Hà Nội thực hiện các giải pháp ổn định thị trường thịt lợn

Hà Nội thực hiện các giải pháp ổn định thị trường thịt lợn
Trang trại Hoa Viên ở xã Yên Bình, huyện Thạch Thất (Hà Nội) là điểm sáng về mô hình nông nghiệp hữu cơ khép kín, mỗi năm cung cấp cho thị trường gần 1 vạn con lợn giống và hàng nghìn tấn lợn thương phẩm chất lượng cao.
Trang trại Hoa Viên ở xã Yên Bình, huyện Thạch Thất (Hà Nội) là điểm sáng về mô hình nông nghiệp hữu cơ khép kín, mỗi năm cung cấp cho thị trường gần 1 vạn con lợn giống và hàng nghìn tấn lợn thương phẩm chất lượng cao.

Theo đó, Sở Công Thương tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển lưu thông gia súc, gia cầm, nhất là đối với mặt hàng thịt lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Triển khai các biện pháp bình ổn giá thịt lợn, hỗ trợ tạo điều kiện, khuyến khích cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thịt lợn tham gia vào chương trình bình ổn giá cả thị trường thịt lợn trên địa bàn thành phố...

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tuyên truyền các biện pháp, kỹ thuật chăn nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh, giá cả thị trường, giống, thức ăn chăn nuôi, giá thịt lợn để người chăn nuôi và thương lái biết cùng có trách nhiệm ổn định thị trường. Khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng các loại thực phẩm khác như: thịt trâu, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, trứng... để giảm bớt sự tăng đột biến của thịt lợn.

UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng chức năng thuộc, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, các giải pháp bình ổn giá thịt lợn trên địa bàn. Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở, hộ chăn nuôi ổn định số đầu lợn hiện có, đảm bảo cung - cầu, không tái đàn, tăng đàn ồ ạt. Đồng thời, bố trí, thận trọng trong việc tái đàn, tăng đàn lợn trong thời điểm hiện nay. Vì sự tăng giá bất thường của thị trường lợn hơi và lợn giống trong thời gian qua đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc tái và tăng đàn lợn khi đã có kế hoạch hợp tác với các đơn vị giết mổ và tiêu thụ sản phẩm để ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, tổ chức phát triển chăn nuôi quy hoạch, theo định hướng ngành hàng, không phát triển tự phát, theo trào lưu, để hạn chế việc cung quá cầu. Chăn nuôi quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm đầu ra. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất sinh sản cho đàn lợn nái và nâng cao sản lượng thịt đối với đàn lợn thịt. Chăn nuôi theo phương pháp sử dụng thức ăn sinh học, chăn nuôi hữu cơ, sản phẩm an toàn, chất lượng. Xuất bán lợn theo đúng độ tuổi, khối lượng, không nuôi lợn kéo dài ảnh hưởng thị trường và làm giảm hiệu quả kinh tế. Tăng cường thực hiện các giải pháp ổn định chăn nuôi, ổn định thị trường thịt lợn trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và đơn vị liên quan trong việc bình ổn thị trường thịt lợn...

Chi cục Thú y, Trung tâm Phát triển chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông: Tăng cường công tác chỉ đạo quản lý kỹ thuật chuyên môn tới các cơ sở, tổ chức tập huấn chăn nuôi an toàn, hiệu quả, duy trì ổn định số lượng đàn lợn nhất là đàn lợn thịt. Hướng dẫn tổ chức sản xuất theo chuỗi từ chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức liên kết chăn nuôi các hộ, nhóm hộ, hợp tác xã, trại chăn nuôi và liên kết với cơ sở giết mổ, tiêu thụ sản phẩm, truy suất được nguồn gốc và tạo đầu ra ổn định. Hướng dẫn thực hiện các biện pháp chăn nuôi sinh học, hữu cơ an toàn thực phẩm. Xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa của cơ sở, doanh nghiệp, địa phương, giới thiệu và quảng bá trên thị trường cho người tiêu dùng hiểu biết sản phẩm, để sử dụng và phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Tổ chức tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng dịch, giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ, không để xảy ra dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y các cơ sở chăn nuôi và kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển trên địa bàn thành phố. Xây dựng các biện pháp ngăn chặn, phòng chống dịch bệnh, dịch tả lợn Châu Phi./.
 
Nguyễn Hoàng

Có thể bạn quan tâm