* Tạo điều kiện thuận lợi
Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện rất sôi nổi, nhất là trong cộng đồng khởi nghiệp. Nhà nước cũng đã có rất nhiều chủ trương và chương trình phê duyệt cũng như các kế hoạch hành động cụ thể.
Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia khởi nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về nhu cầu vốn để hoàn thiện sản phẩm và phát triển thị trường.
Ông Nguyễn Sỹ Triều Châu, Trưởng nhóm Dự án khởi nghiệp Atoha cho biết, sự hỗ trợ về nguồn vốn từ 1- 3 năm là đủ cho một startup (khởi nghiệp) có thể xoay sở và bán sản phẩm ra được ngoài thị trường, đó là mong muốn của Atoha cũng như các startup khác. Nhóm đã có một kế hoạch cụ thể, cần nguồn tài chính từ 150 - 200 nghìn USD sử dụng trong vòng 2 năm. Nguồn tài chính đó giúp cho dự án tuyển dụng, chăm sóc khách hàng, tiếp cận đến khách hàng, bán hàng phát triển sản phẩm mình trong vòng từ 1-2 năm.
Trước thực trạng đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn thành phố. Theo đó, hỗ trợ 2.000 dự án khởi nghiệp sáng tạo để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo thông qua các hoạt động tư vấn, đào tạo, kết nối, ươm tạo. Đồng thời, hỗ trợ hạ tầng cơ sở vật chất với việc quy hoạch và thu hút đầu tư dự án khởi nghiệp với tổng quy mô 40.000 m2 trên toàn thành phố.
Ngoài ra, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng có “Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” nhằm hỗ trợ các dự án khởi nghiệp có sử dụng nhân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của thành phố, mỗi dự án khởi nghiệp được hỗ trợ mức kinh phí tối đa 2 tỷ đồng. Chương trình là động lực để các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện phát triển nguồn nhân lực, tiếp cận nguồn vốn công để đầu tư phát triển sản phẩm và phát triển thị trường. Đây là hai trong số nhiều chương trình thuộc nhóm giải pháp tổng thể thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Quyết định 884 của Thủ tướng về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.
Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện rất sôi nổi, nhất là trong cộng đồng khởi nghiệp. Nhà nước cũng đã có rất nhiều chủ trương và chương trình phê duyệt cũng như các kế hoạch hành động cụ thể.
Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia khởi nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về nhu cầu vốn để hoàn thiện sản phẩm và phát triển thị trường.
Ông Nguyễn Sỹ Triều Châu, Trưởng nhóm Dự án khởi nghiệp Atoha cho biết, sự hỗ trợ về nguồn vốn từ 1- 3 năm là đủ cho một startup (khởi nghiệp) có thể xoay sở và bán sản phẩm ra được ngoài thị trường, đó là mong muốn của Atoha cũng như các startup khác. Nhóm đã có một kế hoạch cụ thể, cần nguồn tài chính từ 150 - 200 nghìn USD sử dụng trong vòng 2 năm. Nguồn tài chính đó giúp cho dự án tuyển dụng, chăm sóc khách hàng, tiếp cận đến khách hàng, bán hàng phát triển sản phẩm mình trong vòng từ 1-2 năm.
Trước thực trạng đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn thành phố. Theo đó, hỗ trợ 2.000 dự án khởi nghiệp sáng tạo để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo thông qua các hoạt động tư vấn, đào tạo, kết nối, ươm tạo. Đồng thời, hỗ trợ hạ tầng cơ sở vật chất với việc quy hoạch và thu hút đầu tư dự án khởi nghiệp với tổng quy mô 40.000 m2 trên toàn thành phố.
Ngoài ra, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng có “Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” nhằm hỗ trợ các dự án khởi nghiệp có sử dụng nhân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của thành phố, mỗi dự án khởi nghiệp được hỗ trợ mức kinh phí tối đa 2 tỷ đồng. Chương trình là động lực để các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện phát triển nguồn nhân lực, tiếp cận nguồn vốn công để đầu tư phát triển sản phẩm và phát triển thị trường. Đây là hai trong số nhiều chương trình thuộc nhóm giải pháp tổng thể thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Quyết định 884 của Thủ tướng về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.
Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh cũng bố trí hai gói đầu tư, bao gồm 1.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể chuyển sang doanh nghiệp; bố trí 2.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố từ chương trình kích cầu đầu tư để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, khuyến khích xã hội hóa lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa... Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc điều hành Trung tâm thúc đẩy hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (SiHub), cộng đồng khởi nghiệp rất đa dạng và phong phú, từ các nhóm khởi nghiệp cho đến các nhà đầu tư rồi các nhà tài chính, đào tạo, truyền thông, cố vấn, tư vấn pháp lý sở hữu trí tuệ… Như vậy, làm sao cộng đồng này gắn kết được với định hướng và chương trình hành động của Thành phố để tạo ra một nguồn lực phát triển chung và đúng định hướng. Điều này đặt ra cần có một kênh kết nối giữa hệ thống nhà nước với vai trò là người hoạt động chính sách, người kiến tạo chương trình và người có nguồn lực với cộng đồng, đó là ý tưởng cần có 1 điểm kết nối.
Ký kết ghi nhớ phối hợp thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN |
* Kết nối khởi nghiệp Theo Luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, thực tế các doanh nghiệp khởi nghiệp không mong hỗ trợ gì nhiều bằng những giải pháp tài chính vì nguồn lực nhà nước có hạn. Do vậy, điều quan trọng mà doanh nghiệp cần là những cơ chế chính sách hỗ trợ. Kinh tế tư nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ phát triển được trong kinh tế thị trường, khi cơ chế kinh tế thị trường được phát huy trọn vẹn. Vì lẽ đó, cùng với nhiều chủ trương, chính sách của các đơn vị, mô hình Trung tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (SiHub) ra đời chính là điểm kết nối giữa nhà nước với giới khởi nghiệp. SiHub được xây dựng như một hệ sinh thái khởi nghiệp, vừa kết nối vừa đóng vai trò hỗ trợ cho cộng đồng khởi nghiệp, thông qua việc giúp cho cộng đồng này kết nối, tiếp cận được nguồn lực công, nguồn tài chính công, hạ tầng cơ sở cũng như các nguồn lực khác để giúp cho cộng đồng khởi nghiệp. SiHub dự kiến hỗ trợ kết nối 340 dự án khởi nghiệp, 1.700 nhóm khởi nghiệp với các nhà đầu tư, chuyên gia và tổ chức tư vấn. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, sự phát triển đó phải dựa trên nền tảng định hướng, vai trò kiến tạo của nhà nước để làm sao hoạt động khởi nghiệp gắn sự đóng góp của họ vào kinh tế - xã hội chung. Theo ông Huỳnh Kim Tước, vai trò của nhà nước hiện nay là vai trò kiến tạo, cho nên cộng đồng khởi nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong định hướng đó, tất cả mọi hoạt động sẽ tập trung vào vấn đề làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh của 4 ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố. Một trong những “công cụ” được giới khởi nghiệp lựa chọn hiện nay là ứng dụng công nghệ, hệ thống thông tin mạng để khởi nghiệp. Đây cũng là xu hướng chung trong phát triển xã hội và cũng là nhu cầu phát triển thành phố thông minh của cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay các mô hình khởi nghiệp sáng tạo tiêu điểm trên thế giới đều khởi nguồn từ lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông. Đây là những mô hình ứng dụng công nghệ thông tin độc đáo, có khả năng mở rộng, đột phá về khách hàng để đạt mức tăng trưởng thần tốc. Khởi nghiệp cũng cần gắn với nhu cầu giải quyết các vấn đề của xã hội. Chính vì thế, hiện nay Giải thưởng Công nghệ thông tin – Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức hàng năm cũng hướng đến những ứng dụng đáp ứng, giải quyết các vấn đề của Thành phố. Trong đó, UBND Thành phố sẽ đưa ra những chính sách phù hợp hỗ trợ phát triển, đưa các sản phẩm và giải pháp có chất lượng vào ứng dụng hiệu quả trong hoạt động quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp và công tác cải cách hành chính của Thành phố; tạo thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khởi nghiệp là một phong trào mới ở Việt Nam và hiện đang khá phát triển. Có những dự án thành công cũng như thất bại, nhưng kinh nghiệm từ những người đi trước là rất quan trọng với những người đang bước chân vào con đường khởi nghiệp, nhất là giới trẻ./.
(Còn tiếp)
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN