Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, thanh niên xung phong, Bộ đội Biên phòng, Hải quan cùng 1.500 bạn trẻ trên địa bàn thành phố. Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống ma túy và tác hại của ma túy; vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống ma túy tại gia đình, nơi cư trú, nơi làm việc và nơi công cộng; khuyến khích người dân tham gia tố giác tội phạm, tệ nạn ma túy, góp phần đẩy mạnh công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn thành phố.
Đồng thời kêu gọi toàn xã hội quan tâm hơn nữa đến người nghiện ma túy, xóa bỏ thái độ kỳ thị, chung tay hỗ trợ người nghiện cai nghiện và hòa nhập cộng đồng, bố trí việc làm phù hợp để giúp những người cai nghiện thành công ổn định cuộc sống.
Việc tổ chức lễ ra quân còn nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tổ chức xã hội và người dân tích cực tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh chuyển hóa nhằm kéo giảm đến mức thấp nhất địa bàn, tụ điểm phức tạp về ma túy; kiềm chế gia tăng người nghiện mới, hạn chế người nghiện ma túy đã được tổ chức cai nghiện tái nghiện trở lại.
Tại buổi lễ, ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, tệ nạn ma túy đã và đang gây nhiều tác hại đến đời sống của cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhiều bạn trẻ do thiếu hiểu biết, chủ quan cho rằng sử dụng ma túy không gây nghiện hoặc có lối sống buông thả đã sa vào nghiện ma túy, phạm tội dẫn đến tự hủy hoại tương lai của chính mình.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là 22.949 người (trong đó đang quản lý tại các cơ sở cai nghiện là 11.500 người); số người nghiện ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng, xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Hưởng ứng “Tháng hành động phòng chống ma túy”, “Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6” năm 2018, ông Lê Minh Tấn đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể và các quận, huyện phát huy các nguồn lực, đẩy mạnh phong trào phát hiện, tố giác tội phạm, đấu tranh chuyển hóa địa bàn, triệt phá các tụ điểm về ma túy.
Bên cạnh đó, tăng cường quản lý, giáo dục và chăm sóc thanh thiếu niên tại địa phương, cộng đồng dân cư, không để các em bị lôi kéo vào việc mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép các chất ma túy.
Một trong những giải pháp quan trọng là tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về tác hại của ma túy, nhất là tác hại của ma túy tổng hợp; lồng ghép với tuyên truyền phòng, chống mại dâm và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS để có giải pháp phòng ngừa.
Cùng với đó, không có thái độ kỳ thị, xa lánh đối với người nghiện ma túy và gia đình họ; huy động sự tham gia của cộng đồng thông qua việc kết nối, tạo điều kiện cho người cai nghiện được học nghề, giới thiệu việc làm, tham gia các hoạt động, giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng.
Các xã, phường, thị trấn cần tăng cường quản lý người nghiện, quản lý địa bàn, giúp đỡ người nghiện cai nghiện, tìm việc làm hòa nhập cộng đồng; mỗi đoàn thể xã hội cần xây dựng một chương trình về phòng, chống ma túy và giúp đỡ người nghiện ma túy thiết thực; gắn công tác phòng chống ma túy với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các tổ chức, tôn giáo tiếp tục tham gia ủng hộ, tạo nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống ma túy, tạo việc làm cho người nghiện sau cai nghiện.
Ngay sau lễ phát động, đội xe loa của Quận 5 đã xuất phát để tuyên truyền phòng, chống ma túy trong các khu dân cư; tuyên truyền, cổ động người dân cùng hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy”, “Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6” năm 2018./.
Quang cảnh lễ ra quân hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” năm 2018. Ảnh: Thế Anh-TTXVN |
Đồng thời kêu gọi toàn xã hội quan tâm hơn nữa đến người nghiện ma túy, xóa bỏ thái độ kỳ thị, chung tay hỗ trợ người nghiện cai nghiện và hòa nhập cộng đồng, bố trí việc làm phù hợp để giúp những người cai nghiện thành công ổn định cuộc sống.
Việc tổ chức lễ ra quân còn nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tổ chức xã hội và người dân tích cực tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh chuyển hóa nhằm kéo giảm đến mức thấp nhất địa bàn, tụ điểm phức tạp về ma túy; kiềm chế gia tăng người nghiện mới, hạn chế người nghiện ma túy đã được tổ chức cai nghiện tái nghiện trở lại.
Tại buổi lễ, ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, tệ nạn ma túy đã và đang gây nhiều tác hại đến đời sống của cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhiều bạn trẻ do thiếu hiểu biết, chủ quan cho rằng sử dụng ma túy không gây nghiện hoặc có lối sống buông thả đã sa vào nghiện ma túy, phạm tội dẫn đến tự hủy hoại tương lai của chính mình.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là 22.949 người (trong đó đang quản lý tại các cơ sở cai nghiện là 11.500 người); số người nghiện ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng, xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Đội xe tuyên truyền của Quận 5 diễu hành cổ động, tuyên truyền ngay sau lễ phát động. Ảnh: Thế Anh-TTXVN |
Hưởng ứng “Tháng hành động phòng chống ma túy”, “Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6” năm 2018, ông Lê Minh Tấn đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể và các quận, huyện phát huy các nguồn lực, đẩy mạnh phong trào phát hiện, tố giác tội phạm, đấu tranh chuyển hóa địa bàn, triệt phá các tụ điểm về ma túy.
Bên cạnh đó, tăng cường quản lý, giáo dục và chăm sóc thanh thiếu niên tại địa phương, cộng đồng dân cư, không để các em bị lôi kéo vào việc mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép các chất ma túy.
Một trong những giải pháp quan trọng là tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về tác hại của ma túy, nhất là tác hại của ma túy tổng hợp; lồng ghép với tuyên truyền phòng, chống mại dâm và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS để có giải pháp phòng ngừa.
Cùng với đó, không có thái độ kỳ thị, xa lánh đối với người nghiện ma túy và gia đình họ; huy động sự tham gia của cộng đồng thông qua việc kết nối, tạo điều kiện cho người cai nghiện được học nghề, giới thiệu việc làm, tham gia các hoạt động, giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng.
Đội xe tuyên truyền của Quận 5 diễu hành cổ động, tuyên truyền ngay sau lễ phát động. Ảnh: Thế Anh-TTXVN |
Các xã, phường, thị trấn cần tăng cường quản lý người nghiện, quản lý địa bàn, giúp đỡ người nghiện cai nghiện, tìm việc làm hòa nhập cộng đồng; mỗi đoàn thể xã hội cần xây dựng một chương trình về phòng, chống ma túy và giúp đỡ người nghiện ma túy thiết thực; gắn công tác phòng chống ma túy với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các tổ chức, tôn giáo tiếp tục tham gia ủng hộ, tạo nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống ma túy, tạo việc làm cho người nghiện sau cai nghiện.
Ngay sau lễ phát động, đội xe loa của Quận 5 đã xuất phát để tuyên truyền phòng, chống ma túy trong các khu dân cư; tuyên truyền, cổ động người dân cùng hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy”, “Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6” năm 2018./.
Thế Anh
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN