Công trình Kênh chính và Khu tưới Đức Hòa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư từ tháng 3/2013 đến tháng 12/2015 hoàn thành và đưa vào sử dụng. Song song đó, UBND tỉnh Long An cũng đầu tư hệ thống kênh cấp 2 và cấp 3 để đấu nối với kênh chính.
Công trình có 126 tuyến kênh với chiều dài 182 km, tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng, trải đều trên địa bàn 12 xã, thị trấn của huyện Đức Hòa. Công trình được đầu tư nhằm mục tiêu cung cấp nước phục vụ phát triển nông nghiệp trên diện tích hơn 10.000 ha, phục vụ sinh hoạt cho người dân và phát triển công nghiệp trên địa bàn.
Trước đây, ở khu vực huyện Đức Hòa, nguồn nước ngầm bị tụt áp và lưu lượng giảm, nguy cơ cạn kiệt nước ngầm đáng báo động, một số giếng đào, giếng khoan không còn nước để bơm tưới nên khó phát huy hiệu quả tiềm năng sản xuất nông nghiệp, phục vụ sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn.
Việc bổ sung nguồn nước tưới cho huyện từ hệ thống thủy lợi Phước Hòa sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển, hạn chế nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm đang ở mức báo động.
Thực tế từ khi đưa vào sử dụng đến nay, công trình đã giúp người dân trong vùng chủ động nguồn nước tưới tiêu cho diện tích canh tác. Từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, góp phần tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.
Ông Lê Văn Hiếu, xã Hòa Khánh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, cho biết, trước khi chưa có kênh thủy lợi Phước Hòa này, làm lúa phải dựa vào điều kiện thiên nhiên. Một năm mưa thuận thì làm lúa kết quả, mưa không thuận lúa bị thất thu. Mỗi năm cũng chỉ làm được một vụ vì do thiếu nước. Từ khi có hệ thống thủy lợi này, người dân có đủ nước để sản xuất lúa 3 vụ/năm, trồng hoa màu, trồng cỏ để chăn nuôi. Ngoài ra, trước kia không có mạch nước ngầm để sinh hoạt, qua Tết giếng khô hết, giờ có nước ngầm thì nhân dân có nước đủ sinh hoạt.
Hiệu quả của công trình rất rõ, thế nhưng nó vẫn chưa thực sự phát huy hết công năng. Những hộ có diện tích đất nông nghiệp gần kênh khoảng 100 m đầu thì sản xuất thuận lợi, còn những hộ có đất ở xa kênh phải sử dụng máy bơm, ống nước để dẫn nước vào gây tốn kém chi phí.
Lý do chính là hệ thống thủy lợi nội đồng vẫn chưa được đầu tư đồng bộ để đấu nối với hệ thống kênh, đưa nước đến các diện tích sản xuất nông nghiệp. Người dân vùng dự án mong muốn chính quyền các cấp quan tâm sớm triển khai xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả.
Ông Lê Tuấn Phương, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa (Long An) cho biết, trở ngại là ở chỗ kênh nội đồng vô đến ruộng chưa có, chỗ gần kênh thì thuận lợi, còn bên trong thì khó khăn, nước phải bơm chuyền vừa tốn kém chi phí vừa phiền phức khi phải đi qua ruộng người khác. Mong nhà nước hỗ trợ phần kênh nội đồng để bà con sản xuất thuận lợi, đạt kết quả tốt hơn.
Theo Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi Đức Hòa, hiện tại, các tuyến kênh cấp 1, 2 và 3 của dự án đã đáp ứng được yêu cầu thông số thiết kế, phục vụ hiệu quả cho 4.000 ha đất nông nghiệp và cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, phát triển công nghiệp.
Tuy nhiên, tồn đọng lớn nhất là dự án theo thiết kế phục vụ cho hơn 10.000 ha, ngoài diện tích đã được hưởng lợi nói trên thì phần còn lại hơn 6.000 ha, người dân phải dùng động cơ điện, ống để chuyền nước vào sản xuất. Theo tính toán, cần phải có 310 km thủy lợi nội đồng đấu nối trực tiếp với hệ thống kênh thì công trình này mới phát huy hết hiệu quả, phục vụ tốt cho toàn bộ diện tích nông nghiệp vùng dự án.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An cho biết, công trình Khu tưới Đức Hòa có lưu lượng tưới theo thiết kế là 17,32 m3/s; trong đó, có 4 m3/s phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp, còn lại là phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, nước đã về đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Để phát huy hết hiệu quả của dự án này như mục tiêu ban đầu, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các đơn vị thực hiện thiết kế thủy lợi nội đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2018. Sau đó sẽ báo cáo lãnh đạo tỉnh để xin chủ trương phân cấp, nguồn vốn đầu tư hệ thống nội đồng. Nếu hệ thống nội đồng này được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh thì đây có thể coi là khu tưới tự chảy kiểu mẫu của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mang lại hiệu quả rất lớn./.
