Để đạt được mục tiêu trên, Kiên Giang đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động; triển khai hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, giảm nghèo, mỗi năm giải quyết việc làm cho hơn 35.000 lao động. Tỉnh cũng xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi và cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để thu hút các tập đoàn, công ty lớn sử dụng nhiều lao động đầu tư vào địa bàn...
Tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế “dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp” theo chiều sâu; đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào khu kinh tế, khu và cụm công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh; tập trung đầu tư phát triển du lịch, các ngành dịch vụ thương mại để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong công tác giảm nghèo đó là tỉnh thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nhằm giúp nông dân sản xuất an toàn, hiệu quả và bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng. Trong đó, Kiên Giang chú trọng sáng tạo, đổi mới trong sản xuất, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Theo đó, trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh phát triển cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giữ mức ổn định sản lượng lúa bình quân hơn 4 triệu tấn/năm, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 75% trở lên phục vụ chế biến xuất khẩu. Đặc biệt là ứng dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong nuôi tôm như GAP, GlobalGAP, ASC… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tôm cung ứng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, phấn đấu sản lượng tôm nuôi đạt 80.000 tấn/năm. Cùng với đó là tập trung đầu tư phát triển kinh tế biển như: Khai thác đánh bắt thủy sản, nuôi cá lồng bè trên biển, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ven bờ…; phát triển lâm - ngư kết hợp…
Tỉnh huy động các nguồn lực xã hội thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc đối tượng chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, nhất là chú trọng triển khai hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Kiên Giang tập trung đầu tư xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, nhất là kết cấu hạ tầng điện, đường giao thông, nước sạch, trường học, trạm y tế, phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhằm giảm nhanh số hộ nghèo và tăng hộ khá, giàu, vươn lên làm giàu chính đáng.
Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác giảm nghèo, số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 18,5% năm 2010 xuống còn 5,1% năm 2018.
Tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế “dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp” theo chiều sâu; đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào khu kinh tế, khu và cụm công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh; tập trung đầu tư phát triển du lịch, các ngành dịch vụ thương mại để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong công tác giảm nghèo đó là tỉnh thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nhằm giúp nông dân sản xuất an toàn, hiệu quả và bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng. Trong đó, Kiên Giang chú trọng sáng tạo, đổi mới trong sản xuất, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Theo đó, trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh phát triển cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giữ mức ổn định sản lượng lúa bình quân hơn 4 triệu tấn/năm, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 75% trở lên phục vụ chế biến xuất khẩu. Đặc biệt là ứng dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong nuôi tôm như GAP, GlobalGAP, ASC… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tôm cung ứng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, phấn đấu sản lượng tôm nuôi đạt 80.000 tấn/năm. Cùng với đó là tập trung đầu tư phát triển kinh tế biển như: Khai thác đánh bắt thủy sản, nuôi cá lồng bè trên biển, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ ven bờ…; phát triển lâm - ngư kết hợp…
Tỉnh huy động các nguồn lực xã hội thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc đối tượng chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, nhất là chú trọng triển khai hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Kiên Giang tập trung đầu tư xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, nhất là kết cấu hạ tầng điện, đường giao thông, nước sạch, trường học, trạm y tế, phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhằm giảm nhanh số hộ nghèo và tăng hộ khá, giàu, vươn lên làm giàu chính đáng.
Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác giảm nghèo, số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 18,5% năm 2010 xuống còn 5,1% năm 2018.
Lê Huy Hải