Bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố hiện có hơn 1,5 triệu trẻ em, trong đó hơn 16.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và hơn 35.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Những số liệu này cho thấy thách thức lớn trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản đã đạt hoặc vượt các chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã đề ra. Tuy nhiên, Thành phố vẫn đang đứng trước những khó khăn, cần có sự đầu tư giải quyết lâu dài như số lượng trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, bạo lực… có xu hướng gia tăng, tập trung ở nhóm đối tượng trẻ em nhập cư, con em gia đình nghèo, cận nghèo.
Sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em được triển khai từ năm 2017 – 2021 sẽ là nền tảng giúp triển khai tốt hơn các nội dung của Luật Trẻ em năm 2016 và đảm bảo quyền lợi cho trẻ em sinh sống trên địa bàn.
Ông Youssouf Abdel – Jelil, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng, trẻ em nói chung và trẻ em ở các đô thị nói riêng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cũng như nguy cơ bị lạm dụng, bóc lột sức lao động…
Do đó, ưu tiên của UNICEF khi hợp tác, triển khai sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em là giảm các khoảng trống về công bằng khi tiếp cận các dịch vụ xã hội và bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực; thúc đẩy môi trường đô thị an toàn và bền vững cho trẻ em; gắn quy hoạch đô thị với phân bổ ngân sách dành cho trẻ em; tăng cường sự tham gia và đóng góp ý kiến của trẻ em nghèo trong các vấn đề liên quan tới trẻ em.
Theo ông Youssouf Abdel – Jelil, để sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em mang lại hiệu quả cần có sự tham gia và phối hợp của lãnh đạo, chính quyền thành phố, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các tổ chức do trẻ em điều hành.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, cơ chế hợp tác của các cơ quan, tổ chức xã hội tham gia sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em cần giảm thủ tục mang tính hành chính để rút ngắn thời gian cũng như chi phí chuẩn bị, tập trung triển khai các hoạt động cụ thể. Bên cạnh đó, với đặc thù tại Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 400.000 trẻ em là con em các gia đình nhập cư, việc thực hiện sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em cần chú trọng tới việc đảm bảo công bằng cho nhóm đối tượng này trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục.
Các bên liên quan cần huy động các nguồn lực về tài chính, nhân lực từ các tổ chức xã hội để đảm bảo hiệu quả lâu dài của sáng kiến tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó triển khai, nhân rộng ra các tỉnh, thành phố khác trên cả nước./.
Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản đã đạt hoặc vượt các chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã đề ra. Tuy nhiên, Thành phố vẫn đang đứng trước những khó khăn, cần có sự đầu tư giải quyết lâu dài như số lượng trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, bạo lực… có xu hướng gia tăng, tập trung ở nhóm đối tượng trẻ em nhập cư, con em gia đình nghèo, cận nghèo.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thu phát biểu tại buổi Hội thảo. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN |
Sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em được triển khai từ năm 2017 – 2021 sẽ là nền tảng giúp triển khai tốt hơn các nội dung của Luật Trẻ em năm 2016 và đảm bảo quyền lợi cho trẻ em sinh sống trên địa bàn.
Ông Youssouf Abdel – Jelil, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng, trẻ em nói chung và trẻ em ở các đô thị nói riêng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cũng như nguy cơ bị lạm dụng, bóc lột sức lao động…
Ông Youssouf Abdel-Jelil, Trưởng đại diện văn phòng UNICEF tại Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN |
Do đó, ưu tiên của UNICEF khi hợp tác, triển khai sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em là giảm các khoảng trống về công bằng khi tiếp cận các dịch vụ xã hội và bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực; thúc đẩy môi trường đô thị an toàn và bền vững cho trẻ em; gắn quy hoạch đô thị với phân bổ ngân sách dành cho trẻ em; tăng cường sự tham gia và đóng góp ý kiến của trẻ em nghèo trong các vấn đề liên quan tới trẻ em.
Theo ông Youssouf Abdel – Jelil, để sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em mang lại hiệu quả cần có sự tham gia và phối hợp của lãnh đạo, chính quyền thành phố, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các tổ chức do trẻ em điều hành.
Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN |
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, cơ chế hợp tác của các cơ quan, tổ chức xã hội tham gia sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em cần giảm thủ tục mang tính hành chính để rút ngắn thời gian cũng như chi phí chuẩn bị, tập trung triển khai các hoạt động cụ thể. Bên cạnh đó, với đặc thù tại Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 400.000 trẻ em là con em các gia đình nhập cư, việc thực hiện sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em cần chú trọng tới việc đảm bảo công bằng cho nhóm đối tượng này trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục.
Các bên liên quan cần huy động các nguồn lực về tài chính, nhân lực từ các tổ chức xã hội để đảm bảo hiệu quả lâu dài của sáng kiến tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó triển khai, nhân rộng ra các tỉnh, thành phố khác trên cả nước./.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi