Hiệu quả mô hình luân canh tôm - lúa ở Hồng Dân

Bà con nông dân tổ chức phân loại tôm càng xanh trước khi đưa ra thị trường. Ảnh: Tuấn Kiệt
Bà con nông dân tổ chức phân loại tôm càng xanh trước khi đưa ra thị trường. Ảnh: Tuấn Kiệt

Chó Ngáp là cánh đồng trải dài trên nhiều địa phương của huyện Hồng Dân (Bạc Liêu). Với sự quyết tâm của chính quyền và người dân địa phương, những loài cỏ dại từng một thời ngự trị trên cánh đồng này như năn, lác đang phải nhường chỗ cho cây lúa, con tôm, những sản vật đã đem đến cho đồng bào cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Hiệu quả mô hình luân canh tôm - lúa ở Hồng Dân ảnh 1Bà con nông dân tổ chức phân loại tôm càng xanh trước khi đưa ra thị trường. Ảnh: Tuấn Kiệt

Đồng Chó Ngáp hiện có trên 24.700 ha diện tích sản xuất tôm - lúa. Là một trong những nông dân có cuộc sống khá giả nhờ thực hiện luân canh tôm - lúa, anh Lý Văn Tiến ở xã Ninh Thạnh Lợi đã sử dụng các giống lúa OM và Một Bụi Đỏ, đồng thời thả xen canh tôm càng xanh cùng một số loại cá như: lóc, trê, rô trên diện tích 3 ha. Những năm qua, gia đình anh Tiến đều trúng mùa, thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm.

Hiệu quả mô hình luân canh tôm - lúa ở Hồng Dân ảnh 2Hộ gia đình anh Lý Văn Tiến ở xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân vươn lên khá giả nhờ thực hiện luân canh tôm - lúa. Ảnh: Tuấn Kiệt
Hiệu quả mô hình luân canh tôm - lúa ở Hồng Dân ảnh 3Nông dân xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Tuấn Kiệt

Tôm - lúa là mô hình dễ thực hiện trên đồng Chó Ngáp, cho năng suất bình quân từ 400 - 500 kg tôm/ ha/năm; 5,5 - 6 tấn lúa/ha/ năm. Để nâng cao hiệu quả mô hình luân canh tôm - lúa, ông Nguyễn Văn Thới, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hồng Dân cho biết: “Huyện đã thành lập các hợp tác xã nuôi tôm sạch, sản xuất lúa an toàn theo quy trình hữu cơ. Mục tiêu là xây dựng, hình thành và lan tỏa mô hình sản xuất tôm sạch, lúa an toàn theo chuỗi giá trị, góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất”.

Tuấn Kiệt

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm