Hạ tầng giao thông giúp cải thiện đời sống vùng đồng bào dân tộc ở Nho Quan

Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống của bà con được nâng lên.

potal-ninh-binh-day-manh-dau-tu-ha-tang-thiet-yeu-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7788260.jpg
Nhiều trường học trên địa bàn xã miền núi Yên Quang, huyện Nho Quan (Ninh Bình) được cải tạo, đầu tư xây mới. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Nhiều công trình ý nghĩa

Với trên 80% học sinh là người Mường, địa hình đồi núi, vượt lên những khó khăn ấy, nhiều năm qua, Trường Tiểu học Yên Quang, xã Yên Quang, huyện Nho Quan luôn là điểm sáng trong phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi.

Từ năm 2021, nhà trường được đầu tư xây mới và cải tạo cơ sở vật chất một cách toàn diện, bao gồm nhà lớp học 2 tầng, nhà đa năng, nhà hiệu bộ, các hạng mục phụ trợ khác với tổng mức đầu tư gần 20 tỷ đồng. Tất cả các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2023 giúp khắc phục tình trạng thiếu phòng học trước đây. Bên cạnh đó, trường còn được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học hiện đại như tivi, máy chiếu, máy tính, đảm bảo chất lượng dạy và học. Tháng 12/2023, trường vinh dự đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

potal-ninh-binh-day-manh-dau-tu-ha-tang-thiet-yeu-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7788265.jpg
Nhiều trường học trên địa bàn xã miền núi Yên Quang, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình được cải tạo, đầu tư xây mới. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Thầy Trần Đình Sáng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Quang đánh giá, đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho giáo dục phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Ngôi trường mới khang trang được đưa vào sử dụng từ giữa năm học 2023 - 2024 với xã còn nhiều khó khăn như Yên Quang đã mang lại niềm vui, phấn khởi cho thầy và trò nơi đây.

Tuyến đường nối thôn Tân Thành qua Đầm Bòng, Đồi Mây, Đồi Ngọc, xã Thạch Bình, huyện Nho Quan dài gần 7km được đưa vào sử dụng năm 2023 là mơ ước bao lâu nay của người dân địa phương. Khi được tuyên truyền, vận động, gia đình bà Đinh Thị Mơi tự nguyện hiến 360m2 đất ruộng để mở rộng đường.

potal-ninh-binh-day-manh-dau-tu-ha-tang-thiet-yeu-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7788277.jpg
Nhiều tuyến đường trên địa bàn xã miền núi Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, được mở rộng, trải bê tông kiên cố. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Thạch Bình là xã có diện tích rộng nhất huyện Nho Quan với trên 100km đường giao thông các loại. Những năm qua, xã ưu tiên nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số cùng sự chung sức, đồng lòng của nhân dân tham gia hiến đất, ủng hộ ngày công để xây dựng nhiều tuyến đường.

Ông Vũ Dũng, Chủ tịch UBND xã Thạch Bình chia sẻ, những con đường nhỏ hẹp, lầy lội ở các xã vùng sâu, vùng xa giờ đây đều được mở rộng, trải bê tông kiên cố giúp địa phương mở ra cơ hội giao thương với các vùng phụ cận, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, thu hút đầu tư du lịch, nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Đến nay, hệ thống giao thông của huyện Nho Quan tương đối hoàn chỉnh với 35km tuyến quốc lộ, liên xã kết nối tới trung tâm hành chính các xã, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện. Đặc biệt, nhiều tuyến đường liên thôn xóm, bản ở những xã đặc biệt khó khăn, vùng cao, vùng phân lũ, chậm lũ nay cũng được bê tông hóa.

Nâng cao đời sống người dân

Nho Quan là huyện miền núi duy nhất của tỉnh Ninh Bình có 7 xã được công nhận là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với gần 29.000 người là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Mường chiếm 97,18%.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn I từ năm 2021-2025, huyện Nho Quan có 7 xã và 4 thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng các dự án.

potal-ninh-binh-day-manh-dau-tu-ha-tang-thiet-yeu-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7788262.jpg
Nhiều tuyến đường trên địa bàn xã miền núi Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, được mở rộng, trải bê tông kiên cố. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Theo phân bổ nguồn ngân sách tỉnh, huyện Nho Quan được phê duyệt 28 công trình với nguồn vốn đầu tư 70 tỷ đồng. Sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình, cùng với lồng ghép các nguồn vốn đầu tư khác, đến nay, huyện đã và đang đầu tư xây dựng, cải tạo được 24 công trình, trong đó 18 công trình hoàn thành.

