Hướng đi hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (thứ 3, từ phải sang trái) thăm, kiểm tra hoạt động sản xuất của Hợp tác xã rau hữu cơ Cuối Quý tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội).
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (thứ 3, từ phải sang trái) thăm, kiểm tra hoạt động sản xuất của Hợp tác xã rau hữu cơ Cuối Quý tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội).

Những năm gần đây, các hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả kinh tế cho các thành viên…

Hướng đi hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội ảnh 1Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (thứ 3, từ phải sang trái) thăm, kiểm tra hoạt động sản xuất của Hợp tác xã rau hữu cơ Cuối Quý tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội).

Những năm gần đây, Hà Nội đã đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã, cải thiện năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, ổn định cuộc sống, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn của thành phố.

Hướng đi hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội ảnh 2Vùng trồng rau sạch của Hợp tác xã nông nghiệp Hương Ngải ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất (Hà Nội), đơn vị đã lựa chọn Giải pháp xác thực nguồn gốc hàng hóa cung cấp sản phẩm rau, củ cho các công ty thực phẩm và siêu thị.
Hướng đi hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội ảnh 3Người dân thôn Giáp Ngọ là thành viên của Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn ở thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tích cực chăm sóc rau đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân Thủ đô.

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Hà Nội hiện có 1.342 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 70 hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, 50 hợp tác xã ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 180 sản phẩm của 53 hợp tác xã được thành phố công nhận là sản phẩm đạt chuẩn OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm).

Hướng đi hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội ảnh 4Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm ở xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) ứng dụng công nghệ cao vào trồng sâm Bố Chính mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho bà con nông dân.
Hướng đi hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội ảnh 5Hợp tác xã rau hữu cơ Cuối Quý ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) là một trong những hợp tác xã kiểu mẫu xây dựng thành công mô hình sản xuất rau hữu cơ, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Nhiều hợp tác xã đã nêu cao tinh thần tự chủ, chủ động khắc phục khó khăn, mở rộng sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vào sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Các mô hình hợp tác xã kiểu mới, gắn sản xuất với chuỗi giá trị sản phẩm ngày càng nhiều. Các hợp tác xã đã quan tâm tới các hoạt động liên kết thông qua việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm về quản lý điều hành, xúc tiến thương mại; tham gia hội chợ, hội nghị giao thương. Nhiều hợp tác xã mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là liên kết trong tiêu thụ sản phẩm giữa các hợp tác xã nhằm đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa cung cấp ra thị trường.

Hướng đi hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội ảnh 6Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà ở xã Ninh Sở, huyện Thường Tín (Hà Nội) mỗi ngày cung cấp ra thị trường 300 kg rau, 100% sản phẩm đều được dán mã QR code, đem lại doanh thu hàng tỷ đồng/năm cho hợp tác xã.

Bên cạnh đó, nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chú trọng xây dựng chuỗi sản xuất nông sản an toàn, các hợp tác xã nông nghiệp của Hà Nội đã và đang đóng góp rất lớn trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, tạo đầu ra ổn định cho nông sản Thủ đô. Một trong những mô hình nổi bật có thể nhắc đến là Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà ở xã Ninh Sở, huyện Thường Tín (Hà Nội). Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà Bùi Thị Thanh Hà chia sẻ: Hợp tác xã đã xây dựng khu sản xuất rau công nghệ cao với diện tích 1,15 ha, sản lượng cung cấp ra thị trường 300 kg rau/ngày, 100% sản phẩm đều được dán mã QR code, đem lại doanh thu hàng tỷ đồng/năm.

Hướng đi hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội ảnh 7Những năm vừa qua, nông dân Hà Nội còn được làm quen với xu hướng phát triển mới của ngành nông nghiệp là thân thiện môi trường.

Để phát huy vai trò của các hợp tác xã, Hà Nội xây dựng kế hoạch củng cố, kiện toàn hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ về sản xuất, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, tạo động lực cho các địa phương xây dựng nông thôn mới.

Thúy Quỳnh 

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm