Bài 2: Điểm đến an toàn, thân thiện
Trên nền tảng truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy, qua các chặng đường lịch sử, đặc biệt trong thời kỳ phát triển mới, Hà Nội đã chứng minh xứng đáng với danh hiệu Thành phố vì hòa bình được UNESCO trao tặng. Không chỉ thể hiện được hình ảnh một Thủ đô có nền văn hiến lâu đời, yêu chuộng hòa bình, Hà Nội còn được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến là điểm đến an toàn, thân thiện, người dân vô cùng hiếu khách.
Ấn tượng về điểm đến thân thiện
Thomas Eugene Wilber là con trai cố Trung tá hải quân Mỹ Walter Eugene Wilber (một quân nhân từng tham chiến tại Việt Nam) đến Việt Nam từ năm 2014 và đã 30 lần thăm Việt Nam. Ông coi Hà Nội như ngôi nhà thứ hai của mình vì chính nơi này bố ông từng sống hơn 5 năm. Ông tâm sự rằng, gặp người dân Hà Nội, ông thấy thân thiện như người thân trong gia đình được gặp lại nhau và tình cảm đó đã khiến ông thêm yêu Hà Nội.
Cũng suy nghĩ đó, ông Suzuki Keisuke đến từ Nhật Bản bày tỏ thiện cảm với Hà Nội, nơi có cảnh quan đẹp, sở hữu tài nguyên du lịch và văn hóa phong phú. Trong những ngày ở Hà Nội, ông không chỉ tham quan các di tích văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, mà còn lang thang khắp các con phố Hà Nội để trải nghiệm cuộc sống của người dân. Ông cảm kích khi nhiều người nhiệt tình giúp đỡ lúc ông cần hỏi đường, tìm địa chỉ tham quan, mua sắm.
Hình ảnh nguyên thủ các quốc gia đến Hà Nội thư thái chạy bộ buổi sáng quanh hồ Hoàn Kiếm, đi dạo ở khu vực Nhà thờ lớn, hay đến các điểm văn hóa tại khu phố cổ Hà Nội, thưởng thức ẩm thực tại quán bình dân… đã gây ấn tượng lớn với du khách quốc tế về một Hà Nội thanh bình. Như nhiều ý kiến nhận định, hình ảnh đó rất hiếm ở nước ngoài nhưng thường thấy tại Hà Nội và đã tạo được niềm tin cho bạn bè quốc tế. Trên các phố cổ Hà Nội, cũng không khó để bắt gặp những nụ cười thân thiện của người dân dành cho du khách nước ngoài.
Theo ngành Du lịch Thủ đô, Hà Nội đang là điểm đến của khách quốc tế từ 190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Lượng khách quốc tế đến Hà Nội tăng 4 lần trong 10 năm qua là minh chứng rõ nét về sự hấp dẫn của Thủ đô ngàn năm văn hiến, về một điểm đến yên bình, đáng sống - Thành phố vì hòa bình. Năm 2018, Hà Nội đón 26,3 triệu lượt khách, trong đó trên 6 triệu lượt khách quốc tế. Năm 2019, thành phố phấn đấu đón 28,95 triệu lượt khách, trong đó trên 7 triệu lượt khách quốc tế.
Tạp chí Time của Mỹ bình chọn Hà Nội là một trong 8 điểm đến cho mọi đối tượng du khách; tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới đề cử Hà Nội là một trong 17 thành phố bình chọn giải thưởng Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới 2018. Hãng hàng không ANA của Nhật Bản xếp Hà Nội đứng thứ 25/26 các thành phố châu Á tốt nhất để làm việc và du lịch. Hà Nội được nhận giải Travelers’ Choice Awards năm 2019, xếp thứ 4/25 điểm đến hàng đầu châu Á và 15/25 điểm đến hàng đầu thế giới, do du khách bình chọn trên trang TripAdvisor. CNN bình chọn Hà Nội là điểm đến của Việt Nam, lọt top Danh sách vàng những điểm du lịch tốt nhất châu Á năm 2019.
Ông Trần Đức Hải, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội khẳng định, Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, trung tâm chính trị hành chính quốc gia, trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế và là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Để tiếp tục khẳng định vị trí là điểm đến hấp dẫn của khu vực và thế giới, ngành Du lịch Thủ đô tập trung các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch, quản lý chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển hạ tầng cơ sở, tăng cường xúc tiến quảng bá… Hà Nội luôn rộng mở đón khách muôn phương đến tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, cảnh quan.