Bám sát chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả, phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển bền vững kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, ưu tiên nguồn lực đầu tư các dự án tạo đột phá phát triển kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Việc triển khai các chính sách dân tộc kết hợp nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 góp phần làm cho kết cấu hạ tầng, kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của huyện được cải thiện đáng kể. Đồng thời, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần bền vững, giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trong địa bàn…

Hiện nay, tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của huyện, 100% các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; 7/7 xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ xã có điện lưới quốc gia đạt 100%; tỷ lệ xã đường ô tô đến trung tâm xã đạt 100%. Tính đến hết năm 2024, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện đạt 66 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 1,84%...

potal-ninh-binh-day-manh-dau-tu-ha-tang-thiet-yeu-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7788263.jpg
Nhiều trường học trên địa bàn xã miền núi Yên Quang, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, được cải tạo, đầu tư xây mới. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Ông Đinh Văn Trang, Phó Chủ tịch UBND huyện Nho Quan cho biết, để tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu nâng cao đời sống người dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian tới, huyện huy động tối đa nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ vững chắc, liên vùng, kết nối với các địa phương, tạo động lực cho sự phát triển nhanh của huyện và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, huyện tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình thiết yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Địa phương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện hạng mục công trình theo kế hoạch được phê duyệt, đảm bảo chất lượng; tạo thuận lợi để sớm triển khai dự án phục vụ người dân.

Để đời sống của đồng bào dân tộc miền núi phát triển hơn nữa, huyện Nho Quan đang triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án. Qua đó, từng bước thu hẹp khoảng cách vùng miền, nhân lên niềm tin của đồng bào, tạo động lực để người dân đoàn kết, phấn đấu xây dựng thôn, bản ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn.

Thùy Dung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Băng giá phủ trắng đỉnh Fansipan

Băng giá phủ trắng đỉnh Fansipan

Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu du lịch Sun World Fansipan Legend, do ảnh hưởng của không khí lạnh với nền nhiệt xuống dưới 0 độ C, từ 5 giờ 30 phút sáng 5/1, trên đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, Lào Cai đã xuất hiện băng giá, tạo nên khung cảnh đẹp mắt. Đây là đợt băng giá đầu tiên xuất hiện tại núi Fansipan trong những ngày đầu năm 2025.  

Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

Trải qua gần 50 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, với những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân (Vùng 4 Hải quân) đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng trao tặng nhiều danh hiệu vẻ vang. Đặc biệt, ngày 10/10/2024, Vùng 4 Hải quân vinh dự, tự hào được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới”. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước để ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn Vùng trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Hỗ trợ nông dân mở rộng sản xuất nông nghiệp tốt

Hỗ trợ nông dân mở rộng sản xuất nông nghiệp tốt

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang triển khai chương trình hỗ trợ nông dân trong tỉnh mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp tốt với nhiều giải pháp để tạo ra hàng hóa nông sản sạch, tăng thu nhập, giá trị sản xuất toàn ngành.

Thời tiết ngày 5/1/2025: Đề phòng gió mạnh, sóng cao trên nhiều vùng biển

Thời tiết ngày 5/1/2025: Đề phòng gió mạnh, sóng cao trên nhiều vùng biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 5/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù vào sáng sớm và vẫn duy trì trạng thái rét với nền nhiệt vùng núi cao Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ C. Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh ở Nam Trung Bộ.

Xuân Biên phòng thắm tình quân- dân nơi xã đảo tại Thành phố Hồ Chí Minh

Xuân Biên phòng thắm tình quân- dân nơi xã đảo tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều hoạt động phong phú có ý nghĩa xã hội nhân văn, thể hiện tình quân-dân thắm thiết trong chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025, do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức, tại địa bàn biên giới biển huyện Cần Giờ trong ngày 4/1.

“Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 tại huyện Nậm Pồ

“Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 tại huyện Nậm Pồ

Ngày 4/1, tại UBND xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên phối hợp với UBND huyện Nậm Pồ tổ chức Chương trình “Ngày hội Biên phòng toàn dân” và “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Ông Phạm Văn Ụa, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu. Ảnh: TTXVN phát

Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi giảm nhanh

Nhờ triển khai đồng bộ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ nên năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo tại 5 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã giảm 7%, vượt 2,5% so với Nghị quyết tỉnh giao. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh bứt phá trong năm 2025, giúp cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thời tiết ngày 4/1/2025: Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nơi dưới 9 độ C

Thời tiết ngày 4/1/2025: Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nơi dưới 9 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù vào sáng sớm, trời tiếp tục rét, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại với nền nhiệt dưới 9 độ C. Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh ở Nam Trung Bộ.

Các tổ chức ủng hộ chương trình “Nối vòng tay nhân ái” giúp người nghèo Quảng Trị. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN

Nối vòng tay nhân ái hỗ trợ người nghèo Quảng Trị

Tối 3/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Phát thanh - Truyền hình và Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức Chương trình "Nối vòng tay nhân ái" Xuân Ất Tỵ 2025.

Thắm tình quân dân nơi biên giới tỉnh Khánh Hòa

Thắm tình quân dân nơi biên giới tỉnh Khánh Hòa

Tối 3/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đơn vị tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng, ấm lòng dân bản”, chào đón Xuân Ất Tỵ 2025 cho người dân địa phương các xã, phường do Đồn Biên phòng Ninh Hải theo dõi, quản lý.

Trao quà Tết cho người dân xã A Lù và xã Y Tý, huyện Bát Xát. Ảnh: Hương Thu-TTXVN

“Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”: Mang Tết sớm đến vùng lũ A Lù, Y Tý

Ngày 3/1, tại xã A Lù, huyện Bát Xát, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phối hợp UBND huyện Bát Xát, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các đơn vị đồng hành tổ chức Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" cho đồng bào các dân tộc hai xã biên giới A Lù và Y Tý. Đây là hai trong những xã vừa chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do bão số 3 gây ra. Do đó, việc lựa chọn để tổ chức chương trình góp phần thiết thực mang Tết về sớm với bà con nhân dân.

Sóc Trăng sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sóc Trăng sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Tại Sóc Trăng, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng về nông nghiệp - nông thôn - nông dân.

Đắk Nông tăng cường lực lượng tại các điểm “nóng” về phá rừng, lấn chiếm đất rừng

Đắk Nông tăng cường lực lượng tại các điểm “nóng” về phá rừng, lấn chiếm đất rừng

Ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký văn bản yêu cầu các ngành chức năng, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng dịp lễ, Tết. Qua đó, chủ động ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật, giảm thiểu thiệt hại về rừng trong thời điểm lễ, Tết và cùng với đó là bắt đầu cao điểm mùa khô.

Thái Nguyên: Xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu, hiệu quả, bền vững

Thái Nguyên: Xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu, hiệu quả, bền vững

Tại tỉnh Thái Nguyên, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, mang tính bền vững. Trong năm qua, cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp, tạo diện mạo khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đưa kinh tế nông thôn tăng trưởng nhanh, sản xuất nông nghiệp hàng hóa liên kết theo chuỗi giá trị được hình thành và phát triển, nâng cao giá trị gia tăng. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Phát hiện vụ vận chuyển hơn 22 kg ma túy từ Campuchia về Việt Nam

Phát hiện vụ vận chuyển hơn 22 kg ma túy từ Campuchia về Việt Nam

Sáng 3/1, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng phát hiện vụ vận chuyển trái phép hơn 22kg ma túy các loại từ Campuchia về Việt Nam. Trước đó, ngày 26/12/2024, tổ công tác gồm Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang), Đội Đặc nhiệm Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang), Đoàn 3 - Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Công an tỉnh An Giang, Công an huyện An Phú tổ chức tuần tra, mật phục tại khu vực bến đò Chăm (thuộc tổ 13, ấp Bình Di, xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang).

Kon Tum yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn lao động sau tai nạn tại Thủy điện Đăk Mi

Kon Tum yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn lao động sau tai nạn tại Thủy điện Đăk Mi

Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn vừa ký văn bản số 01/UBND-HTKT về việc tăng cường quản lý chất lượng, an toàn lao động trong các công trình xây dựng ở tỉnh. Đây là động thái của tỉnh sau vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại Thủy điện Đăk Mi 1 khiến 5 người tử vong hôm 31/12/2024.