Hiện tại, các nhà văn hóa cụm dân cư hay tổ dân phố ở nội thành đều có diện tích nhỏ do chủ yếu tận dụng những phần đất dôi dư hay những hạng mục phải chuyển đổi mục đích. Có những nhà văn hóa tổ dân cư chỉ có diện tích trên 10m2. Các nhà văn hóa thôn, làng có diện tích lớn hơn, tuy nhiên các nhà văn hóa đạt tiêu chí do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề ra không nhiều. Trang thiết bị của các nhà văn hóa vẫn còn hạn chế, nhất là những trang thiết bị có tính chuyên môn cao như tủ sách, dụng cụ tập luyện thi đấu thể thao và nhạc cụ phổ thông…
Hầu hết các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố đều do trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố kiêm nhiệm, điều hành. Những người này không có chuyên môn và cũng chưa từng được đào tạo nghiệp vụ về quản lý văn hóa, vì vậy hoạt động còn mang tính chất thụ động. Nhìn chung, những nhà văn hóa với cơ sở vật chất thiếu thốn, không đạt yêu cầu về điều kiện sinh hoạt thì sự tham gia của người dân còn ít, tỷ lệ các hoạt động diễn ra tại nhà văn hóa cũng thấp.
Bên cạnh đó, các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố đều không có quỹ hoạt động riêng, chi phí cho các hoạt động đều do người dân đóng góp theo chương trình cụ thể. Với một số nhà văn hóa tổ dân cư có thêm khoản thu từ các lớp năng khiếu nhưng cũng không nhiều, chỉ đủ chi phí duy trì hoạt động tối thiểu. Nhiều nơi phải thực hiện xã hội hóa, vận động quyên góp và xin tài trợ.
Trước thực trạng đó, thành phố Hà Nội đã xây dựng đề án Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ thành phố đến cơ sở, trong đó đặc biệt quan tâm đến hệ thống nhà văn hóa thôn, tổ dân phố. Theo đó, từ nay đến năm 2020, Hà Nội tiếp tục hoàn thiện và bổ sung cơ chế, chính sách cho các thiết chế văn hóa, thể thao. Với các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố sẽ được nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần chuyên nghiệp, được tuyển chọn và phải qua đào tạo bài bản.
Hệ thống nhà văn hóa thôn, tổ dân phố sẽ được đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất. Trong quy hoạch, các nhà văn hóa cần được tính toán đủ không gian cho các hoạt động phục vụ nhu cầu khác nhau của nhân dân. Nhà văn hóa cũng cần có thêm một số phòng nhỏ để thỏa mãn các chức năng hoạt động khác nhau cho các nhóm sở thích hay câu lạc bộ khác nhau. Hoạt động của nhà văn hóa phải gắn liền với việc tổ chức các hoạt động đa dạng để bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương, đặc biệt là việc khai thác các nghệ thuật truyền thống như một đặc sản tiềm năng của địa phương./.
Hầu hết các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố đều do trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố kiêm nhiệm, điều hành. Những người này không có chuyên môn và cũng chưa từng được đào tạo nghiệp vụ về quản lý văn hóa, vì vậy hoạt động còn mang tính chất thụ động. Nhìn chung, những nhà văn hóa với cơ sở vật chất thiếu thốn, không đạt yêu cầu về điều kiện sinh hoạt thì sự tham gia của người dân còn ít, tỷ lệ các hoạt động diễn ra tại nhà văn hóa cũng thấp.
Bên cạnh đó, các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố đều không có quỹ hoạt động riêng, chi phí cho các hoạt động đều do người dân đóng góp theo chương trình cụ thể. Với một số nhà văn hóa tổ dân cư có thêm khoản thu từ các lớp năng khiếu nhưng cũng không nhiều, chỉ đủ chi phí duy trì hoạt động tối thiểu. Nhiều nơi phải thực hiện xã hội hóa, vận động quyên góp và xin tài trợ.
Trước thực trạng đó, thành phố Hà Nội đã xây dựng đề án Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ thành phố đến cơ sở, trong đó đặc biệt quan tâm đến hệ thống nhà văn hóa thôn, tổ dân phố. Theo đó, từ nay đến năm 2020, Hà Nội tiếp tục hoàn thiện và bổ sung cơ chế, chính sách cho các thiết chế văn hóa, thể thao. Với các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố sẽ được nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần chuyên nghiệp, được tuyển chọn và phải qua đào tạo bài bản.
Hệ thống nhà văn hóa thôn, tổ dân phố sẽ được đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất. Trong quy hoạch, các nhà văn hóa cần được tính toán đủ không gian cho các hoạt động phục vụ nhu cầu khác nhau của nhân dân. Nhà văn hóa cũng cần có thêm một số phòng nhỏ để thỏa mãn các chức năng hoạt động khác nhau cho các nhóm sở thích hay câu lạc bộ khác nhau. Hoạt động của nhà văn hóa phải gắn liền với việc tổ chức các hoạt động đa dạng để bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương, đặc biệt là việc khai thác các nghệ thuật truyền thống như một đặc sản tiềm năng của địa phương./.
Đinh Thị Thuận