Ẩn sâu giữa cánh rừng già nguyên sinh ở xã Krong, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) là quần thể giáng hương cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Những cây cổ thụ đường kính từ 35 cm đến hơn 1,4m có tuổi đời lên đến vài trăm năm, tạo nên một quần thể sinh thái vô cùng quý giá.
Đảng viên cao tuổi Vũ Thị Khiêm ở thôn Đồng Dừa, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã dành cả đời tâm huyết mệt mài trồng cây, giữ mái rừng, xây tổ làm nơi trú ngụ cho đàn cò. Việc làm của bà đã góp phần giữ gìn môi trường sinh thái, tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp, mang đầy tình yêu thương và các giá trị nhân văn, nhân ái cho vùng quê bên bờ sông Lô thơ mộng.
Nhiều hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước vẫn từng ngày thay ca nhau để tuần tra bảo vệ rừng. Với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương, người dân không còn phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên rừng, mà ngược lại có nguồn thu nhập thêm từ nhận khoán bảo vệ rừng.
Đối với phần lớn người dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum, cuộc sống của họ đã gắn bó với rừng từ lúc sinh ra và lớn lên. Vì vậy, người dân tin rằng rừng chính là lẽ sống, linh hồn của làng nên chung sức bảo vệ giữ gìn “lá phổi xanh” để cùng nhau được rừng che chở, hưởng lợi. Với chính sách giao khoán và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, cộng đồng người dân tộc thiểu số đã có thêm nguồn thu nhập ổn định, từng bước ổn định cuộc sống.
Trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 được đánh giá là thời điểm có nguy cơ xảy ra các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Do đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Khê - một trong những đơn vị quản lý, bảo vệ diện tích rừng lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường lực lượng, triển khai nhiều giải pháp giữ rừng.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có diện tích gần 26.850 ha, hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại gỗ quý và loài động vật hoang dã. Khu bảo tồn có địa giới hành chính giáp ranh các huyện Krông Pa (Gia Lai), Sông Hinh (Phú Yên) và hai huyện Krông Năng, M’Đrắk (Đắk Lắk) nên luôn nằm trong “tầm ngắm” của đối tượng xâm hại tài nguyên rừng, hoạt động ngày càng manh động, liều lĩnh. Điều này dẫn đến hình thành “điểm nóng” về phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, gây áp lực lớn lên lực lượng quản lý, bảo vệ rừng.
Tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình 38-CTr/TU, ngày 29/3/2017 của Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn vừa được tổ chức, ngành Lâm nghiệp địa phương đã nhìn nhận, công tác quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách đột phá của Nhà nước, từng bước đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực tài chính ổn định, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân tham gia giữ gìn, bảo vệ, phát triển và quản lý rừng bền vững.
Là xã vùng ngoài lòng chảo Mường Thanh, thuộc thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Nà Nhạn được đánh giá là địa bàn có diện tích rừng lớn, tỷ lệ che phủ rừng cao, đạt hơn 41%. Đặc biệt, xã Nà Nhạn có nhiều cánh rừng với trữ lượng khá lớn, cây rừng có độ tuổi lâu năm. Tuy nhiên, do công tác quản lý, bảo vệ rừng của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng còn buông lỏng; nhu cầu về gỗ để làm vật liệu dựng nhà, làm chuồng trại chăn nuôi lớn; một số chủ rừng chưa thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ được giao nên nhiều năm qua, thực trạng xâm hại rừng, khai thác gỗ trái phép với mức độ, quy mô khác nhau vẫn diễn ra trên địa bàn.
Huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La hiện có khoảng 52.000 ha rừng; trong đó, hơn 49.000 ha rừng tự nhiên và gần 1.200 ha rừng trồng. Công tác bảo vệ rừng ở đây đã được chính quyền và người dân hết sức chú trọng, nhiều khu vực rừng được trồng mới, tái sinh. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 47%.
Giai đoạn 2017–2020, tỉnh Gia Lai đã triển khai trồng mới gần 25.300 ha rừng, gấp 6,3 lần so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đề ra, góp phần duy trì và nâng độ che phủ rừng đạt 46,7%. Để hoàn thành chỉ tiêu trồng mới 40.000 ha rừng trong giai đoạn 2020 – 2025, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,75%, tỉnh Gia Lai đã nhân rộng các mô hình trồng mới, giữ rừng nhằm phát triển ngành Lâm nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế cho người dân và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngày Tết là ngày đoàn viên của mọi gia đình. Tuy nhiên nhưng với những người làm công tác bảo vệ rừng ở Kon Tum, ngày tết trùng với cao điểm thực hiện nhiệm vụ của mình. Những ngày đầu năm mới, nhiều nhân viên ở Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Đăk Tô (Kon Tum) đón Xuân trên núi. Với họ, vui Xuân nhưng nhiệm vụ bảo vệ rừng vẫn phải nghiêm túc thực hiện.
