Ngày 13/3, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình tham gia cải tạo đất sản xuất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão Yagi ở huyện Trấn Yên (Yên Bái). Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ khẩn cấp cho các nông hộ nhỏ dễ bị tổn thương, mất khả năng đảm bảo an ninh lương thực do ảnh hưởng của lũ lụt bởi bão Yagi tại khu vực phía Bắc do Tổ chức FAO tại Việt Nam tài trợ.
Trong năm 2025, tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Kinh phí là từ Trung ương bố trí trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn 1 từ năm 2021-2025) và vốn đối ứng từ ngân sách địa phương.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang, sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tăng trưởng ổn định, nhất là tăng giá trị sản phẩm trên 1 ha đất sản xuất.
Ngày 4/11, theo dõi phiên thảo luận đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, cử tri tỉnh Lai Châu đánh giá cao các ý kiến giải trình đã đi sâu, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Thời gian tới, chủ trương pháp luật đất đai sẽ nhắm tới các tổ chức có nhiều đất nhưng sử dụng không hiệu quả, để tạo quỹ đất ưu tiên giao cho đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng, phát triển.
Ngày 30/8, thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, tại 11 huyện miền núi và 4 huyện có xã miền núi trên địa bàn tỉnh đang có trên 20.000 hộ dân thiếu đất sản xuất và đất ở.
Nhiều năm qua, 151 hộ dân thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo của xã biên giới Yên Khương (huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) luôn trong tình trạng thiếu đất sản xuất.
Ngày 17/11, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức các buổi tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và trước Kỳ họp thứ 8, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X tại các xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời và xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020- 2030 của cả nước, Lâm Đồng là một trong những tỉnh đi đầu trong xây dựng và triển khai thực hiện đề án hữu cơ. Sau gần 2 năm thực hiện, đến nay, toàn tỉnh đã có 1.311 ha đất sản xuất trồng trọt được cấp Giấy chứng nhận hữu cơ; trên 1.000 con bò sữa đạt chứng nhận hữu cơ với sản lượng 7 tấn sữa/ngày của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam.
Việc hơn 74 ha rừng bị phá trắng xảy ra tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là vụ việc nghiêm trọng, diện tích rừng bị thiệt hại lớn và cần sớm có biện pháp ngăn chặn kịp thời cũng như xử lý theo quy định của pháp luật. Để làm rõ hơn những vấn đề liên quan, phóng viên TTXVN đã trực tiếp ghi nhận tại hiện trường để phản ánh về vụ phá rừng nghiêm trọng này.
Trong những năm qua, tỉnh Gia Lai đã triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, trong đó có chủ trương, chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, góp phần ổn định cuộc sống đồng bào, xây dựng nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc…
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, được áp dụng từ nay đến hết năm 2020.
Từ năm 2006, thị xã Mường Lay (Điện Biên) bắt đầu thực hiện di dời trên 4.000 hộ dân, chủ yếu là người làm nông nghiệp để phục vụ việc xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La.
Từ khi thực hiện về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng các chính sách hỗ trợ khác, nhiều gia đình đồng bào dân tộc Khmer ở Hậu Giang đã ổn định cuộc sống, chuyên tâm làm ăn và phấn đấu thoát khỏi diện nghèo.