Chỉ với 1,2 ha đất trồng lúa và nuôi thủy sản thuộc vùng Đồng Tháp Mười, anh Cao Phú Khánh không chỉ làm giàu bản thân mà còn giúp cho hàng chục hộ nông dân và thanh niên trong và ngoài xã nuôi thủy sản, vươn lên thoát nghèo.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Khánh trở lại quê tham gia lực lượng công an viên tại xã. Thời gian này, với tính ham tìm tòi, học hỏi trong chăn nuôi, anh đã sang Đồng Tháp tham quan học tập kinh nghiệm mô hình nuôi ếch.
Năm 2010, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh xin nghỉ công tác về làm kinh tế phụ giúp gia đình. Không có vốn, anh phải vay mượn của người thân, ngân hàng gần 20 triệu đồng để nuôi 1.000 con ếch thịt. Sau ba tháng nuôi, trừ chi phí, anh thu lãi hơn 6 triệu đồng và còn để lại 100 con ếch bố, mẹ cho sinh sản nhân giống.
Bước đầu thành công, anh tiếp tục nuôi ếch với số lượng tăng gấp đôi, gấp 3 lần. Dần dần, anh Khánh đã có thu nhập hàng chục triệu đồng. Ngoài mô hình nuôi ếch, anh còn nuôi lươn không bùn và nhiều mô hình khác như nuôi cá trê, cá rô đầu nhím…
Anh Khánh cho biết, để các mô hình có hiệu quả, anh phải tìm tòi, học hỏi ở các địa phương và tự nghiên cứu để sinh sản, lai tạo con ếch, con cá rô và con cá trê vàng. Điều đặc biệt, khi đã nuôi thành công bất kỳ một loại thủy sản nào, anh đều bắt tay vào nghiên cứu cho lai tạo con giống nhân tạo để cung ứng giống cho người nuôi tại địa phương. Hiện anh đã nghiên cứu và thành công cho sinh sản nhân tạo các loại thủy sản gồm: ếch, lươn, cá lốc, cá rô, cá lăng, cá trạch lấu.
Với mô hình cho sinh sản giống thủy sản nhân tạo trên diện tích 2.000 m2 nằm sát bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, nuôi ghép ếch, cá rô, cá trê... sau khi trừ tất cả chi phí, hàng năm anh lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.
Khi thành công, anh giúp vốn 7 thanh niên và 33 hộ nông dân với số tiền 1,6 tỷ đồng không tính lãi để tăng gia sản xuất; đồng thời tạo việc làm cho 6 thanh niên làm công nhân khu vực sản xuất giống mức lương 6 triệu đồng/ tháng. Anh Nguyễn Đờ Rô- thanh niên ấp 1, xã Long Thạnh, cho biết: trước thu nhập của gia đình bấp bênh, từ khi anh Khánh giúp đỡ con giống và kỹ thuật chăn nuôi, hiện sau 2 tháng nuôi, gia đình anh Rô thu nhập hơn 10 triệu.
Không dừng lại ở việc chăn nuôi, anh Khánh còn đứng ra thành lập hợp tác xã nuôi thủy sản Long Thạnh. Đây là hợp tác xã đầu tiên của tỉnh Long An với 7 thành viên. Sự ra đời của hợp tác xã đã tạo niềm phấn khởi của những người dân nơi đây. Anh Nguyễn Phước Tài, thành viên hợp tác xã thấy rằng tham gia hợp tác xã có lợi trước mắt là con giống an toàn, đảm bảo chất lượng, giá thành con giống giảm. Bên cạnh đó, đầu ra sản phẩm đem lại lợi nhuận cao hơn so với trước khi vào hợp tác xã.
Không chỉ xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế, anh Khánh còn là một đoàn viên gương mẫu tham gia tốt các phong trào Đoàn tại địa phương, đặc biệt đi đầu trong xây dựng nông thôn mới, cung cấp kiến thức chăn nuôi đáng tin cậy cho thanh niên địa phương.
Phó Bí thư tỉnh Đoàn Long An Võ Trần Tuấn Thanh nhận xét: Mô hình chăn nuôi không chỉ giúp cho bản thân anh Khánh vượt lên làm giàu chính đáng, mà đã giúp được thanh niên trên địa bàn của xã, huyện. Ban thường vụ tỉnh Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh thấy đây là mô hình hiệu quả, cần phải nhân rộng trên cả tỉnh. Ban thường vụ tỉnh Đoàn hướng dẫn anh Khánh thành lập hợp tác xã thanh niên thủy sản đầu tiên…
Với kết quả phát triển kinh tế của mình, anh Cao Phú Khánh vịnh dự nhận giải thưởng Lương Định Của. Đặc biệt, anh vinh dự tham gia Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017-2022. Anh Khánh tâm sự sẽ mang nguyện vọng thanh niên ở đây đến với Đại hội Đoàn toàn quốc với mong muốn giúp đoàn viên thanh niên và bà con vùng Đồng Tháp Mười vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất thân yêu của mình./.
