Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc – Góc nhìn từ Gia Lai

Với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cùng tinh thần đoàn kết, nỗ lực của đồng bào dân tộc, sau 10 năm tái định cư, làng Ktu Dơng ở xã Hra, huyện Mang Yang (Gia Lai) đã từng bước chuyển mình, bắt nhịp được với cuộc sống mới. Ảnh: Hoàng Hà
Với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cùng tinh thần đoàn kết, nỗ lực của đồng bào dân tộc, sau 10 năm tái định cư, làng Ktu Dơng ở xã Hra, huyện Mang Yang (Gia Lai) đã từng bước chuyển mình, bắt nhịp được với cuộc sống mới. Ảnh: Hoàng Hà

Trong những năm qua, tỉnh Gia Lai đã triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, trong đó có chủ trương, chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, góp phần ổn định cuộc sống đồng bào, xây dựng nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc…

Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc – Góc nhìn từ Gia Lai ảnh 1Với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cùng tinh thần đoàn kết, nỗ lực của đồng bào dân tộc, sau 10 năm tái định cư, làng Ktu Dơng ở xã Hra, huyện Mang Yang (Gia Lai) đã từng bước chuyển mình, bắt nhịp được với cuộc sống mới. Ảnh: Hoàng Hà

Hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở, Đất ở, Đất sản xuất

Gia Lai có tổng diện tích 15.510 km2 , dân số trên 1,5 triệu người gồm 44 dân tộc cùng chung sống, phần lớn là đồng bào JraiBahnar. Những năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa nhanh, một số địa phương buông lỏng quản lý đất đai, tình trạng sang nhượng và cho thuê đất sản xuất trái phép diễn ra khá phổ biến… nên nhiều hộ đã không còn nhà ở, đất ở, đất sản xuất. Đối diện với cái đói, cái nghèo, đồng bào phải đi làm thuê hoặc phá rừng làm rẫy, tạo hệ lụy xấu cho gia đình và xã hội.

Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc – Góc nhìn từ Gia Lai ảnh 2“Tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục quan tâm hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, cây - con giống, phân bón, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc nghèo để từng bước giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế…” - ông Kpă Đô, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Hà

Nhằm giúp đồng bào sớm ổn định đời sống, theo ông Kpă Đô, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, lồng ghép nguồn vốn từ nhiều chương trình, dự án khác nhau, thời gian qua, tỉnh đã sử dụng hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho khoảng 1.500 hộ đồng bào dân tộc, cấp trên 6.000 ha đất sản xuất, hơn 62,5 ha đất ở cho gần 16.000 hộ dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo. Gia Lai còn thực hiện 8 dự án, phương án bố trí dân cư cho 840 hộ, trong đó có 450 hộ di cư tự do từ các tỉnh khác đến. Một số huyện triển khai khá hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất là Đức Cơ, Krông Pa, Mang Yang, Kbang.

Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc – Góc nhìn từ Gia Lai ảnh 3Nhờ chủ trương cấp đất ở, đất sản xuất của tỉnh Gia Lai, nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn huyện Đức Cơ đã yên tâm lao động sản xuất. Ảnh: Hoàng Hà

Là địa phương có đông đồng bào Bahnar sinh sống, điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng từ năm 2016 đến nay, huyện Kbang đã huy động được gần 18 tỷ đồng để xây mới và cải tạo 345 căn nhà, hỗ trợ khoảng 2,11 ha đất sản xuất cho 107 hộ nghèo. Ông Đinh Sức ở làng Hợp, thị trấn Kbang vui vẻ chia sẻ: “Được cấp 350 m2 đất ở theo Quyết định 2085/QĐTTg của Chính phủ, gia đình tôi đã ổn định cuộc sống và yên tâm sản xuất. Đến nay, gia đình tôi có 4 con bò, 1 ha cây keo và gần 1 ha điều, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng”.

Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc – Góc nhìn từ Gia Lai ảnh 4Trong những năm qua, với chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, tỉnh Gia Lai đã giúp hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Ảnh: Hoàng Hà

Nhờ làm tốt công tác quy hoạch gắn với điều kiện thực tế địa phương, những năm qua, huyện Đức Cơ đã sắp xếp, bố trí được 29,2 ha đất sản xuất cấp cho 41 hộ đồng bào Jrai nghèo, gia đình chính sách ở các xã Ia Krêl, Ia Dom, Ia Din, bình quân mỗi hộ 0,5 - 1 ha. Có đất sản xuất, đồng bào trồng điều, mỗi năm thu nhập hơn 30 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, Đức Cơ còn sử dụng 330 triệu đồng hỗ trợ 60 hộ thiếu đất sản xuất chuyển đổi sang nghề chăn nuôi. Đến nay, các hộ được hỗ trợ đều ổn định đời sống, yên tâm phát triển kinh tế gia đình.

Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc – Góc nhìn từ Gia Lai ảnh 5Ông Nguyễn Văn Thủ - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị trấn Kbang, huyện Kbang (Gia Lai) đi thực tế cơ sở, tìm hiểu hiệu quả chính sách cấp đất ở, hỗ trợ 50% tiền xây dựng nhà ở đối với các hộ đồng bào dân tộc Bahnar nghèo. Ảnh: Hoàng Hà
Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc – Góc nhìn từ Gia Lai ảnh 6Ông Phùng Văn Cường - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Ia Din, huyện Đức Cơ (Gia Lai) hướng dẫn kỹ thuật trồng cây điều cho chị Siu Phúc, dân tộc Jrai trên vườn điều được cấp đất và hỗ trợ cây giống. Ảnh: Hoàng Hà

Ổn định đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo 

Không chỉ giải quyết cơ bản nhu cầu nhà ở, đất ở, đất sản xuất của đồng bào DTTS nghèo, nhiều địa phương ở Gia Lai còn triển khai hiệu quả các dự án bố trí ổn định dân di cư tự do. Theo ông Nguyễn Tiến Sĩ, quyền Trưởng phòng Dân tộc huyện Mang Yang: huyện vừa triển khai dự án bố trí ổn định dân di cư tự do tập trung tại làng Dơ Nâu, xã Kon Thụp rộng 10,4 ha với nguồn kinh phí 11,2 tỷ đồng. Dự kiến, đến đầu tháng 6/2021 sẽ đưa 123 hộ đồng bào DTTS nghèo không có nhà ở, sống du canh du cư trong huyện về đây sinh sống.

Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc – Góc nhìn từ Gia Lai ảnh 7Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng quyền được học tập của con em đồng bào dân tộc tại các làng tái định cư trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn được đảm bảo. Trong ảnh: Lớp học mẫu giáo tại Trường mẫu giáo Ktu Dơng ở xã Hra, huyện Mang Yang. Ảnh: Hoàng Hà

Làm tốt công tác hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, Gia Lai đã giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo yên tâm sản xuất, ổn định đời sống, đồng thời hạn chế tình trạng du canh du cư, phá rừng làm rẫy, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Cùng với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác, công tác hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất còn góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của Gia Lai xuống còn 5,38% (năm 2015 là 19,71%), vùng đồng bào DTTS xuống dưới 6,25% (năm 2015 là 40,1%).

Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc – Góc nhìn từ Gia Lai ảnh 8Đại diện chính quyền thị trấn Kbang đến thăm hộ gia đình chị Đinh Thị Lanh, dân tộc Bahnar, là một trong số 17 hộ được cấp đất ở với diện tích 200 m2 ở thị trấn Kbang, huyện Kbang (Gia Lai). Ảnh: Hoàng Hà
Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc – Góc nhìn từ Gia Lai ảnh 9An cư lạc nghiệp, kinh tế ổn định, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai được khôi phục, gìn giữ và phát triển. Ảnh: Hoàng Hà
Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc – Góc nhìn từ Gia Lai ảnh 10Bên cạnh hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, 5 năm qua, huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chuyển đổi nghề nghiệp cho hàng trăm hộ đồng bào dân tộc bằng hình thức hỗ trợ con giống, bò sinh sản, giúp bà con tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất. Ảnh: Hoàng Hà
Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc – Góc nhìn từ Gia Lai ảnh 11Từ năm 2016 đến năm 2020, xã Ia Din, huyện Đức Cơ (Gia Lai) có 25 hộ được hỗ trợ đất sản xuất với tổng diện tích 16,5 ha. Trong ảnh: Khu đất sản xuất của xã Ia Din dành cho đồng bào dân tộc Jrai. Ảnh: Hoàng Hà

Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS số nghèo, tới đây Gia Lai sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào phát huy nội lực để tự vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng, đồng thời tăng cường công tác quản lý đất đai tại các vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống, đặc biệt là tình trạng sang nhượng và cho thuê đất sản xuất trái phép…

Hoàng Hà – Hữu Hải

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm