyền, bi sắt, cờ ốc, trò chơi dân gian đẩy gậy, kéo co...; các chương trình ca múa nhạc tổng hợp và biểu diễn nghệ thuật sân khấu Dù kê; Hội thảo khoa học “Du lịch Sóc Trăng-Tiềm năng và giải pháp phát triển”…
Giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2016 được tổ chức trên sông Maspero, thành phố Sóc Trăng. Ảnh: Trung Hiếu-TTXVN |
Các đội thi đấu ở hai nội dung: Bơi 1.200m (đối với đội ghe nam) và 1.000m dành cho đội ghe nữ. Về giá trị giải thưởng, đội ghe nam vô địch sẽ nhận thưởng 150 triệu đồng, đội ghe nữ vô địch là 100 triệu đồng. Ngoài ra còn có các giải nhì, ba, khuyến khích và nhiều giải phụ của các nhà tài trợ khác.
Hiện công tác chuẩn bị và đảm bảo an ninh trật tự trong dịp lễ hội đã cơ bản hoàn tất, Ban tổ chức lễ hội cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các phóng viên, cơ quan báo chí tác nghiệp được thuận tiện, góp phần quảng bá nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Nam bộ và nền văn hóa phong phú đậm đà bản sắc các dân tộc tại Sóc Trăng…/.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi