Kỷ niệm 320 năm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh:

Giao lưu, giới thiệu bộ sách Vùng đất Nam Bộ

Giao lưu, giới thiệu bộ sách Vùng đất Nam Bộ
Chương trình giao lưu có sự góp mặt của các tác giả, diễn giả, học giả có uy tín và thâm niên  nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực này tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như: PGS. TS Phan Xuân Biên, GS.TS Ngô Văn Lệ, PGS.TS. Trần Nam Tiến...
Bộ sách Vùng đất Nam Bộ gồm 2 phần: Tổng quan (2 tập) và chuyên sâu (10 tập). Trong đó, bộ Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển (tổng quan) do GS. Phan Huy Lê làm chủ biên.
Bộ sách Vùng đất Nam Bộ gồm 2 phần: Tổng quan (2 tập) và chuyên sâu (10 tập). Trong đó, bộ Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển (tổng quan) do GS. Phan Huy Lê làm chủ biên. 

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Phạm Chí Thành, Tổng biên tập Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật cho biết: Bộ sách về Vùng đất Nam Bộ là một công trình khoa học nghiên cứu công phu, nghiêm túc, được tiến hành bởi đội ngũ các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau, thuộc Đề án khoa học cấp nhà nước do GS. Phan Huy Lê làm chủ nhiệm, gồm 11 đề tài khoa học, được triển khai từ năm 2008.

Sau 4 năm nghiên cứu, toàn bộ Đề án đã được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu và đánh giá là chương trình khoa học - công nghệ xuất sắc năm 2011. Khi tổ chức xuất bản thành sách, các tác giả tiếp tục bổ sung, sửa chữa, chỉnh lý trong vòng hơn 3 năm, đến giữa năm 2015 mới chuyển giao bản thảo cho Nhà xuất bản. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức biên tập cẩn trọng, chu đáo và có chất lượng, đến năm 2017, bộ sách Vùng đất Nam Bộ, gồm 12 tập đã đến tay bạn đọc.
Ông Phạm Chí Thành, Tổng biên tập Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật phát biểu khai mạc chương trình giao lưu, giới thiệu bộ sách Vùng đất Nam Bộ
Ông Phạm Chí Thành, Tổng biên tập Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật phát biểu khai mạc chương trình giao lưu, giới thiệu bộ sách Vùng đất Nam Bộ

Bộ sách Vùng đất Nam Bộ gồm 2 bộ: Tổng quan (2 tập) và chuyên sâu (10 tập). Trong đó, bộ tổng quan: Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển  do GS. Phan Huy Lê làm chủ biên. Hai tập sách đã phác họa những nét cơ bản nhất tiến trình lịch sử của vùng đất và con người Nam Bộ từ cội nguồn cho đến nay; đồng thời, cùng với lớp cắt lịch đại theo tiến trình lịch sử,  bộ sách đã nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực cơ bản của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quan hệ tộc người, thiết chế quản lý xã hội, đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng..., đến quá trình xác lập chủ quyền của quốc gia Đại Việt, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế...

Tại buổi giao lưu, các diễn giả đã ôn lại những kỷ niệm khó quên trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và biên soạn bộ sách với cố GS. Phan Huy Lê, vị chủ nhiệm đề tài đã trực tiếp viết chương mở đầu và chương kết của bộ tổng luận với văn phong dung dị nhưng thể hiện đẳng cấp, tâm và tầm của một giáo sư đầu ngành; chia sẻ về quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và biên soạn bộ sách đồ sộ với cách tiếp cận và góc nhìn mới, cởi mở về vùng đất Nam Bộ.
Các diễn giả tại chương trình giao lưu, giới thiệu sách Vùng đất Nam Bộ
Các diễn giả tại chương trình giao lưu, giới thiệu sách Vùng đất Nam Bộ
Là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, xuất bản nhiều đầu sách, lần đầu tiên giao lưu trực tiếp với độc giả, GS.TS Ngô Văn Lệ, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Sinh ra ngoài Bắc, điều kiện tiếp cận vùng đất Nam Bộ không nhiều nên với ông và nhiều người, vùng đất này có nhiều cái khác, nhiều cái hay, luôn lôi cuốn người Việt và cộng đồng các dân tộc đến tụ cư, lập nghiệp. Về mặt văn hóa, khác với đồng bằng sông Hồng chủ yếu là người Việt sinh sống, vùng đồng bằng sông Cửu Long có ít nhất 4 cộng đồng cư dân chính cộng cư từ bao đời nay là người Việt, người Khmer, người Hoa và người Chăm. Tuy ngôn ngữ khác nhau, văn hóa khác nhau nhưng quá trình cộng cư đã tạo thành văn hóa Nam Bộ hết sức độc đáo. Riêng trong lĩnh vực tôn giáo, ngoài các tôn giáo chính, nơi đây còn xuất hiện các tôn giáo dân tộc, tôn giáo địa phương...
Quang cảnh chương trình giao lưu, giới thiệu sách Vùng đất Nam Bộ
Quang cảnh chương trình giao lưu, giới thiệu sách Vùng đất Nam Bộ
Quang cảnh chương trình giao lưu, giới thiệu sách Vùng đất Nam Bộ
Quang cảnh chương trình giao lưu, giới thiệu sách Vùng đất Nam Bộ


Chia sẻ tại chương trình giao lưu với độc giả, PGS.TS. Trần Nam Tiến cho rằng, đặc điểm nổi bật của vùng đất Nam Bộ chính ở quá trình tiếp biến văn hóa với trung tâm điểm là Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện ở việc "không những đi trước mà luôn đi đầu" trong phát triển kinh tế và ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, vùng đất Nam Bộ được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình, nhất là kinh tế biển với vai trò đầu tàu của Thành phố Hồ Chí Minh. Tin rằng, trong thời gian tới, Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục là đầu tàu phát triển của cả nước.

Độc giả tham gia giao lưu với phần hỏi - đáp thú vị liên quan các loại đặc sản, địa danh và lịch sử vùng đất Nam Bộ
Độc giả tham gia giao lưu với phần hỏi - đáp thú vị liên quan các loại đặc sản, địa danh và lịch sử vùng đất Nam Bộ

Trong khuôn khổ chương trình giao lưu, giới thiệu sách, đông đảo độc giả hào hứng tham gia chương trình Game show của Ban tổ chức, trả lời các câu hỏi liên quan đến các loại đặc sản, địa danh và lịch sử vùng đất Nam Bộ với giải thưởng là các phiếu giảm giá sách và trọn bộ 12 tập sách Vùng đất Nam Bộ./.

Tin và ảnh: Bưng Biền

Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm