Giải Âm nhạc Cống hiến 2020: Hai gương mặt trẻ tạo dấu ấn

Giải Âm nhạc Cống hiến 2020: Hai gương mặt trẻ tạo dấu ấn
Ông Lê Xuân Thành (giữa), Tổng biên tập báo Thể thao &Văn hóa (TTXVN), Trưởng BTC giải Âm nhạc Cống hiến lần thứ 15 - năm 2020. Ảnh: TTXVN
Ông Lê Xuân Thành (giữa), Tổng biên tập báo Thể thao &Văn hóa (TTXVN), Trưởng BTC giải Âm nhạc Cống hiến lần thứ 15 - năm 2020. Ảnh: TTXVN

Đặc biệt, hai gương mặt để lại nhiều dấu ấn với đời sống âm nhạc đại chúng nước nhà trong năm 2019 là Hoàng Thùy Linh và Sơn Tùng M-TP đều góp mặt trong nhiều hạng mục. Mỗi người đều lần lượt giữ 4 đề cử trong số 9 hạng mục của giải. Đây cũng là hai ca sĩ có nhiều đề cử nhất của Giải Âm nhạc Cống hiến năm nay.

Sáng tạo từ văn hóa dân tộc

Theo đánh giá của công chúng và giới âm nhạc, năm 2019 được xem là năm thành công nhất trong sự nghiệp của Hoàng Thùy Linh. Hai video âm nhạc (music video – MV) là "Để Mị nói cho mà nghe” và "Tứ phủ" nhận được sự đón nhận rộng rãi của khán giả. Đó là do trong sản phẩm chứa đựng những hình tượng văn hóa dân gian, văn học kinh điển được biến hóa điêu luyện, hấp dẫn thông qua âm nhạc. Trong năm 2019, cô còn cho ra mắt album "Hoàng", nhận được sự tán thưởng của giới chuyên môn. 

Riêng với video âm nhạc "Để Mị nói cho mà nghe” đến thời điểm này đã đạt trên 102 triệu lượt xem, hơn 886.000 lượt thích, là một trong những video âm nhạc có lượng người xem cao nhất. Ca khúc còn tạo ra “cơn sốt” về vũ đạo, được đông đảo bạn trẻ học tập...

Sản phẩm “Để Mị nói cho mà nghe” có sự tham gia sản xuất của ê kíp trẻ tuổi DTAP gồm 3 chàng trai sinh năm 1996 – 1998 nên tính thử nghiệm và trẻ trung luôn được đặt lên hàng đầu. Cách thức mà mà ê kíp này khai thác kịch bản “Để Mị nói cho mà nghe” rất sáng tạo trên cơ sở văn hóa dân tộc, đã chạm vào tình cảm của đông đảo công chúng, nhất là giới trẻ. Các nhân vật trong tác phẩm này đều là nhân vật trong các tác phẩm văn học kinh điển như "Vợ nhặt", "Chí Phèo", "Lão Hạc", "Tắt đèn", “Vợ chồng A Phủ”...Phong cách của video âm nhạc này đậm âm hưởng vùng đất Tây Bắc, từ hình ảnh cho đến âm nhạc khiến khán giả thích thú.
 
Ca sĩ Hoàng Thùy Linh trong MV "Để Mị nói cho mà nghe".
Ca sĩ Hoàng Thùy Linh trong MV "Để Mị nói cho mà nghe".

Với những sáng tạo xuất sắc, “Để Mị nói cho mà nghe” đã nhận được 4 đề cử Giải Âm nhạc Cống hiến lần thứ 15, năm 2020: “Music video của năm” dành cho “Để và “Bài hát của năm” dành cho video âm nhạc “Để Mị nói cho mà nghe”, “Album của năm” dành cho “Hoàng” và “Ca sỹ của năm” dành cho bản thân ca sĩ Hoàng Thùy Linh.

Theo đánh giá từ Ban Tổ chức Giải Âm nhạc Cống hiến năm 2020, “Để Mị nói cho mà nghe” của Hoàng Thùy Linh có giai điệu âm nhạc mang phong cách dân gian nhưng rất hiện đại, mới mẻ, tạo ấn tượng cho người nghe. Những màn vũ đạo tạo nhiều hứng khởi, nhiều khung hình đẹp.

Album “Hoàng” của Hoàng Thùy Linh, gồm những bài hát lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học hoặc những thành ngữ như “Lắm mối tối nằm không”, “Kẻ cắp gặp bà già”… Album với ngôn ngữ âm nhạc mới mẻ, sôi động nhưng không kém phần sâu sắc. Những giai điệu trong album “Hoàng” mang lại cho người nghe một cảm giác âm nhạc rất Việt Nam.

Đề cử “Ca sĩ của năm” dành cho Hoàng Thùy Linh bởi cô hát những bài hát có giai điệu mới mẻ, phong cách hiện đại nhưng mang hồn Việt trong album “Hoàng”. Những video âm nhạc từ album như “Để Mị nói cho mà nghe”, “Tứ phủ”… tạo nhiều ấn tượng cho khán giả.  Đặc biệt, “Để Mị nói cho mà nghe” đã trở thành “hiện tượng” trong đời sống âm nhạc.