Anh Cao Phú Khánh (trái) chuẩn bị cá giống xuất cho khách hàng. Ảnh: Thanh Bình-TTXVN |
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Khánh trở lại quê tham gia lực lượng công an viên tại xã. Thời gian này, với tính ham tìm tòi, học hỏi trong chăn nuôi, anh đã sang Đồng Tháp tham quan học tập kinh nghiệm mô hình nuôi ếch.
Năm 2010, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh xin nghỉ công tác về làm kinh tế phụ giúp gia đình. Không có vốn, anh phải vay mượn của người thân, ngân hàng gần 20 triệu đồng để nuôi 1.000 con ếch thịt. Sau ba tháng nuôi, trừ chi phí, anh thu lãi hơn 6 triệu đồng và còn để lại 100 con ếch bố, mẹ cho sinh sản nhân giống.
Bước đầu thành công, anh tiếp tục nuôi ếch với số lượng tăng gấp đôi, gấp 3 lần. Dần dần, anh Khánh đã có thu nhập hàng chục triệu đồng. Ngoài mô hình nuôi ếch, anh còn nuôi lươn không bùn và nhiều mô hình khác như nuôi cá trê, cá rô đầu nhím…
Anh Khánh cho biết, để các mô hình có hiệu quả, anh phải tìm tòi, học hỏi ở các địa phương và tự nghiên cứu để sinh sản, lai tạo con ếch, con cá rô và con cá trê vàng. Điều đặc biệt, khi đã nuôi thành công bất kỳ một loại thủy sản nào, anh đều bắt tay vào nghiên cứu cho lai tạo con giống nhân tạo để cung ứng giống cho người nuôi tại địa phương. Hiện anh đã nghiên cứu và thành công cho sinh sản nhân tạo các loại thủy sản gồm: ếch, lươn, cá lốc, cá rô, cá lăng, cá trạch lấu.
Với mô hình cho sinh sản giống thủy sản nhân tạo trên diện tích 2.000 m2 nằm sát bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, nuôi ghép ếch, cá rô, cá trê... sau khi trừ tất cả chi phí, hàng năm anh lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.
Khi thành công, anh giúp vốn 7 thanh niên và 33 hộ nông dân với số tiền 1,6 tỷ đồng không tính lãi để tăng gia sản xuất; đồng thời tạo việc làm cho 6 thanh niên làm công nhân khu vực sản xuất giống mức lương 6 triệu đồng/ tháng. Anh Nguyễn Đờ Rô- thanh niên ấp 1, xã Long Thạnh, cho biết: trước thu nhập của gia đình bấp bênh, từ khi anh Khánh giúp đỡ con giống và kỹ thuật chăn nuôi, hiện sau 2 tháng nuôi, gia đình anh Rô thu nhập hơn 10 triệu.
Anh Cao Phú Khánh kiểm tra sự sinh trưởng của ếch do anh nuôi. Ảnh: Thanh Bình-TTXVN |
Không dừng lại ở việc chăn nuôi, anh Khánh còn đứng ra thành lập hợp tác xã nuôi thủy sản Long Thạnh. Đây là hợp tác xã đầu tiên của tỉnh Long An với 7 thành viên. Sự ra đời của hợp tác xã đã tạo niềm phấn khởi của những người dân nơi đây. Anh Nguyễn Phước Tài, thành viên hợp tác xã thấy rằng tham gia hợp tác xã có lợi trước mắt là con giống an toàn, đảm bảo chất lượng, giá thành con giống giảm. Bên cạnh đó, đầu ra sản phẩm đem lại lợi nhuận cao hơn so với trước khi vào hợp tác xã.
Không chỉ xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế, anh Khánh còn là một đoàn viên gương mẫu tham gia tốt các phong trào Đoàn tại địa phương, đặc biệt đi đầu trong xây dựng nông thôn mới, cung cấp kiến thức chăn nuôi đáng tin cậy cho thanh niên địa phương.
Phó Bí thư tỉnh Đoàn Long An Võ Trần Tuấn Thanh nhận xét: Mô hình chăn nuôi không chỉ giúp cho bản thân anh Khánh vượt lên làm giàu chính đáng, mà đã giúp được thanh niên trên địa bàn của xã, huyện. Ban thường vụ tỉnh Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh thấy đây là mô hình hiệu quả, cần phải nhân rộng trên cả tỉnh. Ban thường vụ tỉnh Đoàn hướng dẫn anh Khánh thành lập hợp tác xã thanh niên thủy sản đầu tiên…
Với kết quả phát triển kinh tế của mình, anh Cao Phú Khánh vịnh dự nhận giải thưởng Lương Định Của. Đặc biệt, anh vinh dự tham gia Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017-2022. Anh Khánh tâm sự sẽ mang nguyện vọng thanh niên ở đây đến với Đại hội Đoàn toàn quốc với mong muốn giúp đoàn viên thanh niên và bà con vùng Đồng Tháp Mười vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất thân yêu của mình./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN