Những người có thâm niên đan bao đệm bàng từ mấy chục năm nay kể, hồi đó trong xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ hàng chục nhà làm nghề, sản phẩm làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Nay chỉ còn rất ít người làm, vì theo thời gian, việc làm thủ công vất vả, thu nhập không cao và nhu cầu về một sản phẩm thời xưa cũng không còn nhiều.
Trời miền Tây ngày cuối tháng 11 nắng chói chang, trong những căn nhà cấp bốn, những người phụ nữ lớn tuổi ngồi trên nền nhà đan bao đệm từ cỏ bàng. Cụ Phạm Thị Hãnh ở ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ năm nay 84 tuổi, biết đan đệm từ năm 10 tuổi. Tay cụ thoăn thoắt đan đệm, cụ cho biết, hiện 1 tấm đệm 1,6 x 2m cụ chỉ đan trong khoảng 1 tuần; giỏ xách lớn 1 chiếc/ ngày, giỏ nhỏ 2 chiếc/ngày.
“Từ hồi giải phóng năm 75 đến giờ, bà đương (đan – PV) suốt luôn nhưng mà không đương cái này (đệm nhỏ - PV), đương đệm lớn, đệm phơi lúa, đệm ngủ. Bà đương đệm được ở trong nhà mát vậy, lại có người đặt hàng nhiều nên cũng muốn làm hoài, làm tới chừng nào hết làm được thôi. Rồi có con cháu nó muốn tìm nghề trở lại bà cũng dạy luôn cho nó làm nối truyền sau này” - cụ bà Phạm Thị Hãnh vui vẻ cho biết.
Nghề đan bao đệm bàng rất kỳ công. Cô Nguyễn Thị Bích Phương năm nay 50 tuổi, ở xã Mỹ Thạnh Đông kể: Khoảng 15 năm về trước, cô thường đi xe đạp ra nhổ cây bàng. Mỗi ngày cô chở khoảng 20 bó bàng tươi về nhà. Bàng tươi hình ống dài được mang phơi, rồi được ép thành sợi có bề ngang khoảng 5mm. Sợi bàng khô được bó thành bó để đan bao đệm. Ngày nay, đi cắt bàng đã có xe máy, nên người làm nghề đan bao đệm đã bớt cực rất nhiều.
Một tấm đệm lớn để nằm cô Phương đan trong khoảng 2 ngày, bán được 600 ngàn đồng. Theo đó, mỗi tháng cô thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng. Vì có mối đặt thường xuyên, nên đệm cô làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, dù vậy cô cũng không thể làm nhiều hơn. Cô Phương chia sẻ: “Cũng nhiều người đặt hàng nhưng mình làm không nổi. Làm gắng 2 ngày mới được 1 tấm đệm nên có mua nhiều cũng không làm nổi. Cô rất thích cái nghề này, vì theo nó từ nhỏ, có thêm thu nhập nuôi gia đình. Đi kiếm cỏ bàng tuy cực nhưng lúc nào cũng có việc để làm mà không sợ thất nghiệp”.
Bên cạnh đệm là những sản phẩm như bao, túi xách đan từ cỏ bàng. Đây là vật dụng chuyên dùng để đi chợ, đựng đồ đạc trong nhà, tùy độ lớn nhỏ của túi, mà nó có công dụng khác nhau. "Ngày nay nhiều người dùng tìm về với sản phẩm bao đệm bàng như hướng đến sự thân thiện với môi trường" - chị Trần Thị Mỹ Phương, khách hàng mua túi xách cỏ bàng cho biết.
Bà Võ Thị Quế Lâm, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Huệ cho biết, nghề đan bao đệm bàng ngày xưa rất phát triển ở huyện. Đến nay, nghề này tập trung ở xã Mỹ Quý Tây, Mỹ Quý Đông. Hiện nay, nguồn nguyên liệu cỏ bàng không còn nhiều, chủ yếu mọc tự nhiên ven các con kênh, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ nghề này cũng không cao, nên mỗi xã trong huyện chỉ còn vài hộ làm. “Cỏ bàng ở đây hồi xưa diện tích rất là lớn, nhưng bây giờ không còn nhiều nữa. Hiện nay nhu cầu nằm đệm bàng cũng ít, chủ yếu là người lớn tuổi đã quen nằm loại đệm này. Bên cạnh đó, để làm một tấm đệm bàng tốn rất nhiều công, trong khi giá chỉ khoảng 400-600 ngàn/1 tấm, nên những người trẻ hiện nay không hứng thú với nghề truyền thống này” - bà Võ Thị Quế Lâm chia sẻ.
Nghề đan bao đệm bàng dù thu nhập thấp hơn làm ruộng nhưng nhiều người thợ ở Đức Huệ vẫn đang miệt mài ngày đêm với cây cỏ bàng. Họ hy vọng sản phẩm làm ra được người dùng đón nhận và bán với giá cao hơn, đủ với công sức mà họ bỏ ra đan sản phẩm từ sự yêu nghề và mong muốn gìn giữ sản phẩm của quê hương.
Trời miền Tây ngày cuối tháng 11 nắng chói chang, trong những căn nhà cấp bốn, những người phụ nữ lớn tuổi ngồi trên nền nhà đan bao đệm từ cỏ bàng. Cụ Phạm Thị Hãnh ở ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ năm nay 84 tuổi, biết đan đệm từ năm 10 tuổi. Tay cụ thoăn thoắt đan đệm, cụ cho biết, hiện 1 tấm đệm 1,6 x 2m cụ chỉ đan trong khoảng 1 tuần; giỏ xách lớn 1 chiếc/ ngày, giỏ nhỏ 2 chiếc/ngày.
Chị Nguyễn Thị Thúy Kiều ở huyện Đức Huệ (Long An) thu hoạch cỏ bàng về làm nguyên liệu đan bao đệm. Ảnh: Đức Hạnh - TTXVN |
“Từ hồi giải phóng năm 75 đến giờ, bà đương (đan – PV) suốt luôn nhưng mà không đương cái này (đệm nhỏ - PV), đương đệm lớn, đệm phơi lúa, đệm ngủ. Bà đương đệm được ở trong nhà mát vậy, lại có người đặt hàng nhiều nên cũng muốn làm hoài, làm tới chừng nào hết làm được thôi. Rồi có con cháu nó muốn tìm nghề trở lại bà cũng dạy luôn cho nó làm nối truyền sau này” - cụ bà Phạm Thị Hãnh vui vẻ cho biết.
Nghề đan bao đệm bàng rất kỳ công. Cô Nguyễn Thị Bích Phương năm nay 50 tuổi, ở xã Mỹ Thạnh Đông kể: Khoảng 15 năm về trước, cô thường đi xe đạp ra nhổ cây bàng. Mỗi ngày cô chở khoảng 20 bó bàng tươi về nhà. Bàng tươi hình ống dài được mang phơi, rồi được ép thành sợi có bề ngang khoảng 5mm. Sợi bàng khô được bó thành bó để đan bao đệm. Ngày nay, đi cắt bàng đã có xe máy, nên người làm nghề đan bao đệm đã bớt cực rất nhiều.
Cô Nguyễn Thị Bích Phương 50 tuổi, ở xã Mỹ Thạnh Đông ở huyện Đức Huệ (Long An) đan đệm cùng mẹ. Ảnh: Đức Hạnh - TTXVN |
Một tấm đệm lớn để nằm cô Phương đan trong khoảng 2 ngày, bán được 600 ngàn đồng. Theo đó, mỗi tháng cô thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng. Vì có mối đặt thường xuyên, nên đệm cô làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, dù vậy cô cũng không thể làm nhiều hơn. Cô Phương chia sẻ: “Cũng nhiều người đặt hàng nhưng mình làm không nổi. Làm gắng 2 ngày mới được 1 tấm đệm nên có mua nhiều cũng không làm nổi. Cô rất thích cái nghề này, vì theo nó từ nhỏ, có thêm thu nhập nuôi gia đình. Đi kiếm cỏ bàng tuy cực nhưng lúc nào cũng có việc để làm mà không sợ thất nghiệp”.
Bên cạnh đệm là những sản phẩm như bao, túi xách đan từ cỏ bàng. Đây là vật dụng chuyên dùng để đi chợ, đựng đồ đạc trong nhà, tùy độ lớn nhỏ của túi, mà nó có công dụng khác nhau. "Ngày nay nhiều người dùng tìm về với sản phẩm bao đệm bàng như hướng đến sự thân thiện với môi trường" - chị Trần Thị Mỹ Phương, khách hàng mua túi xách cỏ bàng cho biết.
Khách hàng chọn mua sản phẩm từ cỏ bàng tại một cơ sở của huyện Đức Huệ. Ảnh: Đức Hạnh - TTXVN |
Bà Võ Thị Quế Lâm, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Huệ cho biết, nghề đan bao đệm bàng ngày xưa rất phát triển ở huyện. Đến nay, nghề này tập trung ở xã Mỹ Quý Tây, Mỹ Quý Đông. Hiện nay, nguồn nguyên liệu cỏ bàng không còn nhiều, chủ yếu mọc tự nhiên ven các con kênh, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ nghề này cũng không cao, nên mỗi xã trong huyện chỉ còn vài hộ làm. “Cỏ bàng ở đây hồi xưa diện tích rất là lớn, nhưng bây giờ không còn nhiều nữa. Hiện nay nhu cầu nằm đệm bàng cũng ít, chủ yếu là người lớn tuổi đã quen nằm loại đệm này. Bên cạnh đó, để làm một tấm đệm bàng tốn rất nhiều công, trong khi giá chỉ khoảng 400-600 ngàn/1 tấm, nên những người trẻ hiện nay không hứng thú với nghề truyền thống này” - bà Võ Thị Quế Lâm chia sẻ.
Nghề đan bao đệm bàng dù thu nhập thấp hơn làm ruộng nhưng nhiều người thợ ở Đức Huệ vẫn đang miệt mài ngày đêm với cây cỏ bàng. Họ hy vọng sản phẩm làm ra được người dùng đón nhận và bán với giá cao hơn, đủ với công sức mà họ bỏ ra đan sản phẩm từ sự yêu nghề và mong muốn gìn giữ sản phẩm của quê hương.
Đức Hạnh