Đại tá Phạm Hữu Châu cho biết thêm, trong quá trình điều tra, Công an huyện Bến Lức đã xác định số tiền vi phạm là khoảng 1,6 tỷ đồng, do đó đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc lên Công an tỉnh Long An thụ lý theo thẩm quyền.
Liên quan đến vụ việc, theo báo cáo của UBND huyện Bến Lức, từ khoảng 5 giờ ngày 23/12/2017, trên địa bàn xã Thạnh Lợi xuất hiện một số người lạ mặt tụ tập tại đường đấu nối từ Quốc lộ N2 đến giáp ranh vùng dự án khu nông nghiệp công nghệ cao và sân Golf của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoàn Cầu Long An, mang theo nhiều dụng cụ để tiến hành chặt cây, phát cỏ ven đường và cắm cọc, phun xịt sơn để phân chia đất dọc theo kênh Bà Kiểng đến kênh D1.
Mỗi người tự ý phân chia đất với diện tích ngang 15m, dài 100m. Sau đó, người dân tiếp tục đến khu vực trên để tiến hành phân chia đất và dựng lều ngày càng đông hơn. Tính đến ngày 8/3/2018, có 171 nhà chòi, lều trại được dựng lên nhưng không có người đứng ra thừa nhận của mình, 2 nhà chòi có người nhận nhưng không xuất trình giấy tờ tùy thân.
Khu vực các đối tượng bao chiếm trái phép là phần đất Nhà nước quản lý khoảng 30 ha thuộc khu D vùng dự án 773 Thạnh Hòa Lợi, nằm cặp kênh Bà Kiểng, thuộc địa phận xã Thạnh Lợi. Từ trước đến nay UBND huyện Bến Lức quản lý và đưa vào mục sổ kê từ năm 2003.
Đây là phần đất được quy hoạch hình thành tuyến dân cư trong tương lai, huyện có chủ trương cho người dân mượn đất để khai hoang sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng sẽ thu hồi lại mà không bồi thường (có lập biên bản số 11/BB-UB ngày 24/5/1996). Sau đó, UBND tỉnh Long An có điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Bến Lức, trong đó chuyển đổi phần đất này thành dự án giao thông.
Khi xảy ra vụ việc, chính quyền địa phương phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức đối thoại, tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện hành vi sai trái; đồng thời xem xét, xử lý các đơn, thư của người dân; đến ngày 7/4/2018 tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ các căn chòi, lều xây dựng trái phép, trả lại nguyên trạng khu đất.
UBND huyện Bến Lức đã thống kê danh sách có 159 người dân ký tên theo các đơn, thư khiếu nại, tố cáo và đòi cấp đất liên quan trong khu vực đất công do Nhà nước quản lý thuộc dự án 773 Thạnh Hòa Lợi, trong đó có nhiều người trực tiếp tham gia dựng lều trại, bao chiếm đất công tại khu vực dọc kênh Bà Kiểng.
Phần lớn người dân đến từ các địa phương khác trong tỉnh như huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Châu Thành, Bến Lức, thành phố Tân An…); 3 người ngoài tỉnh đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Tiền Giang.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định đối tượng Nguyễn Thị Lê và Nguyễn Văn Xem "tung" thông tin khu vực này là đất hoang hóa và tổ chức cho người dân lên đây khai hoang. Các đối tượng này nhận của mỗi người dân hàng chục triệu đồng với lời hứa sẽ lo các thủ tục để Nhà nước cấp giấy tờ đất cho dân./.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bến Lức đọc lệnh bắt Nguyễn Thị Lê. Nguồn: Báo Long An online |
Liên quan đến vụ việc, theo báo cáo của UBND huyện Bến Lức, từ khoảng 5 giờ ngày 23/12/2017, trên địa bàn xã Thạnh Lợi xuất hiện một số người lạ mặt tụ tập tại đường đấu nối từ Quốc lộ N2 đến giáp ranh vùng dự án khu nông nghiệp công nghệ cao và sân Golf của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoàn Cầu Long An, mang theo nhiều dụng cụ để tiến hành chặt cây, phát cỏ ven đường và cắm cọc, phun xịt sơn để phân chia đất dọc theo kênh Bà Kiểng đến kênh D1.
Mỗi người tự ý phân chia đất với diện tích ngang 15m, dài 100m. Sau đó, người dân tiếp tục đến khu vực trên để tiến hành phân chia đất và dựng lều ngày càng đông hơn. Tính đến ngày 8/3/2018, có 171 nhà chòi, lều trại được dựng lên nhưng không có người đứng ra thừa nhận của mình, 2 nhà chòi có người nhận nhưng không xuất trình giấy tờ tùy thân.
Khu vực các đối tượng bao chiếm trái phép là phần đất Nhà nước quản lý khoảng 30 ha thuộc khu D vùng dự án 773 Thạnh Hòa Lợi, nằm cặp kênh Bà Kiểng, thuộc địa phận xã Thạnh Lợi. Từ trước đến nay UBND huyện Bến Lức quản lý và đưa vào mục sổ kê từ năm 2003.
Đây là phần đất được quy hoạch hình thành tuyến dân cư trong tương lai, huyện có chủ trương cho người dân mượn đất để khai hoang sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng sẽ thu hồi lại mà không bồi thường (có lập biên bản số 11/BB-UB ngày 24/5/1996). Sau đó, UBND tỉnh Long An có điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Bến Lức, trong đó chuyển đổi phần đất này thành dự án giao thông.
Khi xảy ra vụ việc, chính quyền địa phương phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức đối thoại, tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện hành vi sai trái; đồng thời xem xét, xử lý các đơn, thư của người dân; đến ngày 7/4/2018 tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ các căn chòi, lều xây dựng trái phép, trả lại nguyên trạng khu đất.
UBND huyện Bến Lức đã thống kê danh sách có 159 người dân ký tên theo các đơn, thư khiếu nại, tố cáo và đòi cấp đất liên quan trong khu vực đất công do Nhà nước quản lý thuộc dự án 773 Thạnh Hòa Lợi, trong đó có nhiều người trực tiếp tham gia dựng lều trại, bao chiếm đất công tại khu vực dọc kênh Bà Kiểng.
Phần lớn người dân đến từ các địa phương khác trong tỉnh như huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Châu Thành, Bến Lức, thành phố Tân An…); 3 người ngoài tỉnh đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Tiền Giang.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định đối tượng Nguyễn Thị Lê và Nguyễn Văn Xem "tung" thông tin khu vực này là đất hoang hóa và tổ chức cho người dân lên đây khai hoang. Các đối tượng này nhận của mỗi người dân hàng chục triệu đồng với lời hứa sẽ lo các thủ tục để Nhà nước cấp giấy tờ đất cho dân./.
Bùi Giang
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN