Hiệu quả từ mô hình camera an ninh ở Long An

Hiệu quả từ mô hình camera an ninh ở Long An
Xã Mỹ Lộc (huyện Cần Giuộc, Long An) là địa phương giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây, tình hình an ninh trật tự khu vực này diễn biến phức tạp, các đối tượng phạm tội hoạt động khá nhiều, trên địa bàn thường xuyên xảy ra nạn cướp giật, mất trộm, đua xe trái phép, mại dâm trá hình…
Công an xã Mỹ Lộc xem lại hình ảnh dữ liệu từ camera. Nguồn: Báo Long An online
Công an xã Mỹ Lộc xem lại hình ảnh dữ liệu từ camera. Nguồn: Báo Long An online
Từ tháng 10/2015, chính quyền địa phương đã vận động người dân, doanh nghiệp đóng góp kinh phí để lắp đặt 16 camera an ninh dọc theo tuyến đường tỉnh 835A và 2 màn hình theo dõi. Đây cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh Long An tiến hành lắp đặt camera an ninh dọc các tuyến đường. 

Đại úy Lê Tấn Dư, Trưởng Công an xã Mỹ Lộc cho biết, từ 16 camera đầu tiên, đến nay xã đã huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để lắp đặt được 210 camera an ninh trong toàn xã. Hệ thống camera đã trợ giúp đắc lực cho cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giảm hơn 80% các loại tội phạm trên địa bàn, 17 quán cà phê trá hình đã chuyển đồi nghề, phương tiện giao thông lưu thông vào đến địa bàn xã đều giảm đúng tốc độ… Từ hiệu quả đó, huyện Cần Giuộc đã chỉ đạo nhân rộng mô hình ra 17/17 xã, thị trấn của huyện; Giám đốc Công an tỉnh Long An cũng đã có chỉ đạo nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh. 

Theo Công An huyện Cần Giuộc, phát huy hiệu quả từ mô hình camera an ninh ở xã Mỹ Lộc, huyện đã tiến hành nhân rộng ra toàn huyện với hơn 5.100 camera được lắp đặt dọc các tuyến đường, khu dân cư, nhất là các điểm nóng về an ninh, trật tự. Qua đó,  đã giúp cho lực lượng chức năng điều tra, triệt phá khoảng 40 vụ án trộm cắp tài sản, cướp giật và đã khởi tố 24 vụ với 31 đối đượng. Điển hình như vụ cướp giật tài sản xảy ra ngày 22/2/2016 trên quốc lộ 50 thuộc địa bàn xã Trường Bình (huyện Cần Giuộc). Khi nhận được tin báo của người dân, lực lượng cảnh sát điều tra đã trích xuất hình ảnh từ hệ thống camera và xác định đối tượng Đặng Tấn Hiếu ngụ thành phố Hồ Chí Minh là nghi phạm chính. Mở rộng điều tra, lực lượng chức năng đã bắt giữ tổng cộng 5 đối tượng, các đối tượng đã khai nhận thực hiện 7 vụ cướp trên địa bàn huyện Cần Giuộc. 

Còn tại thành phố Tân An, mô hình lắp đặt hệ thống camera an ninh được triển khai từ năm 2016, đến nay đã phủ sóng khắp 14 phường, xã trên địa bàn với khoảng 5.000 camera ở các tuyến đường chính và những khu vực quan trọng. Hệ thống camera an ninh công cộng được kết nối với các màn hình, lực lượng chức năng bố trí người thường xuyên túc trực, theo dõi. 
Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An tổ chức hội nghị sơ kết mô hình "Camera an ninh" vào trung tuần tháng 9/2016. Nguồn: "Báo Long An online"
Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An tổ chức hội nghị sơ kết mô hình "Camera an ninh" vào trung tuần tháng 9/2016. Nguồn: "Báo Long An online"

Thượng tá Nguyễn Văn Lưu, Phó trưởng Công an thành phố Tân An cho biết: Qua hình ảnh, dữ liệu camera giám sát an ninh, lực lượng chức năng đã xử lý chính xác trên 80 vụ án xảy ra trên địa bàn; bắt và xử lý 68 đối tượng.

Cụ thể như vụ trộm tài sản có giá trị trên 400 triệu đồng xảy ra ngày 23/9/2017 tại nhà kho của anh  Phạm Thái Hưng (phường 2, thành phố Tân An).

Qua trích xuất camera an ninh và truy xét, lực lượng chức bắt khẩn cấp ba đối tượng là Lê Đình Hưng, Phạm Văn Nghĩa và Nguyễn Anh Tâm (ngụ tỉnh Đồng Nai), thu giữ toàn bộ tang vật trả lại cho người bị hại.

Hay vụ trộm cắp hơn 500 triệu đồng của anh Trần Minh Duy (ngụ huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) xảy ra tại khách sạn Hoàng Đế (phường 3, thành phố Tân An) ngày 16/9/2017.

Qua trích xuất dữ liệu camera an ninh, lực lượng chức năng đã xác định đối tượng Lữ Thanh Tuấn (nhân viên khách sạn) là hung thủ gây án… 

Hệ thống camera an ninh được lắp đặt ở các tuyến đường, điểm nóng về an ninh trật tự không chỉ giúp sức cho lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông mà còn tạo sự an tâm cho người dân. Từ đó, mô hình này được nhân dân trong tỉnh hoàn toàn ủng hộ. 

Ông Trần Thanh Xuẩn, ấp Thanh Ba (xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giộc) chia sẻ: Từ ngày xã lắp đặt camera an ninh dọc được thì gia đình tôi ngủ yên giấc, không lo mất cắp tài sản, quán cà phê trá hình ngang cửa nhà đã chuyển đổi thành cơ sơ kinh doanh vật tư nông nghiệp, chuyện cướp giật hầu như không còn. Do đó, tất cả người dân trong xã đều ủng hộ và sẳn sàng đóng góp kinh phí để lắp đặt camera giám sát.   

Theo Công an tỉnh Long An, mô hình camera an ninh đã nhân rộng ở 164/192 xã, phường và thị trấn trong toàn tỉnh với hơn 26.000 camara được lắp đặt với tổng kinh phí hơn 15 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách địa phương đầu tư 4 tỷ đồng để lắp đặt camera tại các ngã tư đường, tuyến giao thông trọng yếu, nơi công cộng phức tạp về an ninh trận tự, còn lại trên 11 tỷ động là vận động từ sự đóng góp của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. 

Việc gắn camera an ninh giám sát có ý nghĩa rất lớn trong phòng ngừa, đấu tranh và truy xét tội phạm. Trên các tuyến đường, khu vực lắp camera an ninh, tình hình an ninh, trật tự chuyển biến tích cực.

Phần lớn các dữ liệu camera ghi lại giúp cho cơ quan chức năng nhận định, đánh giá đúng về đối tượng, phục vụ tốt công tác truy xét, truy bắt đối tượng gây án, xử lý chính xác các vụ việc về an ninh, trật tự, vi phạm về môi trường, nhất là các vụ việc liên quan đến trật tự an toàn giao thông xảy ra trên địa bàn. Bên cạnh đó, việc lắp đặt hệ thống camera an ninh còn tác động trực tiếp, giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Tại các tuyến đường gắn được gắn camera an ninh, tình trạng người dân vi phạm giao thông, vứt rác bừa bãi hay tụ tập đông người… không còn thường xuyên xảy ra. 

Phát huy những kết quả đạt được, tỉnh Long An đang phấn đấu triển khai lắp đặt hệ thống camera an ninh phủ khắp các tuyến đường, khu vực trọng yếu ở 192/192 xã, phường, thị trấn. Đồng thời, tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân tiến hành lắp camera giám sát an ninh trong nhà ở, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp, trường học… tiến tới phủ kín địa bàn toàn tỉnh./.
Bùi Giang
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Chương trình hỗ trợ nhà Mái ấm Công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng triển khai đã và đang trở thành hoạt động xã hội có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đồng tình hưởng ứng.
Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác phát triển điện mặt trời

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác phát triển điện mặt trời

Chiều 12/5, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển điện mặt trời với Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng mặt trời Bách Khoa, Công ty cổ phần Giải pháp sinh thái Việt Nam (VES) và Công ty cổ phần Năng lượng TTC.
Tặng bồn trữ nước giúp người dân khó khăn vượt qua hạn mặn

Tặng bồn trữ nước giúp người dân khó khăn vượt qua hạn mặn

Ngày 07/05/2020, tại xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre phối hợp Công ty Cổ phần Green Speed (TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã tổ chức chương trình tặng bồn trữ nước, khắc phục hạn mặn cho người dân vùng ven biển tỉnh Bến Tre.
Tổ chức đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tổ chức đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 7/5 (tức ngày 15/4 Âm lịch), tại Việt Nam Quốc Tự (Thành phố Hồ Chí Minh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564 (dương lịch 2020).
Bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kết hợp đại phẫu “3 trong 1” giúp loại bỏ nhiều nguy cơ cho bệnh nhân ung thư

Bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kết hợp đại phẫu “3 trong 1” giúp loại bỏ nhiều nguy cơ cho bệnh nhân ung thư

Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh vừa thực hiện ca đại phẫu “3 trong 1” kết hợp nhiều chuyên khoa khác nhau nhằm hạn chế số lần phẫu thuật, giảm bớt đau đớn cho một bệnh nhân ung thư dạ dày. Thông tin được Tiến sỹ, bác sỹ Lâm Việt Trung, Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa - Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ chiều 5/5.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Để việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử đạt hiệu quả cao không thể tách rời các hoạt động quảng bá, giáo dục truyền thống gắn với phát triển du lịch, đưa du khách về thăm những địa danh lịch sử, tìm hiểu giá trị của từng di tích. Đây cũng chính là loại hình du lịch được nhiều địa phương coi trọng phát triển bằng nhiều biện pháp đồng bộ, hợp lý.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Trải qua các giai đoạn lịch sử hào hùng, vùng đất Nam Bộ hôm nay còn lưu giữ hệ thống các di tích khắc ghi tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông đã có công khai mở, gìn giữ, chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nam Bộ thành đồng là nơi diễn ra nhiều chiến công vang dội góp phần làm nên thắng lợi, thống nhất non sông. 
Thành phố Hồ Chí Minh với 45 năm phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

Thành phố Hồ Chí Minh với 45 năm phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

Cách đây 45 năm, đúng 11 giờ 30, ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng cắm trên nóc Dinh Độc Lập đã chính thức báo hiệu Sài Gòn, miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Chặng đường 45 năm sau ngày giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố mang tên Bác đã không ngừng vươn lên, nỗ lực “cùng cả nước, vì cả nước”, xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” đúng như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi động chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn"

Khởi động chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn"

Nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Khối lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định giới thiệu chương trình du lịch “Theo dấu chân biệt động Sài Gòn” đến du khách trong và ngoài nước tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/4.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài cuối

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài cuối

Với việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phái đoàn quân sự của ta tại Trại Davis hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt hoạt động. Đã 45 năm trôi qua, những ký ức của cán bộ, chiến sĩ ta trong lòng địch vẫn lưu mãi. Trại Davis đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, như một sự khẳng định về vai trò của quân ta trong Cách mạng. Những người từng tham gia Phái đoàn đang mong ngóng từng ngày Trại Davis được phục dựng lại, như một minh chứng hào hùng của cuộc đấu tranh cách mạng giữa lòng địch, với nhiều cam go, gian khổ nhưng kiên cường bất khuất của những người chiến sĩ cách mạng.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 3

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 3

Những năm tháng trong Trại Davis của phái đoàn ta luôn đối mặt với khó khăn, thách thức đầy cam go. Địch thường xuyên gây áp lực, đe dọa, trấn áp tinh thần đến dụ dỗ... Nhưng lý tưởng cách mạng sáng ngời đã giúp cán bộ, chiến sĩ ta giữ vững niềm tin chiến thắng ngay giữa đầu não địch. Những bông hoa đua nở, những mối tình giữa cán bộ ta trong Trại Davis và vùng căn cứ đơm hoa, kết trái trong những tháng ngày ác liệt nhất...
Triển lãm ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước

Triển lãm ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), Ban Tổ chức các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước”. Triển lãm diễn ra từ nay đến ngày 5/5, tại ba điểm: Phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi và khu vực đối diện Công viên Chi Lăng.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 2

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 2

Những ngày sống và đấu tranh công khai ngay tại lòng địch đã mang lại những kết quả quan trọng cho thành công chung của cách mạng. Những thành viên của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn “giương cao” ngọn cờ cách mạng và đặc biệt, trong sáng 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã được cắm lên ngay trong sân bay Tân Sơn Nhất và khoảnh khắc “bất diệt” đó được ghi lại bởi Nhiếp ảnh gia Phùng Bất Diệt.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 1

