Làng đào, quất Hợp Lý rộn ràng đón Tết

Làng đào, quất Hợp Lý rộn ràng đón Tết

Có mặt tại vườn đào, quất của gia đình anh Trần Văn Đĩnh (xóm 2, xã Hợp Lý) - một trong 10 hộ có nhiều đào, quất nhất xã, chúng tôi cảm nhận được không khí khẩn trương của những ngày cận Tết. Không ngừng trả lời điện thoại của những "lái buôn" phương xa, hoặc tiếp các thương lái đến tận vườn "đánh" đào, anh Trần Văn Đĩnh cho biết: "Năm nay, nhà tôi thuê khoảng 1,5 ha đất để trồng khoảng 2.000 gốc đào và 400 gốc quất thế. Đây là thời điểm quan trọng nhất nên gia đình tôi phải thuê thêm từ 5-6 nhân công để chăm sóc vườn đào, quất. Riêng đào, tôi phải thuê thêm 8-10 nhân công thời vụ tập trung tỉa lá, lộc non để cây đào nuôi nụ. Tuy thời tiết năm nay không thuận lợi, nắng nhiều, mưa về các tháng cuối nên quất kém rễ, đào bật lộc sớm, nhưng nhờ áp dụng các kỹ thuật chăm bón, đến thời điểm này đào vẫn nở bung, quất vẫn đậu quả đúng độ xuân về. Ngoài ra, tôi còn trồng khoảng 5.000 gốc đào mạ (đào giống) để bán cho các hộ dân trong vùng". Ngoài đầu tư trồng quất ở Hợp Lý, gia đình anh Đĩnh còn đầu tư trồng thêm quất ở các xã khác của huyện Triệu Sơn như: Xuân Thọ, Thọ Tân... Cũng theo anh Đĩnh, không chỉ ở vườn của gia đình anh, mà ở cả các vườn khác, hầu hết các gốc đào, quất đẹp đều đã "có chủ", chỉ đợi Tết là họ bật gốc mang về. Còn giá quất tại vườn dao động từ 200.000 đến 1 triệu/gốc quất thế; giá đào 100.000-300.000/gốc đào Nhật Tân.

Ảnh minh họa- TTXVN
Ảnh minh họa- TTXVN

Gia đình chị Nguyễn Thị Lai ở thôn 6-7 xã Hợp Lý, cho biết: "Ngoài 600 gốc quất cảnh, gia đình chị đầu tư 2 sào đất trồng hoa, riêng vườn ly hơn 3.000 cây để phục vụ thị trường trong dịp tết, hiện tại vườn quất gia đình chị đã được khách đặt gần hết còn vườn hoa ly, cúc các loại, hoa đồng tiền cũng đã được các thương lái đến hỏi mua. Trừ chi phí, tết này gia đình chị thu nhập khoảng 120 triệu đồng từ bán quất, hoa". 

Để có đào, quất, hoa, cây cảnh bán trong dịp Tết, người dân xã Hợp Lý đã phải lựa chọn từ khâu ươm giống, chăm sóc để hoa, quả không ra sớm và cũng không ra muộn. Những người trồng quất lâu năm quan niệm, quất không cần quả to, mà cần chơi đúng dịp và chơi bền, sao cho đúng dịp Tết đến xuân sang, cây quất vừa có hoa, có quả, có lộc. Quất Thanh Hóa nói chung, quất Hợp Lý nói riêng tuy quả không to, nhưng đáp ứng được nhu cầu này của khách nên năm nào cũng vậy, ngoài đào, thì quất Hợp Lý đã tạo thành một thương hiệu rất riêng trong lòng "dân chơi" quất gần xa. 

Ngoài ra, nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, ngoài những loại cây truyền thống, như: Đào, quất cảnh, những năm gần đây nông dân đã mạnh dạn đầu tư trồng thêm nhiều loại hoa cao cấp cho giá trị kinh tế cao, như: Hoa ly, hoa đồng tiền, các loại hoa cúc, hoa dơn... Với nhiều hộ dân trồng đào, trồng quất ở xã Hợp Lý, câu ca dao "Một gốc đào bằng một sào lúa" quả không sai khi 1 sào lúa mỗi năm cho thu nhập khoảng 6 tạ, tương đương 3 triệu đồng, nhưng 1 sào đào (50-60 gốc đào/sào) có thể mang lại từ 30-35 triệu đồng/năm. Bình quân mỗi năm, xã Hợp Lý cung cấp cho thị trường khoảng hơn 50.000 cây đào, quất. Ngoài việc trồng, tạo thế cho hoa và cây cảnh, vài năm gần đây, nhiều hộ dân trong xã còn chuyển sang chiết, ghép cây hoa giống để bán. Nhiều hộ gia đình có diện tích trồng đào, quất lớn cho thu nhập cao như gia đình ông Trần Sỹ Hùng, Nguyễn Văn Đông, Trần Đình Thành, Bùi Văn Tiến, Trần Văn Đảm...

Ông Trần Hữu Hiệp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn cho biết: "Xã Hợp Lý có gần 700 hộ trồng hoa, cây cảnh trên diện tích trên 80 ha, tập trung ở các thôn 2, 3, 6-7. Phần lớn diện tích đất trồng quất, đào đều được chuyển đổi đất 2 lúa kém hiệu quả. Theo đánh giá của người dân nơi đây, nghề trồng đào, quất đem lại thu nhập cao hơn rất nhiều so với nghề trồng lúa trước đây. Với việc phát triển kinh tế từ cây đào, quất nhiều hộ dân tại xã Hợp Lý đã trở thành triệu phú đào chỉ trong một vài năm trúng vụ. Có thể khẳng định những hiệu quả mà nghề trồng đào, quất mang lại đã giúp cho những gia đình như gia đình chị Lai, anh Đĩnh... vừa phát triển được nghề truyền thống của quê hương, lại vừa có thể làm giàu trên chính quê hương mình". 

