Đổi mới vượt bậc
Câu nói hài hước “Hà Nội không vội được đâu" đã phản ánh phần nào thực tế với hình ảnh Hà Nội đang khá đông đúc, còn nhiều vấn đề tồn tại, bất cập trong các giao dịch hành chính. Với riêng lĩnh vực cải cách hành chính, lãnh đạo Hà Nội cũng đang quyết tâm để “xóa” cụm từ này.
Thực tế, khi giao dịch với cơ quan công quyền, nhiều thủ tục nhiêu khê, rườm rà, cán bộ có biểu hiện quan liêu, hách dịch, vòi vĩnh, đã làm không ít người dân không hài lòng, thậm chí bức xúc.
Để khắc phục tình trạng này, thời gian gần đây, Hà Nội tập trung cao độ, quyết liệt đổi mới, cải tiến trên nhiều phương diện, từ chủ trương chính sách, trang thiết bị, máy tính, internet, triển khai dịch vụ hành chính công cấp độ 3, quản lý, nâng cao chất lượng cán bộ. Đặc biệt, thành phố giảm giấy tờ thủ tục, thời gian trả kết quả giảm nhiều lần thông qua hệ thống hành chính một cửa. Điển hình, ngành thuế đã tạo điều kiện cho 100% doanh nghiệp kê khai nộp thuế qua mạng…
Hà Nội đề ra phương châm làm việc trên tinh thần “5 rõ”: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả. Mỗi hồ sơ, thủ tục và công việc đều được gắn trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân và khi xảy ra ùn tắc, sự cố hoặc chậm trễ, có thể xác định trách nhiệm rõ ràng. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp làm thủ tục cũng được giám sát và xử lý nghiêm minh nếu thiếu tinh thần trách nhiệm và quan liêu, cửa quyền.
Kết quả xếp hạng chỉ số cải cách hành chính mới nhất, thành phố Hà Nội xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, chỉ số cải cách hành chính xếp theo lĩnh vực, nội dung, thì công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của Hà Nội nằm trong nhóm tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước. Chỉ số thành phần xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năm 2016, Hà Nội xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố, tăng 18 bậc so với năm 2015.
Hà Nội đã có một số phong trào, mô hình, sáng kiến được Trung ương, Bộ Nội vụ đánh giá cao như thí điểm thực hiện “Liên thông cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Công an Hà Nội triển khai cấp căn cước công dân lưu động tại trụ sở các cơ quan, đơn vị có nhu cầu lớn; tổ chức cấp đăng ký mô tô điện, xe máy điện tại các trường học, khu đô thị, khu dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Một số ứng dụng công nghệ thông tin đạt được kết quả nổi bật là: Khai thác cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 trong lĩnh vực tư pháp; mã số định danh công dân; phần mềm tuyển sinh trực tiếp ở nhiều cấp học; thí điểm mô hình trường học điện tử tại quận Long Biên...
Tập trung cao độ các giải pháp
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn không ít khó khăn, bất cập trong thực hiện cải cách hành chính, một số sở, ngành còn lúng túng, chưa linh hoạt trong tổ chức thực hiện. Việc cung cấp các tài liệu, hồ sơ còn chưa đầy đủ, chưa dẫn chứng đủ các số liệu bảng biểu, chi tiết cụ thể nên giữa kết quả tự đánh giá chấm điểm và kết quả thẩm định của Bộ Nội vụ có sự chênh lệch, vì vậy còn chưa đạt điểm ở một số tiêu chí thành phần. Việc cung cấp dịch vụ công lĩnh vực y tế, giáo dục chưa được người dân đánh giá cao, trong đó chất lượng y tế chỉ đạt 75% yêu cầu. Lý do là vẫn còn nhân viên y tế gây khó dễ, vòi vĩnh tiền của người nhà bệnh nhân, thời gian khám bệnh lâu vì phải thực hiện nhiều thủ tục không cần thiết; thu tiền khám bệnh không theo niêm yết công khai. Lĩnh vực giáo dục đạt trên 71% yêu cầu, chủ yếu liên quan đến chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Vì vậy, Hà Nội đang đề ra nhiều giải pháp, biện pháp để tập trung cao độ nâng cao chỉ số cải cách hành chính, hướng tới xây dựng thành phố thông minh, thân thiện với nhiều tiện ích phục vụ người dân tận nhà. Thành phố chọn năm 2017 làm năm thực hiện “Kỷ cương hành chính”, nhằm tạo được sự đột phá, đổi mới cung cách làm việc từ các cơ quan công quyền. Giải pháp hàng đầu mà thành phố đưa ra là các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ủng hộ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; kịp thời cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của thành phố.
Hà Nội đang đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, đúng quy định; đẩy mạnh phân cấp hợp lý các nội dung quản lý nhà nước giữa thành phố và cấp huyện, cấp xã, đảm bảo các điều kiện cần thiết để cấp huyện, cấp xã thực hiện có hiệu quả thẩm quyền được phân cấp.
Một vấn đề luôn được người dân quan tâm là thái độ ứng xử của cán bộ, công chức. Thành phố có lộ trình tăng cường đào tạo, đào tạo lại để nâng cao nhận thức, trình độ, ứng xử của công chức, viên chức thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục, hồ sơ hành chính tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập.
Hà Nội cũng chú trọng thực hiện hiệu quả cơ chế khoán kinh phí hành chính, tự chủ tự chịu trách nhiệm, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí của cơ quan, đơn vị và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống, thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, từ đó họ ngày càng gắn bó, yêu thích hơn với công việc.
