Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã cùng với xã Bản Lang, huyện Phong Thổ (Lai Châu) phục tráng, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm giống lúa Khẩu Lương Phửng.
UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Kế hoạch số 507/KH-UBND “Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận gạo An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, với mục tiêu xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” là sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Ngày 22/6, Công an thành phố Hà Nội đưa ra cảnh báo, vừa phát hiện, thu giữ một số loại ma túy dạng mới, được ngụy trang dưới dạng chocolate ghi nhãn hiệu Socola Chill Max bán công khai trên mạng xã hội.
Ngày 21/7, tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Nhãn Sơn La" và cắt băng khởi hành lô nhãn Sông Mã – Sơn La xuất khẩu sang thị trường EU và Vương quốc Anh năm 2021.
Sau hơn 3 năm thực hiện kế hoạch hành động phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt- kết tinh kỳ diệu từ đất lành” giai đoạn 2017- 2020, nhãn hiệu sản phẩm trên đã trở thành thương hiệu số 1 tại Việt Nam với 4 nhóm sản phẩm là rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh công, đến ngày 12/12, Lâm Đồng đã có 379 tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt- kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Chiều 26/12, tại huyện Mỏ Cày Nam, Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre phối hợp cùng UBND huyện Mỏ Cày Nam tổ chức lễ công bố và trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận "Lợn Mỏ Cày Nam".
Ngày 27/6, tại tỉnh Hậu Giang, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với mãng cầu Hậu Giang Soursop HauGiang.
Ngày 24/12, tại xã Nam Sơn, UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức lễ công bố đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "quýt Nam Sơn - Tân Lạc".
Ngày 13/10, tại xã Phổng Lái, UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức Ngày hội nông sản tiêu biểu năm 2018 gắn với công bố nhãn hiệu chứng nhận chè Phổng Lái và khoai sọ Thuận Châu.
Tỉnh Cà Mau triển khai giải pháp củng cố, phát triển nhãn hiệu được bảo hộ của địa phương; trong đó, tập trung phát triển sản phẩm các nhãn hiệu được bảo hộ đảm bảo đúng quy định hiện hành.
Ngày 3/12/2016, tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Cam Văn Chấn” cho sản phẩm cam quả của 9 xã, thị trấn với diện tích 517,7 ha thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Hồng không hạt Bắc Kạn đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý và nằm trong top 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Những năm qua, hồng không hạt là cây trồng chủ lực phát triển kinh tế địa phương giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.