Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu (người đứng giữa) cắt băng khởi hành xe chở nhãn chín muộn xuất khẩu sang châu Âu. Ảnh: Lê Lan Hương |
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ (người đứng giữa) cắt băng khởi hành xe chở nhãn chín muộn xuất khẩu sang Mỹ. Ảnh: Lê Lan Hương |
Ngày 5/9/2018, Hà Nội đã xuất khẩu 19 tấn nhãn chín muộn đi Mỹ và châu Âu, trong đó vùng trồng nhãn ở Đại Thành, huyện Quốc Oai xuất khẩu 18 tấn sang Mỹ; vùng trồng nhãn xã Song Phương, huyện Hoài Đức xuất khẩu hơn 1 tấn nhãn chín muộn sang thị trường các nước châu Âu.
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội trong việc áp dụng quy trình VietGAP, đặc biệt là sử dụng chế phẩm nano bạc phòng ngừa sâu bệnh hại nên chất lượng nhãn chín muộn Hà Nội được nâng lên, mã quả sáng, bóng và đẹp hơn. Ảnh: Lê Lan Hương |
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho rằng, việc xuất khẩu những chuyến hàng đầu tiên đi Mỹ và châu Âu mở ra triển vọng mới cho thị trường cây ăn quả đặc sản của Hà Nội, trong đó có nhãn chín muộn.
Ông Nguyễn Văn Chí - Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội giới thiệu Chương trình tổ chức Lễ khởi hành xe nhãn chín muộn Hà Nội xuất khẩu đi Mỹ năm 2018. Ảnh: Lê Lan Hương |
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ giới thiệu tiềm năng sản xuất nhãn chín muộn của Hà Nội. Ảnh: Lê Lan Hương |
Ông Joshua Emmanuel - Phó Chủ tịch Tập đoàn Joseli LLC, đại diện cho doanh nghiệp nhập khẩu nhãn chín muộn Hà Nội phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Lê Lan Hương |
Bà Phùng Hương - Tổng Giám đốc Công ty GreenPath Việt Nam, đại diện cho doanh nghiệp xuất khẩu nhãn chín muộn Hà Nội phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Lê Lan Hương |
Theo quy hoạch đến năm 2020, vùng sản xuất nhãn chín muộn được xây dựng và mở rộng tại các vùng ven sông Đáy, gồm xã Đại Thành (Quốc Oai) năm 2018: 165 ha; xã An Thượng, Đông Lao, Song Phương, Vân Côn (Hoài Đức) 160 ha; xã Lam Điền, Thụy Hương (Chương Mỹ) 50 ha.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu (thứ hai, bên trái) yêu cầu ngành nông nghiệp thành phố cùng các địa phương cần đẩy mạnh phát triển sản phẩm nhãn chín muộn, nâng cao cả sản lượng và chất lượng, để xuất khẩu thêm nhiều thị trường khác trên thế giới. Ảnh: Lê Lan Hương |
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu chụp ảnh lưu niệm với Đoàn cán bộ Hội đồng xúc tiến Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản nhân dịp đoàn đến thăm Trang trại trồng nhãn chín muộn của hộ gia đình ông Trần Văn Bảy – Phó Chủ tịch Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh: Lê Lan Hương |
Lãnh đạo địa phương và Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đánh giá chất lượng sản phẩm nhãn chín muộn của xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ảnh: Lê Lan Hương |
Lãnh đạo địa phương và Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đánh giá chất lượng sản phẩm nhãn chín muộn của xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ảnh: Lê Lan Hương |
Lãnh đạo địa phương và Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đánh giá chất lượng sản phẩm nhãn chín muộn của xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ảnh: Lê Lan Hương |
Giống nhãn chín muộn của Hà Nội gồm 2 giống HTM1 và HTM2, tập trung chủ yếu tại các huyện Quốc Oai, Hoài Đức và rải rác tại một số huyện như: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ba Vì, Đan Phượng. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã chứng nhận được khoảng 100 cây nhãn chín muộn đầu dòng, cung cấp hàng triệu mắt, cành ghép giống nhãn chín muộn cho các tỉnh bạn như: Hưng Yên, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh…
Những năm gần đây, nhờ trồng nhãn chín muộn, đời sống của người dân xã Song Phương, huyện Hoài Đức được nâng lên rõ rệt. Ảnh: Lê Lan Hương |
Để đẩy mạnh tiêu thụ nhãn chín muộn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Quốc Oai và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Hà Nội tổ chức kết nối doanh nghiệp và nông dân, đưa sản phẩm nhãn chín muộn xuất khẩu đi Mỹ và châu Âu; vào các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn thành phố. Ảnh: Lê Lan Hương |
Để nhãn chín muộn vượt qua được những hàng rào kỹ thuật thâm nhập vào thị trường quốc tế có sự đóng góp không nhỏ của các nhà quản lý, nhà khoa học, cơ quan chuyên môn, đặc biệt là các doanh nghiệp. Ảnh: Lê Lan Hương |
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Hà Nội là thành phố rất có tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Năm 2018, diện tích trồng nhãn của Hà Nội là 1.722 ha, sản lượng ước tính 25.000 tấn. Các giống nhãn như: nhãn sớm, nhãn ta, nhãn thóc… chiếm diện tích khoảng 1.100 ha, còn lại khoảng 600 ha là nhãn chín muộn, sản lượng hàng năm đạt khoảng 10.000 – 11.000 tấn, thu nhập bình quân 300 – 400 triệu đồng/ha/năm; một số vườn tiêu biểu cho thu nhập 700 – 800 triệu đồng/ha/năm.
Đoàn cán bộ Hội đồng xúc tiến Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản đến thăm Trang trại trồng nhãn chín muộn của hộ gia đình ông Trần Văn Bảy – Phó Chủ tịch Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh: Lê Lan Hương |
Ông Trần Văn Bảy (bên phải) - Phó Chủ tịch Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn huyện Hoài Đức tặng đặc sản Hà Nội - nhãn chín muộn cho đại diện Đoàn cán bộ Hội đồng xúc tiến Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản nhân dịp đoàn đến thăm trang trại. Ảnh: Lê Lan Hương |
Nhãn chín muộn của hộ gia đình ông Trần Văn Bảy – Phó Chủ tịch Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn huyện Hoài Đức, Hà Nội được xuất khẩu đi châu Âu. Ảnh: Lê Lan Hương |
Đến nay, trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội đã có 165 ha nhãn chín muộn, được trồng chủ yếu tại xã Đại Thành và một số xã vùng bãi ven sông Đáy. Ảnh: Lê Lan Hương |
Sản phẩm nhãn chín muộn của Hà Nội đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến; được các siêu thị, cửa hàng tiện ích trưng bày và bán với giá thành cao hơn từ 1,3 - 1.5 lần so với nhãn trồng thông thường…
Thực hiện: Lê Lan Hương, Hoàng Thắng