Câu nói hài hước “Hà Nội không vội được đâu" đã phản ánh phần nào thực tế với hình ảnh Hà Nội đang khá đông đúc, còn nhiều vấn đề tồn tại, bất cập trong các giao dịch hành chính. Với riêng lĩnh vực cải cách hành chính, lãnh đạo Hà Nội cũng đang quyết tâm để “xóa” cụm từ này.
Thực tế, khi giao dịch với cơ quan công quyền, nhiều thủ tục nhiêu khê, rườm rà, cán bộ có biểu hiện quan liêu, hách dịch, vòi vĩnh, đã làm không ít người dân không hài lòng, thậm chí bức xúc.
Để khắc phục tình trạng này, thời gian gần đây, Hà Nội tập trung cao độ, quyết liệt đổi mới, cải tiến trên nhiều phương diện, từ chủ trương chính sách, trang thiết bị, máy tính, internet, triển khai dịch vụ hành chính công cấp độ 3, quản lý, nâng cao chất lượng cán bộ. Đặc biệt, thành phố giảm giấy tờ thủ tục, thời gian trả kết quả giảm nhiều lần thông qua hệ thống hành chính một cửa. Điển hình, ngành thuế đã tạo điều kiện cho 100% doanh nghiệp kê khai nộp thuế qua mạng…
Hà Nội đề ra phương châm làm việc trên tinh thần “5 rõ”: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả. Mỗi hồ sơ, thủ tục và công việc đều được gắn trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân và khi xảy ra ùn tắc, sự cố hoặc chậm trễ, có thể xác định trách nhiệm rõ ràng. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp làm thủ tục cũng được giám sát và xử lý nghiêm minh nếu thiếu tinh thần trách nhiệm và quan liêu, cửa quyền.
Người dân đến làm thủ tục tại bộ phận một cửa Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội, quận Thanh Xuân. Ảnh: Đỗ Phương Anh/TTXVN |
Kết quả xếp hạng chỉ số cải cách hành chính mới nhất, thành phố Hà Nội xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, chỉ số cải cách hành chính xếp theo lĩnh vực, nội dung, thì công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của Hà Nội nằm trong nhóm tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước. Chỉ số thành phần xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năm 2016, Hà Nội xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố, tăng 18 bậc so với năm 2015.
Hà Nội đã có một số phong trào, mô hình, sáng kiến được Trung ương, Bộ Nội vụ đánh giá cao như thí điểm thực hiện “Liên thông cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Công an Hà Nội triển khai cấp căn cước công dân lưu động tại trụ sở các cơ quan, đơn vị có nhu cầu lớn; tổ chức cấp đăng ký mô tô điện, xe máy điện tại các trường học, khu đô thị, khu dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Một số ứng dụng công nghệ thông tin đạt được kết quả nổi bật là: Khai thác cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 trong lĩnh vực tư pháp; mã số định danh công dân; phần mềm tuyển sinh trực tiếp ở nhiều cấp học; thí điểm mô hình trường học điện tử tại quận Long Biên...
Tập trung cao độ các giải pháp
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn không ít khó khăn, bất cập trong thực hiện cải cách hành chính, một số sở, ngành còn lúng túng, chưa linh hoạt trong tổ chức thực hiện. Việc cung cấp các tài liệu, hồ sơ còn chưa đầy đủ, chưa dẫn chứng đủ các số liệu bảng biểu, chi tiết cụ thể nên giữa kết quả tự đánh giá chấm điểm và kết quả thẩm định của Bộ Nội vụ có sự chênh lệch, vì vậy còn chưa đạt điểm ở một số tiêu chí thành phần. Việc cung cấp dịch vụ công lĩnh vực y tế, giáo dục chưa được người dân đánh giá cao, trong đó chất lượng y tế chỉ đạt 75% yêu cầu. Lý do là vẫn còn nhân viên y tế gây khó dễ, vòi vĩnh tiền của người nhà bệnh nhân, thời gian khám bệnh lâu vì phải thực hiện nhiều thủ tục không cần thiết; thu tiền khám bệnh không theo niêm yết công khai. Lĩnh vực giáo dục đạt trên 71% yêu cầu, chủ yếu liên quan đến chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Vì vậy, Hà Nội đang đề ra nhiều giải pháp, biện pháp để tập trung cao độ nâng cao chỉ số cải cách hành chính, hướng tới xây dựng thành phố thông minh, thân thiện với nhiều tiện ích phục vụ người dân tận nhà. Thành phố chọn năm 2017 làm năm thực hiện “Kỷ cương hành chính”, nhằm tạo được sự đột phá, đổi mới cung cách làm việc từ các cơ quan công quyền. Giải pháp hàng đầu mà thành phố đưa ra là các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ủng hộ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; kịp thời cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của thành phố.
Hà Nội đang đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, đúng quy định; đẩy mạnh phân cấp hợp lý các nội dung quản lý nhà nước giữa thành phố và cấp huyện, cấp xã, đảm bảo các điều kiện cần thiết để cấp huyện, cấp xã thực hiện có hiệu quả thẩm quyền được phân cấp.
Một vấn đề luôn được người dân quan tâm là thái độ ứng xử của cán bộ, công chức. Thành phố có lộ trình tăng cường đào tạo, đào tạo lại để nâng cao nhận thức, trình độ, ứng xử của công chức, viên chức thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục, hồ sơ hành chính tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập.
Hà Nội cũng chú trọng thực hiện hiệu quả cơ chế khoán kinh phí hành chính, tự chủ tự chịu trách nhiệm, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí của cơ quan, đơn vị và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống, thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, từ đó họ ngày càng gắn bó, yêu thích hơn với công việc.
Nguyễn Văn Cảnh