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 1

Từ ngày 28/1/1973 đến ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, tại Trại Davis (Trại Đa-vít) trong sân bay Tân Sơn Nhất, nơi đặt trụ sở của phái đoàn liên hợp quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đoàn A) và chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (đoàn B), gần một nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ ta đã trải qua 823 ngày đêm dũng cảm, mưu trí, kiên cường đấu tranh với kẻ thù để thực thi hiệp định Paris ngay giữa trung tâm đầu não của Việt Nam Cộng hòa.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài cuối

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài cuối

Không “xông pha” ở nơi tuyến đầu điều trị cho người bệnh, cũng không trực tiếp tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm nhưng họ lại miệt mài bên trong những phòng thí nghiệm để “truy tìm” virus SARS-CoV-2, tác nhân gây nên đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Hơn chín mươi ngày đêm chống dịch cũng là hơn 90 ngày đêm phòng xét nghiệm ở Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh sáng đèn.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 3

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 3

Là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ quy trình chống dịch COVID-19, ngoài nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu người bệnh, trong mùa dịch COVID-19, Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh kiêm luôn nhiệm vụ vận chuyển người mắc bệnh và người nghi ngờ mắc bệnh đến các khu điều trị. 
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 2

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 2

Nếu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan đầu não, phụ trách toàn bộ hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh, nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế quận, huyện và Trạm Y tế phường, xã lại là những “chân rết” góp phần vào thành công khống chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Được ví như những “cánh tay nối dài”, họ trở thành phòng tuyến vững chắc của hệ thống y tế dự phòng.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 1

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 1

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất cả nước khi kết thúc giai đoạn 2 với 54 trường hợp. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ngành Y tế và sự chung tay từ cộng đồng, dịch COVID-19 đã được chặn đứng khi 17 ngày liên tiếp thành phố không ghi nhận ca mắc mới. Hơn 90 ngày cân não với đại dịch COVID-19 cũng là ngần ấy thời gian những cán bộ y tế dự phòng, cấp cứu 115, kỹ thuật viên xét nghiệm… căng mình chống dịch.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài cuối

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài cuối

Vừa qua, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện Báo cáo đánh giá tác động và đề xuất giải pháp ứng phó, phát triển ngành Du lịch trong điều kiện dịch COVID-19. Theo đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương đánh giá tình hình thiệt hại của doanh nghiệp, cũng như dự báo thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động cho bước phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sau dịch COVID-19.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài 1

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài 1

Với diễn biến mới và ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, song song với thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngành Du lịch Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang nghiên cứu các kịch bản kịp thời để chuẩn bị khôi phục du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và có những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Trong đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch ổn định hoạt động, tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn nhân lực... để phục vụ du khách trong và ngoài nước sau dịch COVID-19.
Thiếu lâm Long Phi hòa quyện võ học Việt-Hoa

Thiếu lâm Long Phi hòa quyện võ học Việt-Hoa

Võ thuật Việt Nam gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhiều từ võ thuật Trung Hoa nhưng võ thuật Việt Nam vẫn đậm sắc dân tộc Việt trên từng môn phái khác nhau của võ cổ truyền Việt Nam. Trong số này, không thể không nói đến môn phái Thiếu lâm Long Phi ở thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương), một minh chứng cho sự hòa quyện của võ học Việt-Hoa.
Máy “ATM gạo” chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19

Máy “ATM gạo” chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19

​Với khẩu hiệu “Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”, mô hình phát gạo tự động cho người nghèo lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ góp phần chia sẻ khó khăn với người lao động nghèo trên địa bàn, mà còn lan tỏa yêu thương, nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước giữa mùa dịch bệnh Covid-19.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài cuối

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài cuối

Quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên trên địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với các tình huống xảy ra, với nỗ lực, quyết tâm cao “vì người dân thành phố, vì cả nước, cùng cả nước”, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 2

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 2

"Không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau" đã trở thành phương châm hành động, một quyết sách để thực thi, hơn thế là một đạo lý sống và hành xử của cả hệ thống chính trị, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 1

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 1

Cùng cả nước ứng phó với đại dịch COVID-19, với phương châm “không quyết liệt, có lỗi với cả nước, nhân dân”, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chung tay, chung sức, đoàn kết một lòng để tham gia phòng chống dịch COVID-19 một cách hiệu quả nhất.