Chỉ cần ít hôm nữa thôi, khi tiết xuân cấn tới, lất phất vài hạt mưa xuân, cả vườn đào sẽ rực lên sắc hồng tươi tắn, vườn quất sẽ trổ lộc, đơm cành đón một mùa xuân mới đang cận kề./ 

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh xây nhà ở xã hội . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Bắc Giang sẽ hoàn thành trên 5,5 nghìn căn nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang, năm nay Chính phủ giao Bắc Giang hoàn thành 5.243 căn nhà ở xã hội. Trên cơ sở các dự án nhà ở xã hội đang triển khai trên địa bàn tỉnh, dự kiến trong năm nay các dự án sẽ hoàn thành 5.594 căn nhà ở xã hội, đảm bảo theo chỉ tiêu được giao.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ trên quốc lộ 48 qua địa bàn tại thị xã Thái Hòa (Nghệ An). Ảnh: TTXVN phát

Nhiều địa phương miền núi Nghệ An bị ảnh hưởng mưa lớn, dông lốc

Chiều và tối 12/4, nhiều địa phương miền núi phía Tây Nghệ An đã xảy ra mưa dông, gió giật mạnh. Diễn biến thiên tai cực đoan đã khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, cây đổ, ruộng đồng, hoa màu bị ảnh hưởng. Một số sông suối dâng cao, dòng chảy mạnh làm ngập và cuốn trôi diện tích lúa ven bờ của người dân. Nguy cơ xảy ra lũ ống, sạt lở đất ở một số địa bàn trọng điểm, trên các tuyến đường miền núi tăng cao.

Xóa nhà tạm theo mô hình kiến trúc nhà truyền thống từng vùng. Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Bộ đội Biên phòng Lào Cai chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Hưởng ứng thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, ngày 12/4 Đồn Biên phòng Bát Xát, Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai đã ra quân phối hợp với Đoàn thanh niên xã Bản Qua đến trao quà và tiền hỗ trợ cho 6 hộ gia đình và cử 30 cán bộ chiến sĩ đến giúp ngày công xây dựng tại thôn Ná Nàm, xã Bản Qua, huyện Bát Xát.

Chính quyền địa phương huyện Mỹ Tú bàn giao căn nhà mới ngay vào dịp Tết cổ truyền Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây cho gia đình chị Trần Thị Mỹ Xuyên (xã Mỹ Thuận). Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong căn nhà mới

Sóc Trăng, tỉnh có trên 31% dân số là đồng bào dân tộc Khmer (gần 400.000 người), nhiều nhất cả nước. Những ngày này, không khí ở phum sóc đồng bào Khmer trở nên rộn rã chào mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Niềm vui được nhân đôi khi nhiều hộ đồng bào khó khăn về nhà ở được đón Tết trong căn nhà mới.

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Căn cứ cách mạng Đá Bàn, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa xưa là vùng rừng núi hoang sơ, đến nay đã “thay da đổi thịt”, là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Khánh Hòa.

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Với chủ đề “Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025”, các hoạt động “Tết Quân - Dân” của tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, với tổng kinh phí thực hiện hơn 12 tỷ đồng.

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Chiều 11/4 tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá dự án: "Xây dựng đối thoại chính sách, nâng cao năng lực và nhận thức sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm, thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam".

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Từng là một xã khó khăn nhất của huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), ngày nay, Nậm Pì đã có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc đã có cuộc sống ổn định hơn, biết làm kinh tế; nhiều hủ tục lạc hậu đang dần bị loại bỏ.

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Trưa 11/4, Bí thư Chi bộ thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) Lý Đức Hoàng cho biết, cách hố sụt lớn tại Km80+050 Quốc lộ 3B khoảng 50m vừa xuất hiện thêm một hố sụt nữa. Hố sụt này ở ruộng, có hình tròn, đường kính khoảng 2m, sâu 6m.

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Kiên Giang là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 13% với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Đồng bào Khmer đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển.

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiều hình thái thời tiết xuất hiện trong những ngày tới tại các khu vực. Tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng không khí lạnh sẽ gây lạnh, rét kèm theo mưa dông ở khu vực này. Trong khi đó, khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng có khả năng kéo dài trong những ngày tới.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 11/4/2025: Không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Bản tin Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát đi ngày 11/4 dự báo: Trên đất liền, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ kể từ ngày 12/4.

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Để đạt mục tiêu đến cuối tháng 6/2025 hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh, chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại địa bàn huyện Phú Tân.

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ Phạm Văn Hiểu làm trưởng đoàn đã thăm và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đến viên chức Phòng báo Khmer, Báo Cần Thơ.

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Phước đang phấn đấu đến ngày 30/6/2025 hoàn thành xây dựng, sửa chữa 797 căn nhà cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và hộ nghèo, cận nghèo. Do đó, các địa phương ưu tiên hỗ trợ sớm cho những hộ có đủ điều kiện, không vướng các thủ tục về pháp lý, nhất là vấn đề đất đai để triển khai xây dựng nhà theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Trước mắt, Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh sẽ phân bổ kinh phí hỗ trợ các hộ có đất xây nhà.

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là một trong rất nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên. Tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình xâm nhập mặn đã và đang diễn biến khó lường, đòi hỏi cần phải tiếp tục có những giải pháp ứng phó hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân tại các địa phương khu vực nêu trên.

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Tính đến ngày 6/4, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây mới, sửa chữa 5.043 căn nhà, đạt 59,43% so với tổng số 8.485 căn theo kế hoạch; trong đó, 1.556 căn đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.