Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Hành trình của vợ chồng chị Rơ Châm Awưnh và anh Siu Sắt tại Gia Lai không chỉ là câu chuyện về một thương hiệu cà phê sạch, mà còn là sự đổi thay trong nhận thức của đồng bào Jrai về phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững. Từ những vườn cà phê truyền thống, họ đã tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị nông sản, tạo sinh kế ổn định cho cộng đồng.

Ksor Thanh - Chàng trai Jrai và ước mơ gia nhập lực lượng công an

Ksor Thanh - Chàng trai Jrai và ước mơ gia nhập lực lượng công an

Sinh năm 2000 tại thôn Plei Ksing, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai) - Ksor Thanh là con trai út trong gia đình có ba chị em. Xuất thân từ gia đình nông dân bình thường, bố mẹ làm nông nghiệp, nhưng Thanh đã nỗ lực vượt qua khó khăn để theo đuổi con đường học vấn.

Trình diễn trang phục thổ cẩm tại chương trình. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm "Gia Lai ơi"

Tối 28/10, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm "Gia Lai ơi" đã mang đến cho khán giả một không gian văn hóa đậm đà bản sắc Gia Lai. Chương trình có sự tham gia của hơn 100 nghệ nhân, học sinh người Bahnar, Jrai cùng các nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Gia Lai 2023, nhằm tôn vinh vẻ đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số trên đất Gia Lai.
Phụ nữ trong làng K'giang, xã Kong Lơng Khơng, huyện K'bang (Gia Lai) tập trung giã, sàng lựa chọn hạt cào để chuẩn bị làm rượu cần. Ảnh: Hồng Điệp

Say nồng rượu cần men lá Tây Nguyên

Đến với Tây Nguyên, du khách thường được thưởng thức rượu cần, đồ uống không thể thiếu trong các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Tái hiện Lễ mừng lúa mới của đồng bào Gia Rai

Tái hiện Lễ mừng lúa mới của đồng bào Gia Rai

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần “ Đại đoàn kết toàn dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2022, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), bà con đồng bào dân tộc Gia Rai đến từ tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới của dân tộc mình.
Sắt son tình quân - dân nơi biên giới tỉnh Gia Lai

Sắt son tình quân - dân nơi biên giới tỉnh Gia Lai

Những bụi lúa rẫy đã trĩu bông vàng óng, báo hiệu thời điểm thu hoạch lúa rẫy của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã vào vụ. Trên các rẫy lúa khô của người dân tộc Jrai tại vùng biên giới Gia Lai, từng tốp người đang lúi cúi gặt lúa. Tiếng nói, tiếng cười rộn rã làm dịu bớt cái nắng cháy da của miền biên giới Tây Nguyên. Màu vàng của lúa, màu xanh của áo lính biên phòng kết hợp cùng nhiều màu sắc của trang phục dân tộc tạo nên một bức tranh rất đẹp.
Không khí lễ hội trở nên sôi động khi những Bram (hồn ma) thân thể phủ đầy bùn đất, đeo mặt nạ chạy ra đón linh hồn người mất về với Atâu (tổ tiên). Ảnh: Diễm Quỳnh

Lễ Pơ Thi của Người Jrai

Theo quan niệm của người Jrai, để linh hồn người đã mất đến với thế giới mới một cách nhẹ nhàng, thanh thản, gia đình phải làm lễ Pơ thi (lễ Bỏ mả) nhằm phá bỏ nhà mồ cũ, dựng lên nhà mồ mới đẹp hơn.
Chính quyền địa phương tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến với người dân xã Ayun (Chư Sê, Gia Lai). Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Vùng căn cứ cách mạng Ayun thoát nghèo, từng bước đi lên

Xã Ayun chỉ cách trung tâm huyện Chư Sê chừng 19 km nhưng là xã đặc biệt khó khăn tỉnh Gia Lai. Ayun còn là vùng căn cứ cách mạng, dân số hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số Bahnar, Jrai. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của Ayun chiếm hơn 75%, đến cuối năm 2020 chỉ còn hơn 13%. Để giúp người dân Ayun thoát nghèo bền vững, các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai đã triển khai đầu tư nhiều công trình nâng cấp cư sở vật chất, các dự án hỗ trợ sản xuất với mong muốn giúp đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự lực vươn lên trong cuộc sống như cách Ayun anh hùng chống giặc ngày xưa.
Với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cùng tinh thần đoàn kết, nỗ lực của đồng bào dân tộc, sau 10 năm tái định cư, làng Ktu Dơng ở xã Hra, huyện Mang Yang (Gia Lai) đã từng bước chuyển mình, bắt nhịp được với cuộc sống mới. Ảnh: Hoàng Hà

Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc – Góc nhìn từ Gia Lai

Trong những năm qua, tỉnh Gia Lai đã triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, trong đó có chủ trương, chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, góp phần ổn định cuộc sống đồng bào, xây dựng nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc…
Cô và trò Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Đak Smar. Nguồn:baogialai.com.vn

Gia Lai nỗ lực duy trì phổ cập tiếng dân tộc thiểu số trong trường tiểu học

Gia Lai là địa phương có gần 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là hai dân tộc Jrai và Bahnar. Hơn 10 năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực duy trì việc phổ cập tiếng Jrai, Bahnar trong các trường tiểu học với mục tiêu gìn giữ và phát huy giá trị ngôn ngữ, bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa.
Những phụ nữ Tây Nguyên tiêu biểu ở Gia Lai

Những phụ nữ Tây Nguyên tiêu biểu ở Gia Lai

Tỉnh Gia Lai hiện có 995 người uy tín, trong đó có 13 nữ - đánh dấu bước chuyển biến trong nếp nghĩ của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên khi bầu phụ nữ làm già làng, trưởng thôn, người uy tín trong cộng đồng.
Là tấm gương sáng về làm kinh tế giỏi, anh Rơ Mah Chel hiện có 2 ha cao su, 1 ha điều, 1 ha cà phê, hơn 100 trụ tiêu, thu nhập gần 300 triệu đồng/năm. Ảnh: Hồng Điệp

Gương sáng của làng Krêl

Hơn 10 năm qua, anh Rơ Mah Chel ở làng Krêl, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ (Gia Lai) luôn được đồng bào Jrai tín nhiệm bầu là người uy tín nhờ những đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Người dân vùng biên giới Ia Mơ mong sớm có nguồn nước tưới

Người dân vùng biên giới Ia Mơ mong sớm có nguồn nước tưới

Ia Mơ là vùng đất xa xôi, vùng biên giới của huyện Chưprông (Gia Lai), đa số người dân sinh sống là đồng bào dân tộc thiểu số Jrai, chiếm gần 66%. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp 1 vụ, phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời. Do đó, để thay đổi phương thức sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, người dân vùng biên giới đang rất mong chờ nguồn nước tưới từ công trình đại thủy nông Ia Mơr.
Dân tộc Gia Rai

Dân tộc Gia Rai

Dân tộc Gia Rai là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi Tây Nguyên, lan sang một phần đất Campuchia. Trong xã hội Gia Rai xưa đã có Pơ tao ia (vua nước) và Pơ tao pui (vua lửa) chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hoà...
Ngày càng nhiều thanh niên dân tộc thiểu số ở Gia Lai lập nghiệp thành công

Ngày càng nhiều thanh niên dân tộc thiểu số ở Gia Lai lập nghiệp thành công

Tỉnh Gia Lai hiện có trên 300 nghìn thanh niên, trong đó 45% là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây, Tỉnh đoàn Gia Lai đã triển khai và nhân rộng nhiều mô hình, gương điển hình phát triển kinh tế giúp đoàn viên thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn nỗ lực lập thân, lập nghiệp vươn lên thoát nghèo.

Một cách hiểu khác về họ của người Jrai

Khác với người Bahnar, người Jrai có rất nhiều họ. Người ta có thể giải thích nguồn gốc tên các họ bằng huyền thoại. Ví như tổ tiên của người Jrai là nàng Hơ Bia, nàng có bầu, khi đẻ ở địa điểm nào (trên đường đi, trên rẫy...) hoặc cạnh một gốc cây nào đấy thì con cháu của nàng sẽ mang họ này, họ khác (theo GS. Đặng Nghiêm Vạn).
Muối groach - Độc đáo hương vị núi rừng

Muối groach - Độc đáo hương vị núi rừng

Groach (còn gọi là cỏ thơm) được người Jrai xem là một đặc sản trời ban vì vị ngon, hương thơm độc đáo. Dù khi còn khó khăn hay lúc no đủ, bữa ăn có chén muối groach vẫn được người Jrai yêu thích.
Cần tháo gỡ khó khăn trong triển khai chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh ở Gia Lai

Cần tháo gỡ khó khăn trong triển khai chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh ở Gia Lai

Tỉnh Gia Lai hiện có gần 400.000 học sinh, trong đó học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm gần 45%, chủ yếu là học sinh người dân tộc Jrai, Bahnar. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã tổ chức triển khai chương trình dạy tiếng Jrai, Bahnar và coi đây một môn học tự chọn trong các trường học từ năm 2006 theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc tổ chức dạy tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số đang gặp nhiều khó khăn, số học sinh theo học tiếng dân tộc thiểu số ngày một giảm.
Giọt nước - Nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tây Nguyên

Giọt nước - Nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tây Nguyên

Giọt nước đối với đồng bào dân tộc Bahnar, Jrai ở Tây Nguyên là một biểu tượng văn hóa hết sức độc đáo, nó gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh của bà con trong từng buôn làng. Thường thì mỗi buôn làng đồng bào dân tộc đều có một giọt nước.
Cánh đồng mía mẫu lớn của người Jrai

Cánh đồng mía mẫu lớn của người Jrai

Trồng mía không còn là chuyện xa lạ với đồng bào dân tộc Jrai tại các huyện, thị xã phía Đông Nam tỉnh. Thế nhưng chuyện hàng chục gia đình tại xã Chư Mố ,huyện Ia Patự (Gia Lai) tự nguyện góp đất phá bỏ bờ lô, bờ thửa tạo thành mảnh đất lớn cùng nhau trồng mía theo hình thức cánh đồng mía mẫu lớn khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Lễ Chuh Pơ nú - nét văn hóa độc đáo của người Jrai

Lễ Chuh Pơ nú - nét văn hóa độc đáo của người Jrai

Đời người Jrai có rất nhiều nghi lễ vòng đời, mỗi lễ có một ý nghĩa tinh thần khác nhau như: lễ thổi tai, lễ trưởng thành, lễ trả ơn, lễ bỏ mả… Nhưng nếu như những nghi lễ vòng đời là bắt buộc phải có từ khi con người khi sinh ra và chết đi thì lễ Chuh Pơ nú là tự nguyện, thể hiện tình yêu thương gia đình, báo hiếu cha, mẹ, anh chị em bên vợ/bên chồng, trả lễ thách cưới phía bố mẹ (chồng, vợ), tạo thêm sự đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.