Xây dựng môi trường văn hóa, du lịch lành mạnh
Để tạo hình ảnh đẹp về Thủ đô trong mắt bạn bè bốn phương, Hà Nội luôn chú trọng xây dựng môi trường văn hóa, môi trường du lịch lành mạnh, góp phần xây dựng thành phố trở thành điểm đến “An toàn – thân thiện – chất lượng – hấp dẫn”.
Đường phố Hà Nội ngày càng trở nên sạch đẹp hơn, cây xanh ngày càng rợp bóng trên rất nhiều tuyến đường. Thành phố khuyến khích, tạo điều kiện cho các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn chủ động trang trí, xây dựng, cải tạo cảnh quan trụ sở, nhà ở, cửa hiệu, đường phố… thành vườn hoa, tiểu cảnh đặc sắc để khách du lịch tham quan, chụp ảnh. Các tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm, cùng các tuyến Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, phố Huế, Điện Biên Phủ, Hùng Vương… được tạo thêm diện mạo mới bằng những biểu tượng trang trí, các bồn hoa, tiểu cảnh.
Bên cạnh việc khuyến khích người dân ứng xử thân thiện với du khách, ngành Du lịch Hà Nội cũng tăng cường thanh kiểm tra tại các điểm đến du lịch, kịp thời chấn chỉnh các vi phạm. Mặt khác, ngành du lịch còn phối hợp với các cơ quan chức năng ngăn ngừa, xử lý các hành vi trộm cắp, chèo kéo, lừa đảo… khách du lịch, đảm bảo môi trường du lịch văn minh, an toàn. Bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch của Sở Du lịch Hà Nội cung cấp hàng vạn thông tin cho khách du lịch về giải đáp thông tin trong lĩnh vực du lịch, kết nối với các cơ quan chức năng giải quyết các phản ánh của du khách.
Người Hà Nội vốn tự hào về truyền thống văn minh, thanh lịch, tạo nên cái “chất” riêng. Cho dù Hà Nội đang vươn tới một Thủ đô hiện đại, hội nhập quốc tế, song thành phố luôn coi trọng các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa ứng xử. Hai bộ Quy tắc ứng xử dành cho cán bộ, công chức và nơi công cộng, nhận được sự đồng thuận cả cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô. Một lớp văn hóa mới đang hình thành từ công cuộc kiến tạo của Hà Nội. Nhiều mô hình mới, điển hình tiên tiến xuất hiện càng khẳng định sức lan tỏa của hai bộ Quy tắc ứng xử. Hà Nội dường như không còn nhắc đến tình trạng “bún mắng”, “cháo chửi”, “phở chặt chém” mà ứng xử với nhau mềm mỏng hơn, văn hóa xếp hàng nơi công cộng ngày càng nhiều hơn, tình trạng xả rác nơi công cộng đã hạn chế… Những ngày cuối tuần, nếu dạo bước quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, sẽ thấy các đội tình nguyện đi nhặt rác, trả lại cảnh quan đẹp cho nơi này. Du khách đến Hà Nội sẽ được các tình nguyện viên du lịch giúp đỡ, chỉ dẫn thông tin điểm đến, hỗ trợ khách trong các trường hợp cần thiết… Tất cả đều hướng đến một Thủ đô an toàn, thân thiện, mang đến sự hài lòng cho người dân và du khách khi đến Hà Nội.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: "Chúng ta vẫn giữ gìn, phát huy nét đẹp truyền thống để ai đặt chân đến Hà Nội đều thấy yêu Hà Nội. Đó là nền tảng tốt đẹp, vốn quý để đẩy mạnh hợp tác, đầu tư, giao lưu quốc tế. Hà Nội giờ đây đang là điểm đến tin cậy của nhiều chính khách, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực du lịch, thương mại, công nghiệp, đầu tư…".
Trên nền tảng truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy, qua các chặng đường lịch sử, đặc biệt trong thời kỳ phát triển mới, Hà Nội đã chứng minh xứng đáng với danh hiệu Thành phố vì hòa bình được UNESCO trao tặng. Không chỉ thể hiện được hình ảnh một Thủ đô có nền văn hiến lâu đời, yêu chuộng hòa bình, Hà Nội còn được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến là điểm đến an toàn, thân thiện, người dân vô cùng hiếu khách.
Hà Nội là thành phố bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, các nhà đầu tư và khách quốc tế không chỉ bởi cảnh đẹp và bề dày văn hóa truyền thống, mà còn ở sự an toàn tuyệt đối, sự thân thiện, hiếu khách của người dân Thủ đô. Trong ảnh: Đoàn khách du lịch quốc tế cùng tập thể dục với người dân Thủ đô tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN |
Ấn tượng về điểm đến thân thiện
Thomas Eugene Wilber là con trai cố Trung tá hải quân Mỹ Walter Eugene Wilber (một quân nhân từng tham chiến tại Việt Nam) đến Việt Nam từ năm 2014 và đã 30 lần thăm Việt Nam. Ông coi Hà Nội như ngôi nhà thứ hai của mình vì chính nơi này bố ông từng sống hơn 5 năm. Ông tâm sự rằng, gặp người dân Hà Nội, ông thấy thân thiện như người thân trong gia đình được gặp lại nhau và tình cảm đó đã khiến ông thêm yêu Hà Nội.
Cũng suy nghĩ đó, ông Suzuki Keisuke đến từ Nhật Bản bày tỏ thiện cảm với Hà Nội, nơi có cảnh quan đẹp, sở hữu tài nguyên du lịch và văn hóa phong phú. Trong những ngày ở Hà Nội, ông không chỉ tham quan các di tích văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, mà còn lang thang khắp các con phố Hà Nội để trải nghiệm cuộc sống của người dân. Ông cảm kích khi nhiều người nhiệt tình giúp đỡ lúc ông cần hỏi đường, tìm địa chỉ tham quan, mua sắm.
Hình ảnh nguyên thủ các quốc gia đến Hà Nội thư thái chạy bộ buổi sáng quanh hồ Hoàn Kiếm, đi dạo ở khu vực Nhà thờ lớn, hay đến các điểm văn hóa tại khu phố cổ Hà Nội, thưởng thức ẩm thực tại quán bình dân… đã gây ấn tượng lớn với du khách quốc tế về một Hà Nội thanh bình. Như nhiều ý kiến nhận định, hình ảnh đó rất hiếm ở nước ngoài nhưng thường thấy tại Hà Nội và đã tạo được niềm tin cho bạn bè quốc tế. Trên các phố cổ Hà Nội, cũng không khó để bắt gặp những nụ cười thân thiện của người dân dành cho du khách nước ngoài.
Theo ngành Du lịch Thủ đô, Hà Nội đang là điểm đến của khách quốc tế từ 190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Lượng khách quốc tế đến Hà Nội tăng 4 lần trong 10 năm qua là minh chứng rõ nét về sự hấp dẫn của Thủ đô ngàn năm văn hiến, về một điểm đến yên bình, đáng sống - Thành phố vì hòa bình. Năm 2018, Hà Nội đón 26,3 triệu lượt khách, trong đó trên 6 triệu lượt khách quốc tế. Năm 2019, thành phố phấn đấu đón 28,95 triệu lượt khách, trong đó trên 7 triệu lượt khách quốc tế.
Tạp chí Time của Mỹ bình chọn Hà Nội là một trong 8 điểm đến cho mọi đối tượng du khách; tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới đề cử Hà Nội là một trong 17 thành phố bình chọn giải thưởng Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới 2018. Hãng hàng không ANA của Nhật Bản xếp Hà Nội đứng thứ 25/26 các thành phố châu Á tốt nhất để làm việc và du lịch. Hà Nội được nhận giải Travelers’ Choice Awards năm 2019, xếp thứ 4/25 điểm đến hàng đầu châu Á và 15/25 điểm đến hàng đầu thế giới, do du khách bình chọn trên trang TripAdvisor. CNN bình chọn Hà Nội là điểm đến của Việt Nam, lọt top Danh sách vàng những điểm du lịch tốt nhất châu Á năm 2019.
Ông Trần Đức Hải, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội khẳng định, Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, trung tâm chính trị hành chính quốc gia, trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế và là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Để tiếp tục khẳng định vị trí là điểm đến hấp dẫn của khu vực và thế giới, ngành Du lịch Thủ đô tập trung các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch, quản lý chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển hạ tầng cơ sở, tăng cường xúc tiến quảng bá… Hà Nội luôn rộng mở đón khách muôn phương đến tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, cảnh quan.
Hà Nội là thành phố bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, các nhà đầu tư và khách quốc tế không chỉ bởi cảnh đẹp và bề dày văn hóa truyền thống, mà còn ở sự an toàn tuyệt đối, sự thân thiện, hiếu khách của người dân Thủ đô. Trong ảnh: Du khách quốc tế thưởng thức cà phê trên phố Nguyễn Hữu Huân, quận Hoàn Kiếm, trải nghiệm cách sống rất riêng của người Hà Nội: sống trên vỉa hè, ăn cơm trên vỉa hè, nuôi con trên vỉa hè, làm ăn trên vỉa hè. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN |
Xây dựng môi trường văn hóa, du lịch lành mạnh
Để tạo hình ảnh đẹp về Thủ đô trong mắt bạn bè bốn phương, Hà Nội luôn chú trọng xây dựng môi trường văn hóa, môi trường du lịch lành mạnh, góp phần xây dựng thành phố trở thành điểm đến “An toàn – thân thiện – chất lượng – hấp dẫn”.
Đường phố Hà Nội ngày càng trở nên sạch đẹp hơn, cây xanh ngày càng rợp bóng trên rất nhiều tuyến đường. Thành phố khuyến khích, tạo điều kiện cho các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn chủ động trang trí, xây dựng, cải tạo cảnh quan trụ sở, nhà ở, cửa hiệu, đường phố… thành vườn hoa, tiểu cảnh đặc sắc để khách du lịch tham quan, chụp ảnh. Các tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm, cùng các tuyến Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, phố Huế, Điện Biên Phủ, Hùng Vương… được tạo thêm diện mạo mới bằng những biểu tượng trang trí, các bồn hoa, tiểu cảnh.
Bên cạnh việc khuyến khích người dân ứng xử thân thiện với du khách, ngành Du lịch Hà Nội cũng tăng cường thanh kiểm tra tại các điểm đến du lịch, kịp thời chấn chỉnh các vi phạm. Mặt khác, ngành du lịch còn phối hợp với các cơ quan chức năng ngăn ngừa, xử lý các hành vi trộm cắp, chèo kéo, lừa đảo… khách du lịch, đảm bảo môi trường du lịch văn minh, an toàn. Bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch của Sở Du lịch Hà Nội cung cấp hàng vạn thông tin cho khách du lịch về giải đáp thông tin trong lĩnh vực du lịch, kết nối với các cơ quan chức năng giải quyết các phản ánh của du khách.
Người Hà Nội vốn tự hào về truyền thống văn minh, thanh lịch, tạo nên cái “chất” riêng. Cho dù Hà Nội đang vươn tới một Thủ đô hiện đại, hội nhập quốc tế, song thành phố luôn coi trọng các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa ứng xử. Hai bộ Quy tắc ứng xử dành cho cán bộ, công chức và nơi công cộng, nhận được sự đồng thuận cả cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô. Một lớp văn hóa mới đang hình thành từ công cuộc kiến tạo của Hà Nội. Nhiều mô hình mới, điển hình tiên tiến xuất hiện càng khẳng định sức lan tỏa của hai bộ Quy tắc ứng xử. Hà Nội dường như không còn nhắc đến tình trạng “bún mắng”, “cháo chửi”, “phở chặt chém” mà ứng xử với nhau mềm mỏng hơn, văn hóa xếp hàng nơi công cộng ngày càng nhiều hơn, tình trạng xả rác nơi công cộng đã hạn chế… Những ngày cuối tuần, nếu dạo bước quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, sẽ thấy các đội tình nguyện đi nhặt rác, trả lại cảnh quan đẹp cho nơi này. Du khách đến Hà Nội sẽ được các tình nguyện viên du lịch giúp đỡ, chỉ dẫn thông tin điểm đến, hỗ trợ khách trong các trường hợp cần thiết… Tất cả đều hướng đến một Thủ đô an toàn, thân thiện, mang đến sự hài lòng cho người dân và du khách khi đến Hà Nội.
Hà Nội có rất nhiều điểm thu hút khách du lịch với cảnh quan kiến trúc độc đáo, di sản văn hóa phong phú cùng nhiều làng nghề thủ công và truyền thống. Trong ảnh: Làng nghề sơn mài truyền thống Hạ Thái, huyện Phú Xuyên với hơn 200 năm tuổi, được thành phố quy hoạch là một trong 6 điểm làng nghề du lịch, tạo diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Ảnh: Trần Việt - TTXVN |
Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: "Chúng ta vẫn giữ gìn, phát huy nét đẹp truyền thống để ai đặt chân đến Hà Nội đều thấy yêu Hà Nội. Đó là nền tảng tốt đẹp, vốn quý để đẩy mạnh hợp tác, đầu tư, giao lưu quốc tế. Hà Nội giờ đây đang là điểm đến tin cậy của nhiều chính khách, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực du lịch, thương mại, công nghiệp, đầu tư…".
Đinh Thuận