Công trình Kênh chính và khu tưới Đức Hòa thuộc hệ thống thủy lợi Phước Hòa được đầu tư nguồn vốn trên 2.000 tỉ đồng. Nguồn: Báo Long An online |
Trước đây, ở khu vực huyện Đức Hòa, nguồn nước ngầm bị tụt áp và lưu lượng giảm, nguy cơ cạn kiệt nước ngầm đáng báo động, một số giếng đào, giếng khoan không còn nước để bơm tưới nên khó phát huy hiệu quả tiềm năng sản xuất nông nghiệp, phục vụ sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn.
Việc bổ sung nguồn nước tưới cho huyện từ hệ thống thủy lợi Phước Hòa sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển, hạn chế nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm đang ở mức báo động.
Thực tế từ khi đưa vào sử dụng đến nay, công trình đã giúp người dân trong vùng chủ động nguồn nước tưới tiêu cho diện tích canh tác. Từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, góp phần tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.
Ông Lê Văn Hiếu, xã Hòa Khánh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, cho biết, trước khi chưa có kênh thủy lợi Phước Hòa này, làm lúa phải dựa vào điều kiện thiên nhiên. Một năm mưa thuận thì làm lúa kết quả, mưa không thuận lúa bị thất thu. Mỗi năm cũng chỉ làm được một vụ vì do thiếu nước. Từ khi có hệ thống thủy lợi này, người dân có đủ nước để sản xuất lúa 3 vụ/năm, trồng hoa màu, trồng cỏ để chăn nuôi. Ngoài ra, trước kia không có mạch nước ngầm để sinh hoạt, qua Tết giếng khô hết, giờ có nước ngầm thì nhân dân có nước đủ sinh hoạt.
Hiệu quả của công trình rất rõ, thế nhưng nó vẫn chưa thực sự phát huy hết công năng. Những hộ có diện tích đất nông nghiệp gần kênh khoảng 100 m đầu thì sản xuất thuận lợi, còn những hộ có đất ở xa kênh phải sử dụng máy bơm, ống nước để dẫn nước vào gây tốn kém chi phí.
Lý do chính là hệ thống thủy lợi nội đồng vẫn chưa được đầu tư đồng bộ để đấu nối với hệ thống kênh, đưa nước đến các diện tích sản xuất nông nghiệp. Người dân vùng dự án mong muốn chính quyền các cấp quan tâm sớm triển khai xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả.
Ông Lê Tuấn Phương, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa (Long An) cho biết, trở ngại là ở chỗ kênh nội đồng vô đến ruộng chưa có, chỗ gần kênh thì thuận lợi, còn bên trong thì khó khăn, nước phải bơm chuyền vừa tốn kém chi phí vừa phiền phức khi phải đi qua ruộng người khác. Mong nhà nước hỗ trợ phần kênh nội đồng để bà con sản xuất thuận lợi, đạt kết quả tốt hơn.
Theo Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi Đức Hòa, hiện tại, các tuyến kênh cấp 1, 2 và 3 của dự án đã đáp ứng được yêu cầu thông số thiết kế, phục vụ hiệu quả cho 4.000 ha đất nông nghiệp và cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, phát triển công nghiệp.
Tuy nhiên, tồn đọng lớn nhất là dự án theo thiết kế phục vụ cho hơn 10.000 ha, ngoài diện tích đã được hưởng lợi nói trên thì phần còn lại hơn 6.000 ha, người dân phải dùng động cơ điện, ống để chuyền nước vào sản xuất. Theo tính toán, cần phải có 310 km thủy lợi nội đồng đấu nối trực tiếp với hệ thống kênh thì công trình này mới phát huy hết hiệu quả, phục vụ tốt cho toàn bộ diện tích nông nghiệp vùng dự án.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An cho biết, công trình Khu tưới Đức Hòa có lưu lượng tưới theo thiết kế là 17,32 m3/s; trong đó, có 4 m3/s phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp, còn lại là phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, nước đã về đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Để phát huy hết hiệu quả của dự án này như mục tiêu ban đầu, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các đơn vị thực hiện thiết kế thủy lợi nội đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2018. Sau đó sẽ báo cáo lãnh đạo tỉnh để xin chủ trương phân cấp, nguồn vốn đầu tư hệ thống nội đồng. Nếu hệ thống nội đồng này được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh thì đây có thể coi là khu tưới tự chảy kiểu mẫu của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mang lại hiệu quả rất lớn./.
Bùi Giang
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN