Hỗ trợ phát triển nhãn hiệu được bảo hộ

Hỗ trợ phát triển nhãn hiệu được bảo hộ
Để duy trì làng nghề, Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu tập thể với "Chuối khô Trần Hợi". Ảnh: Huỳnh Thế Anh
Để duy trì làng nghề, Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời  (Cà Mau) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu tập thể với "Chuối khô Trần Hợi". Ảnh: Huỳnh Thế Anh 
Theo đó, Ủy ban nhân tỉnh Cà Mau yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng phương án hỗ trợ, định hướng, phát huy hiệu quả đối với nhãn hiệu. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh của các nhãn hiệu; tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới. Cùng đó, hỗ trợ nhãn hiệu công bố chất lượng sản phẩm, bao bì, đóng gói cũng như ứng dụng mã số, mã vạch tem truy xuất nguồn gốc phù hợp với từng sản phẩm cụ thể. Bên cạnh đó, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, chất lượng sản phẩm, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu. Cùng đó, đề ra giải pháp bền vững ngành nghề truyền thống, nâng hiệu quả hoạt động của hợp tác xã gắn với quy hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, hỗ trợ nhãn hiệu củng cố, nâng chất lượng sản phẩm, hàng hóa... Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau cũng tăng cường chỉ đạo, quản lý chặt việc sử dụng nhãn hiệu theo đúng quy định; củng cố, kiện toàn và xây dựng quy chế hoạt động của Ban quản lý nhãn hiệu. Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm giúp chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh hiểu rõ quyền lợi và lợi ích khi tham gia sử dụng nhãn hiệu. Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm nhãn hiệu phải tuyệt đối tuân thủ quy trình sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các địa phương chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên qua tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu cho các sản phẩm nhãn hiệu đã được bảo hộ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thời gian qua, Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận đối với nhiều sản phẩm hàng hóa của tỉnh Cà Mau. Trong đó, phải kể đến một số nhãn hiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh đã được bảo hộ như: Tôm khô Rạch Gốc, Cua biển Năm Căn, Mật ong U Minh, Cá bổi U Minh... Đây là những sản phẩm hàng hóa nổi tiếng ở Cà Mau thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các nhãn hiệu sản phẩm kể trên dần khẳng định vai trò, vị trí; tạo sự chuyển biến về quy mô, sản lượng, uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, tỉnh Cà Mau gặp một số khó khăn, hạn chế trong quản lý, sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ. Thời gian tới, Cà Mau tập trung củng cố, kiện toàn nâng hiệu quả hoạt động của Ban quản lý nhãn hiệu. Đồng thời, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất theo hướng nâng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia sử dụng nhãn hiệu, bảo vệ thương hiệu sản phẩm. Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau thường xuyên thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm trường hợp giả mạo nhãn hiệu sản phẩm hoặc sản xuất hàng hóa không đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua đó, góp phần bảo vệ uy tín nhãn hiệu của tỉnh đã được bảo hộ, bảo vệ tốt quyền lợi đối với người tiêu dùng.
Kim Há

Có thể bạn quan tâm