Toàn cảnh Hội nghị "Hợp tác các tỉnh phát triển sản xuất, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản nhãn chín muộn Thành phố Hà Nội năm 2018". |
Theo số liệu của Sở NN&PTNT Hà Nội, tổng diện tích trồng nhãn của toàn thành phố hiện đạt trên 1.700 ha, sản lượng ước khoảng 25.000 tấn, trong đó có khoảng 600 ha nhãn chín muộn, tập trung tại các xã: Đại Thành (huyện Quốc Oai) 165 ha, An Thượng, Đông Lao, Song Phương (huyện Hoài Đức) hơn 160 ha, Lam Điền, Thụy Hương (huyện Chương Mỹ) 50 ha...
Nhãn chín muộn Hà Nội đã có thương hiệu trong và ngoài nước. Đây là một trong những đặc sản có diện tích, sản lượng lớn của Hà Nội. |
Giống nhãn chín muộn tại Hà Nội gồm 2 giống HTM1 và HTM2, tập trung chủ yếu tại các huyện Quốc Oai, Hoài Đức và rải rác tại một số huyện khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội. |
Nhãn chín muộn là loại cây có khả năng sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu các loại sâu bệnh cao, tán cây hình bán cầu, lá màu xanh nhạt, phiến lá rộng, phẳng, lộc có màu tím nhạt, trung bình một năm có 4 đợt lộc. Cây ra hoa vào giữa tháng 2 đầu tháng 3, chum hoa to và xòe rộng, quả hơi méo và vẹo trôn, có u hai vai quả, vỏ quả có màu nâu. Cùi quả dày, giòn, ráo nước, dễ tách và có màu hanh vàng, vị thơm và ngọt đậm. Thời gian thu hoạch nhãn chín muộn từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9. Giống nhãn chín muộn tại Hà Nội gồm 2 giống HTM1 và HTM2, tập trung chủ yếu tại các huyện Quốc Oai, Hoài Đức và rải rác tại một số huyện khác trên địa bàn thành phố. Sản lượng nhãn chín muộn năm 2018 của Hà Nội đạt khoảng 11.000 tấn, tăng 15% so với năm 2016, giá trị thu nhập khoảng trên 550 triệu đồng/ha. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là trên địa bàn Hà Nội.
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu (bên phải) thăm các gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của huyện Quốc Oai. |
Lãnh đạo ngành Nông nghiệp Hà Nội cùng đánh giá chất lượng sản phẩm nhãn chín muộn. |
Ông Nguyễn Xuân Đại, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội kiểm tra việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhãn chín muộn của huyện Quốc Oai. |
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đánh giá cao những nỗ lực của ngành Nông nghiệp Hà Nội và huyện Quốc Oai trong việc phát triển các nông sản, đặc sản có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là sản phẩm nhãn chín muộn. Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, ngành Nông nghiệp và ngành Công Thương Hà Nội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với huyện Quốc Oai nói riêng và các địa phương khác của thành phố nói chung, tích cực mở rộng diện tích trồng nhãn chín muộn theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN và thị trường quốc tế tiềm năng khác.
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đánh giá cao những nỗ lực của ngành Nông nghiệp Hà Nội và huyện Quốc Oai trong việc phát triển các nông sản, đặc sản có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là sản phẩm nhãn chín muộn. |
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu trao chứng nhận QR code truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhãn chín muộn cho huyện Quốc Oai. |
Ký cam kết hợp tác các tỉnh phát triển sản xuất, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản nhãn chín muộn Hà Nội. |
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội trao chứng nhận QR code truy xuất nguồn gốc đối với một số sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai. |
Kiểm tra việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhãn chín muộn của huyện Quốc Oai. |
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã trao chứng nhận QR code truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhãn chín muộn cho huyện Quốc Oai. Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội trao quyết định chứng nhận VietGAP cho sản phẩm nhãn chín muộn của xã Đại Thành; trao chứng nhận QR code truy xuất nguồn gốc đối với 6 sản phẩm nông nghiệp cho 6 HTX trên địa bàn huyện.
Một số sản phẩm nông sản có thương hiệu của huyện Quốc Oai (Hà Nội). |
Bài và ảnh: Nguyễn Hoàng, Phan Ngọc Đức