Sơn Tùng khẳng định độ “hot”

Cùng với Hoàng Thùy Linh, trong năm 2019, Sơn Tùng M-TP cũng nhận được 4 đề cử từ Giải Âm nhạc Cống hiến lần thứ 15 năm 2020. Trong đó, đề cử “Music video của năm” với “Hãy trao cho anh” (Sơn Tùng M-TP ft. Snoop Dogg) được đánh giá là có phần âm nhạc dễ nghe, hình ảnh chỉn chu, mang tính thời thượng, hợp với giới trẻ. Sự có mặt của “sao” quốc tế Snoop Dogg và Madison Beer đã tạo sự chú ý của khán giả quốc tế.

“Hãy trao cho anh” còn nhận được đề cử “Bài hát của năm” và ca sĩ Sơn Tùng được đề cử ở hạng mục “Ca sĩ của năm” cũng bởi video âm nhạc này làm dậy sóng showbiz khi phát hành. 

Sơn Tùng M-TP trong MV “Hãy trao cho anh”
 Sơn Tùng M-TP trong MV “Hãy trao cho anh”


Liveshow “Sky Tour” đã giúp Sơn Tùng tiếp tục khẳng định độ "hot" tên tuổi trên thị trường âm nhạc đại chúng nước nhà với lượng fan hâm mộ hùng hậu. “Sky Tour” đã nhận được đề cử vào hạng mục “Chương trình của năm”.

Nguyễn Thanh Tùng (sinh năm 1994, Thái Bình) được biết đến với nghệ danh Sơn Tùng M-TP là một ca sĩ nhạc Pop Việt Nam. Sơn Tùng M-TP hiện đã trở thành ca sĩ hạng A của showbiz Việt với những ca khúc đình đám, được đông đảo khán giả trẻ yêu thích như “Lạc trôi”, “Cơn mưa ngang qua”, “Nơi này có anh”, “Chạy ngay đi”, “Hãy trao cho anh”...

Có ý kiến cho rằng Sơn Tùng M-TP đi trên một con đường hết sức liều lĩnh, nhưng thực sự đã mang đến một luồng gió mới cho âm nhạc đại chúng Việt Nam với phong cách mới lạ...

Không những thế, Sơn Tùng M-TP còn thể hiện được năng khiếu diễn suất qua 3 bộ phim ca nhạc. Đó là “Chàng trai năm ấy”, một bộ phim chiếu rạp dựa trên cuốn tự truyện “Bắt đầu từ một kết thúc” nói về nam ca sĩ tài năng nhưng bạc mệnh Wanbi Tuấn Anh. 2/4 bài hát trong phim này là của Sơn Tùng. Tiếp đó là dự án phim “Âm bản” và “Những chuyến đi của thanh xuân” hợp tác với các nhãn hàng…

Tháng 10/2017, Sơn Tùng M-TP  ra mắt tự truyện “Chạm tới giấc mơ” và nhanh chóng tiêu thụ được 10.000 bản - một con số bất ngờ với thể loại tự truyện của nghệ sĩ.
Thanh Giang
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Vía bà Chúa xứ thu hút hàng nghìn người dân và du khách

Lễ hội Vía bà Chúa xứ thu hút hàng nghìn người dân và du khách

Từ ngày 11-13/4 (14-16/3 năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) diễn ra Lễ hội Vía Bà Chúa xứ năm 2025. Đây là một lễ hội lớn của tỉnh Đồng Tháp, thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái.

Lễ hội Hoa Lư - nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc và tinh thần đại đoàn kết

Lễ hội Hoa Lư - nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc và tinh thần đại đoàn kết

Lễ hội Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào dịp tháng 3 âm lịch nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc Tiên đế, tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước; khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Trải qua 1.057 năm, Lễ hội Hoa Lư không chỉ giữ nguyên những giá trị nổi bật về lịch sử và văn hóa mà còn tạo tiền đề để phát triển du lịch Ninh Bình, xứng danh là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

An Giang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

An Giang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

Nhân dịp đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, tối 10/4, tại quảng trường Thái Quốc Hùng (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp với UBND huyện Tri Tôn tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer lần thứ XIV năm 2025.

Mang không gian văn hóa Tây Nguyên đến Thủ đô Hà Nội

Mang không gian văn hóa Tây Nguyên đến Thủ đô Hà Nội

Theo thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, vào các tối 12 và 13/4, khán giả Thủ đô sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên ngay tại Hà Nội với chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên” và vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” do Đoàn Ca múa Dân tộc Đắk Lắk biểu diễn, mang đến cho khán giả một không gian văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên ngay tại Thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị di sản văn hóa gốm Chăm

Nâng tầm giá trị di sản văn hóa gốm Chăm

Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.

Người dân Cà Mau hướng về Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân Cà Mau hướng về Giỗ Tổ Hùng Vương

Hòa cùng không khí của cả nước, ngày 7/4, tại Đền thờ Vua Hùng (tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cà Mau tổ chức Lễ Giỗ Tổ Vua Hùng với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc.

Toàn cảnh Bến Lộc An – Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: vungtau.gov.vn

Vùng đất lịch sử Xuyên Mộc - thủ phủ du lịch Đông Nam Bộ

Sự kiện di tích Bến tàu không số Lộc An (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào cuối tháng 11/2024 đã khẳng định giá trị lịch sử của địa danh này. Cùng với những tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương, những năm qua, Xuyên Mộc vươn mình mạnh mẽ thành một thủ phủ du lịch của cả vùng Đông Nam Bộ.

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Tối 6/4, tại Quảng trường quận Bình Thủy (thành phố Cần Thơ), Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 chính thức khai mạc với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ”.

Ông Sok Daret, Tổng lãnh sự Campuchia tại Thành phố Hồ Chí Minh (phải) thực hiện nghi lễ tắm Phật. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN

Lễ hội Tết cổ truyền các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 6/4, tại chùa Phổ Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO) phối hợp với Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ hội đón Tết cổ truyền Bunpimay của người dân Lào, Tết Songkran của Thái Lan, Tết Chôl Chhnăm Thmây của Campuchia và Tết Thingyang của Myanmar.

Lễ hội té nước của đồng bào dân tộc Lào ở Điện Biên

Lễ hội té nước của đồng bào dân tộc Lào ở Điện Biên

Sáng 6/4, đồng bào dân tộc Lào ở bản Pa Xa Lào, xã biên giới Pa Thơm, huyện Điện Biên (Điện Biên) tổ chức Tết truyền thống Khăm bản (Hội té nước). Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của dân tộc Lào với mục đích cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng ấm no, hạnh phúc.

Các đội thi gói bánh chưng. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Hấp dẫn Hội thi bánh dân gian Nam Bộ

Trong khuôn khổ Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ, sáng 6/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ phối hợp Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội thi bánh dân gian và cây cảnh bonsai Đền Hùng Cần Thơ năm 2025.

Các đội quyết tâm thi đấu và giành chiến thắng ngay ở những vòng đua đầu tiên. Ảnh: Tạ Toàn - TTXVN

Mãn nhãn với cuộc đua bơi chải trên hồ Công viên Văn Lang

Trong khuôn khổ các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa, du lịch - Đất Tổ năm 2025, sáng 6/4, Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa Du lịch - Đất Tổ 2025 tổ chức Hội thi bơi chải mở rộng trên hồ công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ).

Bảo tồn và phát huy giá trị Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Bảo tồn và phát huy giá trị Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt không chỉ là nét đẹp văn hóa tâm linh đặc sắc mà còn thể hiện truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Việc Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại càng khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của di sản trong đời sống văn hóa của người dân.

Đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong 3 ngày

Đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong 3 ngày

Chiều 4/4, theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ban hành công văn số 1260/UBND-NC về việc chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.

Độc đáo văn chương trong Gốm Thiệp

Độc đáo văn chương trong Gốm Thiệp

Ngày 4/4/2025, triển lãm Gốm Thiệp bắt đầu mở cửa tự do cho những người yêu mỹ thuật tới thưởng lãm tại địa chỉ 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2025

Tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2025

Từ ngày 17/4 đến ngày 21/4, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4 năm 2025.

Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước

Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước

Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335). Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận bia Ma Nhai là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Phú Thọ: Hoành tráng đêm khai mạc “Sắc màu Du lịch Đất Tổ”

Phú Thọ: Hoành tráng đêm khai mạc “Sắc màu Du lịch Đất Tổ”

Tối 3/4 (tức mùng 6/3 Âm lịch), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức khai mạc chương trình "Sắc màu Du lịch Đất Tổ" và phát động hưởng ứng Chương trình kích cầu Du lịch năm 2025 với chủ đề "Phú Thọ - Đi để yêu". Đây là sự kiện tiêu biểu nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ du khách về dự Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.

Lễ hội Bạch Đằng: Tôn vinh lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc

Lễ hội Bạch Đằng: Tôn vinh lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc

Sông Bạch Đằng không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam. Đây là nơi đã diễn ra 3 trận thủy chiến vang dội, khắc ghi chiến công anh hùng của ông cha ta trong công cuộc chống ngoại xâm. Đây là lời tri ân được nhấn mạnh tại Lễ Khai hội truyền thống Bạch Đằng năm 2025 được thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng tối 3/4.

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phù điêu Kala Núi Bà (Phú Yên) thuộc nền văn hóa Chăm Pa là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTG ngày 31/12/2024. Để phát huy những giá trị văn hóa lịch sử này, tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá; đồng thời tiếp tục nghiên cứu các hiện vật khác nhằm lưu giữ, tôn vinh giá trị văn hóa Chăm Pa trong dòng chảy lịch sử địa phương.