Cây thảo quả từ lâu không chỉ gắn bó với đồng bào các dân tộc vùng cao Lào Cai như một loại dược liệu, gia vị đặc trưng mà trong hơn một thập niên qua. Loại cây này đã giúp người dân địa phương thoát nghèo, vươn lên làm giàu, thậm chí trở thành những triệu phú, tỷ phú. Thế nhưng, do đặc tính sinh trưởng và phát triển, loại cây này gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Sau gần 10 năm thực hiện, hoạt động cung ứng và chi trả dịch vụ môi trường rừng (Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011) đã chứng minh được sự phù hợp với xu thế mới ở Việt Nam và xu thế chung của thế giới trong việc bảo vệ môi trường, góp phần quan trọng vào việc quản lý, khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên đất đai trong lâm nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng) hiện có khoảng 2,55 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên khoảng 2,206 triệu ha, còn lại là rừng trồng; độ che phủ rừng bình quân là 46,19%. Hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng vẫn là vấn đề “nóng” ở Tây Nguyên làm giảm cả về diện tích, trữ lượng rừng.
Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng) hiện có khoảng 2,55 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên khoảng 2,206 triệu ha, còn lại là rừng trồng; độ che phủ rừng bình quân là 46,19%. Hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng vẫn là vấn đề “nóng” ở Tây Nguyên làm giảm cả về diện tích, trữ lượng rừng.
Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng) hiện có khoảng 2,55 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên khoảng 2,206 triệu ha, còn lại là rừng trồng; độ che phủ rừng bình quân là 46,19%. Hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng vẫn là vấn đề “nóng” ở Tây Nguyên làm giảm cả về diện tích, trữ lượng rừng.
Từ đầu năm đến nay, nắng nóng gay gắt khiến những cánh rừng lồ ô, rừng lồ ô xen gỗ tại huyện Bù Đăng (Bình Phước) ngày càng xơ xác, héo úa, tiềm ẩn nguy cơ cháy bất cứ lúc nào. Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bù Đăng cùng các hộ dân bảo vệ rừng đang thay nhau canh giữ hơn 40.000 ha rừng đề phòng "giặc lửa".
Tại Kon Tum, trước đây, công tác quản lý bảo vệ rừng được mặc định là của cán bộ kiểm lâm, ngành chức năng. Trong khi đó, lực lượng này mỏng nhưng phải bảo vệ những diện tích rừng lớn nên gây áp lực rất lớn. Do đó, nhiều cán bộ kiểm lâm, lâm nghiệp đã xin nghỉ việc vì “không chịu nổi áp lực giữ rừng”. Từ khi có sự chung sức giữ rừng của cộng đồng, gánh nặng đó đã được tháo gỡ.
Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích 21.107 ha; trong đó vùng lõi (rừng đặc dụng) 8.038 ha, vùng đệm 13.069 ha, rừng phòng hộ 365 ha, rừng sản xuất 2.728 ha, đất nông nghiệp, nuôi thủy sản và đất khác 9.976 ha.
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn BB3, Trung đoàn BB2, Sư đoàn Bộ binh 4 (Quân khu 9) đứng chân trên địa bàn xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, ngoài nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu còn thực hiện tốt công tác giữ rừng.
Người Cơ tu sống ở huyện biên giới Tây Giang, Quảng Nam có một kho tàng văn hoá truyền thống đa dạng và phong phú mang đậm tính nhân văn rất cao. Ngoài các phong tục cúng lễ, cầu an, cầu mùa màng bội thu, các lễ hội gắn liền với tinh thần đoàn kết dân tộc, làng bản. Đồng bào Cơ tu nơi đây còn có phong tục độc đáo, mang đặc trưng rất riêng về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của cộng đồng làng, trong đó có “Văn hoá kiêng cử, giữ rừng”.
Rừng là một trong những thế mạnh của huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng). Nhưng, trước nạn phá rừng diễn ra ngày càng nghiêm trọng, với thủ đoạn tinh vi và liều lĩnh thì công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) được xem là nhiệm vụ xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và người dân địa phương.
Nhiều năm qua, người Cill là lực lượng chủ chốt giữ bình yên cho những cánh rừng trong vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang, thuộc địa bàn huyện Lạc Dương (Lâm Đồng).