Liên hoan cải lương toàn quốc năm 2018 do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì tổ chức diễn ra từ ngày 5 - 19/9 có sự tham dự của 25 đơn vị với 32 vở diễn được biểu diễn xuyên suốt tại sân khấu của Đoàn nghệ thuật Cải lương Long An và các sân khấu chuyên nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Ban Tổ chức, nét mới của Liên hoan lần này là phạm vi đối tượng tham gia được mở rộng, gồm: Các đơn vị nghệ thuật cải lương chuyên nghiệp công lập và ngoài công lập có tư cách pháp nhân, có thời gian hoạt động nghệ thuật cải lương liên tục 12 tháng trở lên tính đến thời điểm diễn ra Liên hoan.
Quy định này đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của giới nghệ sĩ và những người hâm mộ. 8 đơn vị ngoài công lập đã tham dự liên hoan với các vở diễn như “Rạng ngọc Côn Sơn" của Sân khấu Kim Tử Long; “Thái hậu Dương Vân Nga” của Sân khấu Lê Hoàng; “Hồn của đá” của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Vĩnh Lộc…
Ban Tổ chức không hạn chế nội dung đề tài tham gia Liên hoan để tạo điều kiện cho các đơn vị thỏa sức sáng tạo, đồng thời khuyến khích các hình thức mới nhằm đem đến sự hài lòng cho công chúng.
Những vở diễn tham gia Liên hoan được tái dựng hoặc dàn dựng từ năm 2014 đến nay nhưng chưa tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp; không sử dụng kịch bản nước ngoài. Vở diễn tham gia có thời lượng 90 phút trở lên.
Trong đêm khai mạc, vở diễn “Cuộc đời của mẹ” của Đoàn nghệ thuật Cải lương Long An do hai Nghệ sĩ ưu tú là Hồ Ngọc Trinh và Triệu Trung Kiên làm đạo diễn đã ra mắt.
Đây là vở diễn được đánh giá có sự đầu tư nghiêm túc từ nội dung kịch bản đến dàn dựng, thiết kế sân khấu. Nội dung xoay quanh nhân vật chính là một người con của quê hương cách mạng Cần Giuộc (Long An), một người phụ nữ “bất khuất, trung hậu, đảm đang” dù bị địch bắt cầm tù, tra tấn vẫn một lòng kiên trung, luôn giữ vẹn lời thề sắt son với Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập non sông./.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng phát biểu khai mạc liên hoan. Ảnh: Bùi Giang-TTXVN |
Theo Ban Tổ chức, nét mới của Liên hoan lần này là phạm vi đối tượng tham gia được mở rộng, gồm: Các đơn vị nghệ thuật cải lương chuyên nghiệp công lập và ngoài công lập có tư cách pháp nhân, có thời gian hoạt động nghệ thuật cải lương liên tục 12 tháng trở lên tính đến thời điểm diễn ra Liên hoan.
Quy định này đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của giới nghệ sĩ và những người hâm mộ. 8 đơn vị ngoài công lập đã tham dự liên hoan với các vở diễn như “Rạng ngọc Côn Sơn" của Sân khấu Kim Tử Long; “Thái hậu Dương Vân Nga” của Sân khấu Lê Hoàng; “Hồn của đá” của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Vĩnh Lộc…
Ban Tổ chức không hạn chế nội dung đề tài tham gia Liên hoan để tạo điều kiện cho các đơn vị thỏa sức sáng tạo, đồng thời khuyến khích các hình thức mới nhằm đem đến sự hài lòng cho công chúng.
Những vở diễn tham gia Liên hoan được tái dựng hoặc dàn dựng từ năm 2014 đến nay nhưng chưa tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp; không sử dụng kịch bản nước ngoài. Vở diễn tham gia có thời lượng 90 phút trở lên.
Vở diễn "Cuộc Đời của mẹ" do Đoàn nghệ thuật Cải lương Long An trình bày. Ảnh: Bùi Giang-TTXVN |
Trong đêm khai mạc, vở diễn “Cuộc đời của mẹ” của Đoàn nghệ thuật Cải lương Long An do hai Nghệ sĩ ưu tú là Hồ Ngọc Trinh và Triệu Trung Kiên làm đạo diễn đã ra mắt.
Đây là vở diễn được đánh giá có sự đầu tư nghiêm túc từ nội dung kịch bản đến dàn dựng, thiết kế sân khấu. Nội dung xoay quanh nhân vật chính là một người con của quê hương cách mạng Cần Giuộc (Long An), một người phụ nữ “bất khuất, trung hậu, đảm đang” dù bị địch bắt cầm tù, tra tấn vẫn một lòng kiên trung, luôn giữ vẹn lời thề sắt son với Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập non sông./.
Bùi Giang
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN