Cụ thể, thành phố hạ ngầm 100% mạng cáp viễn thông tại các tuyến đường vành đai của thành phố, khu đô thị mới, các khu đô thị vệ tinh, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư mới và khu vực các tuyến đường xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng theo quy hoạch giao thông.
Hà Nội quản lý chặt chẽ các dự án hạ ngầm kết hợp với chỉnh trang đô thị, phấn đấu đến năm 2020 hạ ngầm, thanh thải, bó gọn và sắp xếp các đường dây đi nổi trên các tuyến phố chính từ đường vành đai 3 trở vào trung tâm thành phố.
Đến năm 2020, Hà Nội phấn đấu hoàn thành 50% cột ăng ten cồng kềnh được chuyển sang cột ăng ten không cồng kềnh hoặc ngụy trang, thân thiện môi trường tại các khu phố cũ Hà Nội và khu vực yêu cầu về cảnh quan đô thị. Hạ tầng viễn thông được tăng cường sử dụng chung nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và đảm bảo mỹ quan đô thị, đạt tỷ lệ dùng chung từ 30 – 35%. Đồng thời, thành phố phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ bằng hình thức xã hội hóa đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân trên địa bàn thành phố tại các khu công cộng, điểm du lịch, trung tâm văn hóa và trung tâm thương mại.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, quy hoạch cũng xác định cần phải huy động mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Trong đó, nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của các doanh nghiệp do các doanh nghiệp tự đầu tư như, triển khai hạ tầng viễn thông mạng cố định băng rộng, mạng thông tin di động 4G, mạng internet băng rộng... Nguồn vốn tham gia đầu tư xây dựng các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung như, tuynel, hào kỹ thuật, cống bể kỹ thuật thực hiện theo hình thức xã hội hóa để thực hiện hạ ngầm, chỉnh trang đường dây, cáp nổi đi trên địa bàn thành phố.
Ngoài giải pháp về nguồn vốn đầu tư, quy hoạch xác định các giải pháp khác về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện; khoa học, công nghệ và môi trường; phát triển dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực....
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm sắp xếp lại không gian trên cơ sở sử dụng chung hạ tầng hiện có, phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội và phù hợp với công nghệ của từng giai đoạn phát triển.
Hà Nội quản lý chặt chẽ các dự án hạ ngầm kết hợp với chỉnh trang đô thị, phấn đấu đến năm 2020 hạ ngầm, thanh thải, bó gọn và sắp xếp các đường dây đi nổi trên các tuyến phố chính từ đường vành đai 3 trở vào trung tâm thành phố.
Đến năm 2020, Hà Nội phấn đấu hoàn thành 50% cột ăng ten cồng kềnh được chuyển sang cột ăng ten không cồng kềnh hoặc ngụy trang, thân thiện môi trường tại các khu phố cũ Hà Nội và khu vực yêu cầu về cảnh quan đô thị. Hạ tầng viễn thông được tăng cường sử dụng chung nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và đảm bảo mỹ quan đô thị, đạt tỷ lệ dùng chung từ 30 – 35%. Đồng thời, thành phố phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ bằng hình thức xã hội hóa đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân trên địa bàn thành phố tại các khu công cộng, điểm du lịch, trung tâm văn hóa và trung tâm thương mại.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, quy hoạch cũng xác định cần phải huy động mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Trong đó, nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của các doanh nghiệp do các doanh nghiệp tự đầu tư như, triển khai hạ tầng viễn thông mạng cố định băng rộng, mạng thông tin di động 4G, mạng internet băng rộng... Nguồn vốn tham gia đầu tư xây dựng các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng chung như, tuynel, hào kỹ thuật, cống bể kỹ thuật thực hiện theo hình thức xã hội hóa để thực hiện hạ ngầm, chỉnh trang đường dây, cáp nổi đi trên địa bàn thành phố.
Ngoài giải pháp về nguồn vốn đầu tư, quy hoạch xác định các giải pháp khác về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện; khoa học, công nghệ và môi trường; phát triển dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực....
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm sắp xếp lại không gian trên cơ sở sử dụng chung hạ tầng hiện có, phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội và phù hợp với công nghệ của từng giai đoạn phát triển.
Đinh Thị Thuận